Ngày 10/10, tờ “Thời báo Hindustan” Ấn Độ đưa tin, tốc độ xây dựng quân sự của Trung Quốc vượt qua mọi dự đoán, khiến Mỹ và các đồng minh châu Á cảm thấy hoảng sợ, giúp cho Bộ Quốc phòng Mỹ ngăn chặn Quốc hội Mỹ cắt giảm lớn ngân sách quân sự.
Nhưng, mặc dù tố chất quân sự của quân đội Trung Quốc đã vượt dự kiến của các quan chức quân đội Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn cho rằng, khả năng thông thường của quân đội Trung Quốc vẫn ở giai đoạn khởi đầu.
|
Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) Trung Quốc đang được đại tu |
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là một tàu chiến thời kỳ Liên Xô được gọi là tàu Varyag hay Thi Lang. Sau khi trải qua cải tạo lại, chiếc tàu này đã tiến hành chạy thử đầu tiên vào tháng 7/2011.
Tin cho biết, Trung Quốc còn đang chế tạo 2 chiếc tàu sân bay nội địa khác. Nhưng phía quân đội Mỹ cho rằng, mục đích đưa ra thông tin này chủ yếu là nhằm khiến cho bên ngoài hiểu nhầm.
Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ Willard cho rằng, Trung Quốc có thể mua linh kiện từ nước ngoài để chế tạo tàu sân bay nội địa, hiện nay nói là đã lắp đặt được bộ xương tàu sân bay là còn quá sớm. Ông nói: “Tàu sân bay được mọi người nhìn thấy duy nhất và tiến hành trao đổi chỉ có Varyag. Chiếc tàu này đã chạy trên biển”.
Nhưng chiếc tàu sân bay thời kỳ Liên Xô cũ được đại tu này vẫn chưa thể phát huy toàn bộ tác dụng. Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán, trong vài năm tới Trung Quốc vẫn chưa thể triển khai có hiệu quả máy bay chiến đấu trên tàu sân bay.
Trong một bản đánh giá quân sự, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, hải quân Brazil sẵn sàng đào tạo sử dụng tàu sân bay cho Trung Quốc, nhưng khả năng của hải quân Brazil có hạn, đồng thời chương trình phát triển tàu sân bay nội địa của Brazil cũng gặp phải rất nhiều vấn đề, sẽ ảnh hưởng đến đào tạo nhân viên tàu sân bay.
|
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc |
Ngoài tàu sân bay, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc cũng bị dư luận hoài nghi. J-20 đã bay thử vào tháng 1/2011, khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang thăm Trung Quốc. Tuy Bộ Quốc phòng Mỹ đã có sự quan tâm chặt chẽ đối với máy bay tàng hình J-20, nhưng quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, J-20 không thể có khả năng tác chiến hiệu quả trước năm 2018.
Ngoài ra, bên ngoài còn bày tỏ hoài nghi về khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu J-20. Tuy hoạt động bay thử của J-20 đã phản ánh thiết kế tàng hình của loại máy bay này, nhưng không có thông tin cho biết nó có thể tránh được sự theo dõi của radar.
Một bản báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc còn đứng trước nhiều khó khăn trong sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Những trở ngại này bao gồm Trung Quốc còn chưa nắm được công nghệ sản xuất động cơ máy bay có tính năng cao.
|
Máy bay J-20 thử bay |
Hơn nữa, Trung Quốc còn chưa có khả năng triển khai các hành động quân sự liên hợp lớn. Mà khả năng này cần cho một quân đội hiện đại hóa. Quan chức tình báo hải quân mỹ cảnh báo, không nên đánh giá quá cao khả năng quân sự của Trung Quốc.
Trung tướng hải quân Mỹ David Dorset nói: “Tôi không coi quân đội Trung Quốc là người khổng lồ cao 10 thước Anh. Chúng ta còn chưa nhìn thấy Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn, phức tạp. Họ còn ở giai đoạn khởi đầu về phát triển khả năng quân sự”.
Đồng thời, quân đội Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng, muốn đến năm 2020 biến PLA trở thành một quân đội hiện đại hóa có trọng điểm hoạt động tại khu vực. Duy trì ưu thế quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cần được đầu tư các nguồn lực.
Nhưng trong tình hình cắt giảm ngân sách hiện nay, thực hiện mục tiêu này có độ khó rất lớn. Ngân sách quân sự hiện nay của Mỹ (bao gồm chi phí chiến tranh) vượt 500 tỷ USD. Trong khi đó, ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2011 tăng 12,7% so với năm 2010, đạt 600 tỷ nhân dân tệ.
Quan chức quân sự Mỹ cho rằng, PLA thiếu kinh nghiệm và trang bị lượng lớn vũ khí quân sự lỗi thời, nhưng PLA đang không ngừng thu nhỏ khoảng cách về công nghệ quân sự với một quân đội hiện đại hóa.
|
Máy bay không người lái của Trung Quốc |
Theo chuyên gia Mỹ, trong tương lai những tiến bộ công nghệ quân sự của Trung Quốc sẽ bao gồm cải thiện tính năng của tên lửa đạn đạo chống hạm, nhưng tiến bộ này sẽ ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro khi Mỹ triển khai quân sự. Song, điều này hoàn toàn không chứng minh được, Trung Quốc có thể ngăn chặn triệt để quân đội Mỹ tiến vào vùng biển phụ cận.
Bài viết cho rằng, xu thế tích cực tiến ra biển Đông và ưu thế quân sự ngày càng lớn ở eo biển Đài Loan của Trung Quốc đã gây lo ngại. Khi đối mặt với chiến lược quân sự khu vực của Trung Quốc, bên ngoài bắt đầu thảo luận ý đồ quân sự toàn cầu của nước này.
Nhưng Dorset cho rằng, Trung Quốc thực hiện mục tiêu quân sự toàn cầu cần phải đi một chặng đường dài. Trung Quốc hy vọng biến hải quân nước này thành một lực lượng quân sự toàn cầu vào giữa thế kỷ này.