"Cơ quan điều tra thiếu hiểu biết pháp luật!"

15-10-2011 | 09:16

(Nguoiduatin.vn) - Đó là khẳng định của luật sư Trần Đình Triển khi được hỏi về việc cơ quan điều tra từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa với lý do luật sư Trần Việt Hùng không xuất trình hợp đồng với thân chủ.

Nguoiduatin.vn đã có cuộc phỏng vấn đối với luật sư Trần Đình Triển - trưởng văn phòng luật sư Vì Dân -  về việc luật sư Trần Việt Hùng (VP luật sư Trí Việt) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bắc Ninh từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bị can với lý do yêu cầu luật sư phải cung cấp hợp đồng dịch vụ pháp lý với nội dung ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là phải ghi rõ.. số tiền thù lao.

Theo luật sư Triển, dù là một luật sư hay bất cứ ai đang bị khởi tố bị can thì theo quy định của pháp luật, luật sư được tham gia từ giai đoạn khởi tố bị can. Trừ trường hợp đối với những tội danh trong chương tội phạm về an ninh quốc gia được quy định trong bộ luật hình sự.

Luật sư Trần Đình Triển

Chỉ đối với những tội danh trong chương tội phạm về an ninh quốc gia được quy định trong bộ luật hình sự, thì cơ quan điều tra có quyền từ chối việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư ở giai đoạn điều tra.

Còn những tội danh khác không nằm trong chương tội phạm về an ninh quốc gia được quy định trong bộ

Ra mắt chuyên mục Người đưa tin Luật sư, diễn đàn của giới thực hành nghề luật Việt Nam. Chuyên mục sẽ hướng đến rộng rãi công chúng độc giả, những người cần kiến thức về pháp luật và đối tượng là các luật sư, luật gia hoạt động trong các cơ quan, tổ chức trong cả nước.

Các bài viết, ý kiến của luật sư, xin vui lòng gửi về email: [email protected].

luật hình sự, thì khi được luật sư đã thực hiện đầy đủ thủ tục, cơ quan điều tra phải cấp giấy chứng nhận bào chữa.

Ông Triển cũng cho biết, theo quy định của luật luật sư, luật sư tham gia tố tụng hoặc tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân hay tổ chức trong mọi trường hợp (trừ tội danh được quy định trong chương tội phạm về an ninh quốc gia) chỉ cần 3 loại giấy chứng nhận.

Thứ nhất là đơn mời luật sư. Thứ hai là giấy giới thiệu của Văn phòng luật sư - nơi luật sư hành nghề, nếu luật sư hành nghề tự do thì giấy giới thiệu của đoàn luật sư tỉnh thành phố nơi luật sư đó làm thành viên. Thứ ba là bản sao hoặc phô tô hoặc công chứng thẻ luật sư. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu luật sư xuất trình thẻ luật sư để đối chiếu với bản sao, bản phô tô đó. Ngoài ra, không cần phải bất cứ một loại giấy tờ gì khác.

Vị luật sư này nhấn mạnh, về hợp đồng giữa luật sư với thân chủ, đó là những thỏa thuận về mặt dân sự. Khi xảy ra tranh chấp mới phải xuất trình hợp đồng đó. Luật sư không có nghĩa vụ phải cung cấp cho bất cứ ai.

Việc cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan cảnh sát điều tra yêu cầu luật sư xuất trình hợp đồng, đó là một đòi hỏi ngoài pháp luật và trái pháp luật, không thể chấp nhận được. 

"Nếu như vậy, đó còn thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật, hoặc cố tình cản trở hoạt động của luật sư" - Luật sư Triển nói.

Vũ Xuân

Tags: luật sư, hành nghề, luật luật sư, cơ quan điều tra, giấy chứng nhận



Bình luận bạn đọc

Họ tên
Email
Mã bảo vệLấy lại
Nội dung