Câu chuyện thương tâm về những ngày cuối cùng của ông Gaddafi
23/10/2011 09:52:32
- Sau 42 năm nắm giữ quyền lực tuyệt đối tại Libya, Đại tá Muammar Gaddafi đã phải sống những ngày cuối cùng của cuộc đời trong sự phó mặc và hoang tưởng bằng gạo tẻ và mì ống mà các vệ sĩ của ông thu lượm được từ các ngôi nhà bỏ hoang…
Câu chuyện thương tâm trên được Mansour Dhao Ibrahim, trợ lý, chỉ huy lực lượng Vệ binh nhân dân Libya và cũng là phụ tá bị bắt giữ cùng nhà lãnh đạo này kể lại.
Trốn chạy trong khốn khó nhưng không từ bỏ quyền lực
Bị phiến quân bao vây trong nhiều tuần, Đại tá Gaddafi ngày càng trở nên mất kiên nhẫn với cuộc sống trốn chạy tại thành phố Sirte. Ông ấy đã liên tục hỏi rằng: “Tại sao không có điện? Tại sao không có nước?”
Dhao, người luôn ở bên Đại tá Gaddafi trong suốt cuộc bao vây nói rằng, ông và các phụ tá khác liên tục khuyên nhà lãnh đạo này từ bỏ quyền lực hoặc rời khỏi đất nước nhưng ông và một người con trai, Mutassim, thậm chí chưa bao giờ xem xét tới lựa chọn đó.
Trốn chạy trong khốn khó nhưng không từ bỏ quyền lực
Bị phiến quân bao vây trong nhiều tuần, Đại tá Gaddafi ngày càng trở nên mất kiên nhẫn với cuộc sống trốn chạy tại thành phố Sirte. Ông ấy đã liên tục hỏi rằng: “Tại sao không có điện? Tại sao không có nước?”
Dhao, người luôn ở bên Đại tá Gaddafi trong suốt cuộc bao vây nói rằng, ông và các phụ tá khác liên tục khuyên nhà lãnh đạo này từ bỏ quyền lực hoặc rời khỏi đất nước nhưng ông và một người con trai, Mutassim, thậm chí chưa bao giờ xem xét tới lựa chọn đó.
Mansour Dhao Ibrahim, phụ tá của Đại tá Gaddafi kể lại những ngày cuối trong cuộc đời người từng là nhà lãnh đạo của ông. |
Mặc dù một số chiến binh trung thành vẫn tạo dựng cho ông hình tượng là một viên tướng hiếu chiến, được vũ trang đầy đủ súng ống trên mặt trận, nhưng thực tế ông không hề tham chiến, thay vào đó lại thích đọc sách hay thực hiện các cú liên lạc bằng điện thoại vệ tinh của mình.
“Tôi dám chắc là chưa một phát đạn nào được bắn ra”, Dhao kể lại.
Đại tá Gaddafi đã trốn chạy về Sirte hôm 22/8, đúng ngày Tripoli sụp đổ, trong một đoàn tùy tùng di chuyển qua các lữ đoàn trung thành với ông ở Tarhuna và Bani Walid. “Ông ấy rất sợ NATO”, Dhao – người gia nhập nhóm của Gaddafi một tuần sau đó cho biết.
Quyết định ở lại Sirte là của Mutassim - con trai của ông Gaddafi với lập luận rằng, thành phố đó – từ lâu được biết đến như thành trì quan trọng ủng hộ ông Gaddafi, là địa chỉ cuối cùng mà bất kỳ người nào cũng sẽ nghĩ tới.
Viên đại tá đã đến đó cùng với 10 người gồm các vệ sĩ và những phụ tá thân cận. Mutassim, người chỉ huy lực lượng trung thành với ông Gaddafi, đã di chuyển tách biệt với cha mình vì sợ rằng điện thoại vệ tinh của anh ta đã bị theo dõi.
Ngoài chiếc điện thoại, phương tiện ông Gaddafi thường sử dụng để chuyển đi những tuyên bố phát trên một kênh truyền hình ở Syria - cơ quan phát ngôn chính thức của ông, viên đại tá này hầu như bị “tách biệt với thế giới bên ngoài”, ông Dhao cho biết.
“Ông ấy không có nổi một cái máy tính và rất hiếm khi được sử dụng điện”. Đại tá Gaddafi, người từng rất tự hào đã phát động cuộc chiến tranh thần thánh giữa những người Hồi Giáo và lực lượng được phương Tây hậu thuẫn, giờ đây chỉ dành thời gian đọc Kinh Koran.
Đại tá Gaddafi đã trốn chạy về Sirte hôm 22/8, đúng ngày Tripoli sụp đổ, trong một đoàn tùy tùng di chuyển qua các lữ đoàn trung thành với ông ở Tarhuna và Bani Walid. “Ông ấy rất sợ NATO”, Dhao – người gia nhập nhóm của Gaddafi một tuần sau đó cho biết.
Quyết định ở lại Sirte là của Mutassim - con trai của ông Gaddafi với lập luận rằng, thành phố đó – từ lâu được biết đến như thành trì quan trọng ủng hộ ông Gaddafi, là địa chỉ cuối cùng mà bất kỳ người nào cũng sẽ nghĩ tới.
Viên đại tá đã đến đó cùng với 10 người gồm các vệ sĩ và những phụ tá thân cận. Mutassim, người chỉ huy lực lượng trung thành với ông Gaddafi, đã di chuyển tách biệt với cha mình vì sợ rằng điện thoại vệ tinh của anh ta đã bị theo dõi.
Ngoài chiếc điện thoại, phương tiện ông Gaddafi thường sử dụng để chuyển đi những tuyên bố phát trên một kênh truyền hình ở Syria - cơ quan phát ngôn chính thức của ông, viên đại tá này hầu như bị “tách biệt với thế giới bên ngoài”, ông Dhao cho biết.
“Ông ấy không có nổi một cái máy tính và rất hiếm khi được sử dụng điện”. Đại tá Gaddafi, người từng rất tự hào đã phát động cuộc chiến tranh thần thánh giữa những người Hồi Giáo và lực lượng được phương Tây hậu thuẫn, giờ đây chỉ dành thời gian đọc Kinh Koran.
Hậu quả cuộc không kích của NATO vào thành trì của Đại tá Gaddafi ở ngoại ô thành phố Sirte ngày 21/10/2011 |
Ông ấy từ chối những lời khẩn cầu từ bỏ quyền lực. Ông ấy thường nói rằng, theo Dhao, “đây là đất nước của tôi. Tôi đã trao quyền lực năm 1977”, ý nói rằng quyền lực thực tế đã nằm trong tay người dân Libya.
“Chúng tôi đã cố thử một lần nhưng sau đó cánh cửa đã bị đóng lại”, người phụ tá nói, nhưng cũng cho biết thêm rằng ông Gaddafi dường như cởi mở với ý tưởng từ bỏ quyền lực nhiều hơn là những người con trai của ông.
Một kết cục buồn
Trong nhiều tuần, lực lượng phiến quân đã bắn bừa bãi các vũ khí hạng nặng vào bên trong thành phố Sirte. “Đạn pháo rơi vãi khắp nơi”, Dhao miêu tả, đồng thời cho biết, một quả rocket hay đạn súng cối gì đó đã bắn trúng một trong những ngôi nhà nơi Đại tá Gaddafi đang ở làm 3 vệ sĩ của ông bị thương. Người đầu bếp đi cùng đoàn cũng bị thương, do vậy mọi người phải tự nấu ăn lấy.
Khoảng hai tuần trước, khi quân nổi dậy tấn công vào trung tâm thành phố, viên đại tá và các con trai đã bị cô lập vào hai ngôi nhà ở khu vực dân cư gọi là Quận số 2. Họ bị bao vây bởi hàng trăm tay súng phiến quân, lực lượng đã bắn vào khu vực này bằng các súng máy hạng nặng, rocket và súng cối.
“Quyết định duy nhất lúc này là sống hay chết”, ông Dhao kể. Đại tá Gaddafi đã quyết định cần phải rời bỏ khu vực đó và lên kế hoạch chạy sang một trong những ngôi nhà gần đó, nơi ông từng sinh ra.
Hôm thứ năm, một phái đoàn hơn 40 xe con được cho là đã khởi hành lúc khoảng 3 giờ sáng, nhưng do sự bất đồng giữa các tình nguyện viên trung thành nên chuyến đi đã phải hoãn lại tới lúc 8 giờ.
Cùng di chuyển trên chiếc Land Cruiser với Đại tá Gaddafi có giám đốc an ninh - một người họ hàng kiêm lái xe và ông Dhao. Trong suốt cuộc hành trình, ông Gaddafi hầu như rất ít nói.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Gaddafi chưa biết đã chết hay còn sống từ đoạn video phát đi ngày 20/10/2011 |
Nửa giờ sau đó, các máy bay chiến đấu của NATO và những tay súng phiến quân đã phát hiện ra họ. Khi một tên lửa rơi xuống gần chiếc xe, túi khí bung ra, ông Dhao, người đã bị găm phải một mảnh đạn trong loạt tấn công đó kể lại, khi ông tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong bệnh viện.
“Tôi xin lỗi về tất cả những gì đã xảy ra với Libya”, ông Dhao buồn bã nói, “từ khởi đầu cho đến kết thúc”.
Thi thể Đại tá Gaddafi, người từng ở đỉnh cao quyền lực trên 40 năm vẫn đang được lưu giữ tại nhà lạnh ở Misrata. Chính phủ lâm thời đã quyết định hoãn chôn cất vì còn tranh cãi chưa biết xử lý thi thể ông thế nào là tốt nhất.
Ông Gaddafi đã ra đi, mở ra một tương lai mới cho đất nước Bắc Phi Libya, tuy chưa biết sẽ sáng sủa hay u ám, nhưng cuộc đời ông, rõ ràng đã kết thúc một cách đáng buồn.
Minh Phạm (Theo New York Times)
.