Chuyện về những vị Hoàng đế chết vì “xuân dược”
(Phunutoday) - Ngoài ước vọng có thể mãi mãi ngự trị ngai vàng, các Hoàng đế thời xưa còn có một khao khát mãnh liệt là được tận hưởng những lạc thú của cuộc đời, đặc biệt là nữ sắc. Chính vì thế cùng với việc tìm kiếm thuốc “trường sinh bất lão”, các Hoàng đế cũng khổ công tìm kiếm các loại thuốc “xuân dược” để có thể đủ sức lực mà “hưởng thụ” hết số mỹ nữ bạt ngàn trong hậu cung. Tuy nhiên, cũng chính loại “thuốc sung sướng” đã giết chết không ít các Hoàng đế trong lịch sử đất nước đông đúc này…
Mất mạng vì dùng “xuân dược” chiều lòng mỹ nữ
Lịch sử Trung Quốc có hơn 400 vị Hoàng đế, tuy nhiên, bình quân tuổi thọ của các vị “con trời” này chỉ chưa tới 40. Ngoài những vị chết quá trẻ vì bệnh tật hoặc gặp thời loạn mà chết, những vị Hoàng đế sống trong thời “hòa bình” cũng thường nhắm mắt xuôi tay, bỏ lại “một trời nuối tiếc” khi tuổi đương ở độ “tráng niên”. Nguyên nhân đương nhiên thì có nhiều, có người chết vì bệnh đậu mùa, cũng có người chết vì bệnh lậu lại có người chết mà chẳng rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, có một nguyên nhân có can hệ rất lớn tới các vị vua Trung Quốc thời cổ đại, ấy là quá lạm dụng “xuân dược”.
Xuân dược là tên mà người Trung Quốc dùng để gọi chung cho các loại thuốc tráng dương, tăng ham muốn và khả năng tính dục. Hậu cung Hoàng đế là nơi tề tụ của những mỹ nữ xinh đẹp bậc nhất thiên hạ mà không người đàn ông nào không ham muốn. Tuy nhiên, hơn 3.000 mỹ nữ ấy ngày đêm chỉ chờ đợi “ơn mưa móc” của một người đàn ông duy nhất là Hoàng đế. Bởi vậy, để có thể “chiều lòng” tất cả những người đẹp này Hoàng đế không còn cách nào khác là phải dùng các loại thuốc tăng cường khả năng chăn gối của mình.
Tuy nhiên, rất nhiều Hoàng đế vì muốn thỏa mãn dục vọng của mình đã quá lạm dụng các loại xuân dược. Nhiều ông vua dù đã “sức tàn lực kiệt” vẫn cố dựa vào xuân dược để không phí hoài hàng ngàn những mỹ nữ trong hậu cung cuối cùng dẫn tới tử vong. Hán Thành Đế, ông vua nổi tiếng dâm dục thời nhà Hán là một ví dụ điển hình.
Chết một cách tức tưởi vì lạm dụng xuân dược nhưng nhiều người vẫn nói rằng thực ra Hán Thành Đế là một người may mắn. Một là vì ông ta là Hoàng Đế còn hai là vì vị Hoàng đế này sở hữu tới 2 trong số những mỹ nhân đẹp nhất được biết tới trong lịch sử Trung Quốc: Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức.
Với vẻ đẹp khiến đàn ông phải mê đắm và tài nghệ múa đệ nhất thiên hạ, Triệu Phi Yến được coi là một trong hai đại nhất mỹ nhân của triều đại nhà Hán. Trong khi đó, cô em Triệu Hợp Đức dù không nổi tiếng bằng chị mình nhưng theo ghi chép của các sử gia thì về nhan sắc, Hợp Đức còn có phần nhỉnh hơn cả người chị tai tiếng của mình. Triệu Phi Yến vốn là một ca nữ được công chúa An Dương em của Hán Thành Đế nhặt về nuôi từ nhỏ. Do có tài múa rất đẹp, thân hình khi mỗi khi múa nhẹ nhàng uyển chuyển giống như chim yến bay lượn trong không trung nên mới có tên là Phi Yến (chim yến bay).
Lúc bấy giờ, dù ở ngôi Hoàng đế nhưng lại là kẻ đam mê sắc dục nên Hán Thành Đế thường không chịu được cảnh chán ngán trong hậu cung. Vì vậy, Hán Thành Đế thường xuyên ăn mặc giống thường dân, đổi tên là Trương công tử rồi cùng với Phú bình hầu Trương Phóng giả làm các công tử dòng dõi quý tộc trốn ra khỏi cung tìm đến các chốn ăn chơi hưởng lạc.
Một lần, Hán Thành Đế đến nhà công chúa Dương A uống rượu, khi bữa rượu lên đến cao trào, công chúa Dương A cho gọi bọn ca nữ vào để giúp vui. Một người người con gái từ sau rèm lụa bước ra, da dẻ mỡ màng trắng trẻo, eo lưng và chân tay thon thả mềm mại như cành liễu yếu lướt theo chiều gió. Vốn bản tính háo sắc, lại đã ngà ngà say, Thành Đế nhìn cô ca nữ nọ như ngây như dại. Thành Đế càng ngây ngất khi cô ca nữ bắt đầu múa theo tiếng nhạc.
Điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển giống như một con chim yến đang nhẹ lướt trên bầu trời. Tiệc rượu kết thúc, Thành Đế bứt rứt không yên, bèn ngỏ lời với công chúa Dương A rồi cho triệu cô ca nữ nọ đem về cung, phong làm Tiệp Dư, ngày ngày cùng cô ta chìm đắm trong hoan lạc. Cô ca nữ đó, không ai khác chính là Triệu Phi Yến.
Sau một thời gian được sủng hạnh, Triệu Phi Yến lo sợ có ngày Thành Đế có ngày sẽ chán ngán mình mà tìm người khác nên đã tiến cử em gái mình là Hợp Đức với Thành Đế. Khi Hợp Đức được đưa vào cung, trong giây lát Thành Đế lại như dại ngây, không ngờ Hợp Đức còn xinh đẹp hơn Triệu Phi Yến. Người ta nói có được một mỹ nhân đã khó, nay Thành Đế lại có trong tay tới hai mỹ nhân đều thuộc loại tuyệt sắc thì còn gì sung sướng bằng.
Để “tưởng thưởng” cho Triệu Phi Yến vì công tiến cử người đẹp, Hán Thành Đế đã bất chấp mọi lời can ngăn của triều thần phong cho người đẹp họ Triệu trở thành Hoàng hậu. Cũng kể từ đó, Hán Thành Đế suốt ngày quấn quýt hoan lạc bên cạnh hai người đẹp không màng gì tới việc chính sự của triều đình nữa.
Hán Thành Đế cơ thể vốn đã không khỏe mạnh gì, trước đây lại ham sắc dục quá độ nên cơ thể ngày càng suy kiệt. Giờ đây, để có thể hưởng thụ và thỏa mãn hai người đẹp, Hán Thành Đế đã ra lệnh cho bọn thái giám trong cung tìm kiếm các loại xuân dược tốt nhất trong thiên hạ để tăng cường khả năng chăn gối cho mình. Sử sách có kể lại rằng, lúc bấy giờ có một vị đạo sỹ dâng cho Thành Đế một loại xuân dược có tên là “Thận tuất giao”. Đây là một loại thuốc xuân dược cực mạnh, chỉ cần bỏ vào nước lập tức nước sẽ sôi lên sùng sục. Muốn dùng được thuốc phải bỏ vào nước trong vòng 10 hôm mới lấy ra dùng và mỗi lần chỉ được dùng tối đa một viên.
Lúc đó, dù biết rằng loại thuốc mạnh như Thận tuất giao giống như con dao 2 lưỡi, song để chiều lòng người đẹp, Hán Thành Đế bất chấp tất cả. Lần đầu dùng thuốc, Hán Thành Đế thấy hiệu quả rất tốt, cơ thể cuồn cuộn sức sống và lần đầu tiên Hán Thành Đế có một đêm vui vẻ trọn vẹn bên người đẹp. Từ đó, ngày nào Hán Thành Đế cũng phải dùng Thận tuất giao còn nếu như không dùng thì gần như là không thể ngủ được.
Tuy nhiên, một lần, sau một bữa yến tiệc linh đình, Triệu Hợp Đức muốn đêm đó được vui vẻ trọn vẹn với Thành Đế nên đã quyết định cho vị Hoàng đế này uống tới 7 viên Thận tuất giao. Thành Đế hưng phấn quá độ, tới mức, ân ái suốt đêm mà ham muốn vẫn đầy tràn. Tuy nhiên, với một cơ thể đã tàn tạ, Thành Đế không thể nào chịu đựng được sự lao lực quá độ như vậy. Kết quả là vị thiên tử triều Đại Hán đã trút hơi thở cuối cùng ngay trong cuộc mây mưa của mình.
Một đêm “sủng hạnh” 30 người đẹp
Từ thời xa xưa các Hoàng đế Trung Quốc đã có truyền thống “ba ngày có thể không ăn nhưng một ngày không thể không có người đẹp”. Chính vì vậy, đã là Hoàng đế thì không có chuyện “tối về nằm co một mình”. Mỗi một đêm, Hoàng đế ít nhất phải sủng hạnh một phi tần. Đây không chỉ là nhu cầu của cá nhân Hoàng đế mà còn là nghĩa vụ duy trì cơ nghiệp của tổ tông.
Thành ra, nhiều vị Hoàng đế vì thân thể yếu đuối nên hưởng thụ cuộc sống của bậc đế vương chưa được bao lâu thì đã phải về với tổ tiên. Thế nhưng, Tống Độ Tông Triệu Kỳ thì không thế, vị Hoàng đế nhà Tống rất biết cách để hưởng thụ cuộc sống của một đế vương.
Sử chép, Triệu Kỳ lên bảy tuổi mới biết nói. Xét ra Kỳ là một đứa trẻ thuộc loại “chậm lớn” và như vậy nhu cầu sinh lý của Kỳ sẽ không được như người bình thường. Thế nhưng, trong chuyện nữ sắc Kỳ lại không hề thua kém bất cứ vị tổ tông nào của mình. Từ khi Triệu Kỳ còn là Thái tử, đã nổi tiếng háo sắc, sau khi lên ngôi càng đắm chìm trong sự hưởng lạc sắc dục. Vào thời bấy giờ, hậu cung có quy định, bất cứ phi tần nào trong cung nhận được sự sủng hạnh của Hoàng đế thì sáng hôm sau phải tới để cảm tạ “ơn mưa móc” của Hoàng đế. Những người đến cảm ơn sẽ được các thái giám ghi lại tường tận họ tên của từng người và ngày họ nhận được sự sủng hạnh của Hoàng đế để kiểm chứng thời gian mang thai của họ.
Theo sách “Tư trị thông giám”, năm Triệu Kỳ mới lên ngôi, có ngày, các thái giám ghi lại được tới hơn 30 phi tần tới gặp Hoàng thượng để tạ ơn. Điều đó có nghĩa là vào đêm trước đó, vị Hoàng đế triều Nam Tống đã “sủng hạnh” tới hơn 30 người. Năm Triệu Kỳ lên ngôi, tuổi mới 25, nghĩa là độ tuổi sung mãn nhất của người đàn ông.
Thêm nữa, từ một thân vương vốn không có cơ may ngồi lên ngai vàng, nay Triệu Kỳ bỗng dưng trở thành một Hoàng đế có cả “thiên hạ” trong tay, chuyện Triệu Kỳ nổi cơn dâm loạn là hoàn toàn có thể lý giải được. Tuy nhiên, những người phụ nữ trong hậu cung đều không phải là những người “phụ nữ bình thường”. Hơn ba ngàn cung tần mỹ nữ mà chỉ đợi “ơn mưa móc” của một người đàn ông thì chắc chắn nhu cầu của họ chẳng khác gì sói hổ. Thế mà Triệu Kỳ một đêm có thể sủng hạnh tới hơn 30 người, quả thực không hề tầm thường.
Tuy nhiên, cũng chính thành tích đáng nể phục này của vị thiên tử triều Tống đã khiến nhiều người phải nghi ngờ. Một đêm có 12 tiếng, Triệu Kỳ sủng hạnh tới hơn 30 người, như vậy, tính ra, mỗi một cuộc mây mưa với một mỹ nữa của Triệu Kỳ chỉ kéo dài trong vòng 24 phút. Các sử gia cho rằng, với thời gian ngắn như vậy thì chắc chắn là Triệu Kỳ đã sử dụng xuân dược để tăng cường khả năng chăn gối của mình. Thậm chí, ngay cả khi đã sử dụng xuân dược thì một đêm sủng hạnh tới hơn 30 mỹ nữ cũng vẫn là “quá sức” với một vị Hoàng đế vốn không khỏe mạnh cường tráng gì như Triệu Kỳ.
Cũng có lẽ vì thế mà Triệu Kỳ chỉ ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn 10 năm thì đã chết vì sắc dục quá độ, tuổi mới 35. Năm năm sau đó, đứa con mới lên 8 của Triệu Kỳ là Triệu Bính bị quân Nguyên Mông giết chết, nhà Nam Tống bị tiêu diệt hoàn toàn. Các sử gia đều chép, nhà Nam Tống mất trong tay của Triệu Bính nhưng thực tế, nhà Nam Tống bị tiêu diệt bởi chính cuộc sống dâm loạn quá độ của Triệu Kỳ.
Hai cha con cùng chết vì “xuân dược”
Đó là trường hợp của hai cha con vị Hoàng đế triều Minh, Minh Thế Tông và người con kế nghiệp là Minh Mục Tông. Người ta thường nói, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh vì vậy, mặc dù được chứng kiến cái chết thảm của người cha vì sắc dục quá độ và lạm dụng xuân dược thế nhưng, Minh Mục Tông rốt cuộc cũng không thể cưỡng lại được sức quyến rũ của nữ sắc. Và kết quả là cả hai cha con vị Hoàng đế Minh triều đều chết tức tưởi vì thứ thuốc kích thích tình dục.
Trong lịch sử Trung Quốc, Minh Thế Tông Chu Hậu Thông là một ông vua dâm loạn nổi danh, được đánh giá là đứng ngang hàng với bạo chúa Tùy Dạng Đế về khả năng “sáng tạo” trong việc hưởng lạc. Cũng giống như Hoàng đế nhà Tùy, Minh Thế Tông đã cho xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn chơi, dâm loạn của mình rồi đặt tên là “Báo phòng”. Tại đây, Minh Thế Tông cho nuôi rất nhiều hổ báo hung dữ đồng thời cũng tổ chức các cuộc tuyển mỹ nữ trong khắp thiên hạ để đưa tới đây.
Sau đã chán chê với các phi tần, cung nữ trong hậu cung, Chu Hậu Thông bắt đầu chơi trò đồng tính với các thái giám. Vẫn chưa đã cơn nghiện, vị Hoàng đế này lại mặc áo thường dân tìm đến các kỹ viện. Nếu như các kỹ nữ chốn lầu xanh vẫn chưa làm ông ta thỏa mãn thì tới lượt các phu nhân đại thần, thậm chí là vợ những dân thường, cho tới quả phụ sẽ bị Chu Hậu Thông dùng để thỏa mãn sự dâm loạn của mình. Người ta nói rằng, sở dĩ Chu Hậu Thông có thể dâm loạn tới mức ấy là vì ngày nào ông ta cũng sử dụng các loại thuốc kích thích.
Theo sử sách ghi chép, trong hậu cung của Chu Hậu Thông có hẳn một bộ phận chuyên việc điều chế xuân dược. Việc điều chế thuốc được thực hiện theo phương thuốc bí truyền của một đạo sỹ tên là Lương Cao Phụ do một đạo sỹ lúc đó đang được Chu Hậu Thông trọng dụng là Đào Trọng Văn tiến cử.
Theo phương thuốc bí truyền của Lương và Đào thì kinh nguyệt lần đầu tiên của các thiếu nữ ngoài công dụng kéo dài tuổi thọ còn có thể dùng làm thuốc tráng dương. Chính vì vậy, trong suốt thời gian trị vì của mình, Minh Thế Tông đã tổ chức rất nhiều đợt tuyển mỹ nữ với độ tuổi chỉ từ 11 tới 16 cốt để cho bọn Lương và Đào có “nguyên liệu” luyện thuốc.
Sử sách triều Minh chép, sau mỗi lần sử dụng loại xuân dược này, mỗi đêm, Chu Hậu Thông có thể sủng hạnh tới 10 cung phi mà vẫn “không hề suy chuyển” gì, thậm chí, càng mây mưa càng cảm thấy hưng phấn. Lúc này, hàng ngàn thiếu nữ tuổi mới 12-13 được đưa vào cung để lấy “dược liệu” cũng lần lượt được Chu Hậu Thông sủng hạnh để khỏi phí hoài.
Người ta nói rằng, có lần, sau khi uống thuốc xuân dược, ham muốn ngay lập tức trào dâng, không cách nào kiềm chế được, Chu Hậu Thông bèn túm ngay một cô cung nữ đang tụng kinh trong cung để hạ hỏa. Tuy nhiên, do cô gái này mới chỉ 13 tuổi vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành nên không thể nào chịu đựng được một ông vua dâm loạn lại dùng xuân dược như Chu Hậu Thông nên chỉ biết quỳ trên giường khóc lóc xin Hoàng đế tha tội chết.
Tuy nhiên, sử dụng xuân dược trong suốt nhiều năm trời khiến cơ thể đã già cỗi của Chu Hậu Thông càng trở nên suy kiêt. Bao nhiêu tinh huyết buổi xế chiều đều bị Chu Hậu Thông vắt kiệt vào những cuộc mây mưa với các mỹ nữ. Chính vì vậy, chỉ 9 năm sau khi gặp được vị “thần y” họ Lương, Minh Thế Tông đã chết vì ngộ độc xuân dược.
Sau khi Minh Thế Tông chết, Chu Tải Hách, con trai thứ 3 cũng là người con trai duy nhất của vị Hoàng đế hoang dâm này còn sống lên ngôi, sử gọi là Chu Mục Tông. Trên thực tế, Mục Tông không phải là đứa con được Chu Hậu Thông yêu mến. Bởi lẽ, Mục Tông quá sức nhu nhược, dè dặt. Là một hoàng tử nhưng đến một vị quan nhỏ trong triều, Tải Hách cũng không dám đắc tội.
Chính vì thế, việc Chu Hậu Thông lựa chọn truyền ngôi cho Chu Tải Hách thực ra là trong tình thế bắt buộc. Tuy nhiên, sau khi lên ngôi, những gì mà Mục Tông làm sau đó có thể sẽ khiến Chu Hậu Thông được ngậm cười nơi chín suối.
Ngay sau khi tức vị, để chứng tỏ mình là một vị minh quân và cũng là để trả thù bọn đạo sỹ đã gây ra cái chết của cha mình, Mục Tông cho đuổi hết bọn đạo sỹ ra khỏi cung. Tiếp đó, cử khâm sai đại thần tuần tra khắp 10 phủ xung quanh kinh thành trị tội bọn quan lại tham nhũng. Người ta nói rằng, sở dĩ, Mục Tông có được những hành động sáng suốt như vậy là nhờ trong triều đình lúc ấy có rất nhiều nhân tài và ai cũng hết lòng phò giúp Mục Tông. Tuy nhiên, cũng chính vì có quá nhiều nhân tài, thành ra Mục Tông bắt đầu ỷ lại công việc triều chính cho các vị đại thần tài ba của mình.
Một khi giao toàn bộ công việc triều đình cho các quan, Mục Tông bỗng trở nên nhàn rỗi. Người ta nói, nhàn cư vi bất thiện có vẻ không sai. Khi có thời gian nhàn rỗi, Mục Tông bắt đầu tìm tới các thú ăn chơi hưởng lạc. Thế rồi để thỏa mãn lạc thú và dục vọng, cũng giống như cha mình, Mục Tông bắt đầu tìm tới các loại xuân dược. Sử chép, Mục Tông vô cùng háo sắc, dùng rất nhiều xuân dược, mỗi ngày có rất nhiều các mỹ nữ hầu hạ chuyện chăn gối. Ngoài ra, trong hậu cung của Mục Tông từ bình trà cho tới long sàng, tất thảy đều có chạm khắc hình nam nữ đang ân ái để giúp Hoàng đế lấy cảm hứng.
Trước tình trạng Mục Tông ngày càng sa đọa, chìm đắm trong những cuộc ăn chơi dâm loạn, các vị đại thần trong triều đã dâng sớ can ngăn. Tuy nhiên, Mục Tông cười nói rằng, việc quốc gia đại sự ta đã giao cho các quan vì vậy rất yên tâm, còn đây là chuyện trong nhà của ta, không phiền các ngươi phải quan tâm nữa. Kể từ đó, không ai dám nói gì nữa và Mục Tông tha hồ vùi đầu vào những bữa yến tiệc và những cuộc mây mưa dâm loạn của mình.
Do sử dụng xuân dược quá độ, tới năm Long Khánh thứ 6, nghĩa là mới ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn 6 năm, Mục Tông cơ thể Mục Tông đã suy kiệt rồi ngã quỵ vì bệnh tật. Ít lâu sau đó, cũng giống như cha mình, Mục Tông chết đột ngột vì bạo bệnh. Năm đó, Mục Tông mới vừa tròn 35 tuổi. Ngai vàng nhà Minh được truyền lại cho một hoàng tử mới 9 tuổi, Chu Dực Quân, tức Minh Thần Tông sau này.
----
Theo những gì sử sách còn ghi lại thì gần như tất cả các vị Hoàng đế Trung Quốc thời xưa đều có mối quan tâm đặc biệt tới các loại thuốc trường sinh và các loại xuân dược. Cách chế biến xuân dược lúc bấy giờ cũng vô cùng kỳ lạ. Ngoài loại thuốc chế từ kinh nguyệt lần đầu của thiếu nữ (mà y học ngày nay đã khẳng định là không có tác dụng tráng dương nào), các thầy thuốc Trung Quốc thời xưa còn chế ra nhiều thứ xuân dược kỳ quái mà việc chúng có khả năng hỗ trợ xuân sự hay không đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
Chẳng hạn như thuốc “A-tô-cơ” của người Mông Cổ. Thành phần của nó gồm nhân sâm, hoa cúc tuyết, hạt sen vùi trong tuyết hàng trăm năm, mật một loài hoa vốn sống vùi dưới tuyết, chỉ ngoi lên nở vài chục năm một lần. Vị thuốc đặc biệt nhất là tinh hoàn hải cẩu và máu của loài chim trĩ kỳ lạ có thể giao phối với nhau từ đầu đến cuối mùa trăng. Mỗi cuộc “ân ái” của loài chim này kéo dài đến nỗi khi chúng mỏi chân rơi từ trên cây xuống suối, trôi đi mấy trăm dặm mà vẫn dính chặt lấy nhau.
Hoàng đế Càn Long, vị Hoàng đế nổi tiếng triều Thanh thì duy trì “sức mạnh đàn ông” của mình bằng sâm thử, loài chuột bạch được nuôi bằng nhân sâm. Chuột cái mang thai sẽ bị ngâm với loại rượu tráng dương đặc biệt đúng một năm rồi lấy ra sấy khô, tán thành bột rồi viên thành hoàn.
Vì là thuốc cho hoàng đế nên những loại xuân dược kể trên đều được chế biến quá cầu kỳ đến nỗi người thường không thể nào bắt chước nổi. Tác dụng của chúng đến đâu chưa rõ nhưng có một điều chắc chắn là khi sử dụng chúng thường xuyên để quan hệ tình dục liên tục thì sức lực con người dù dồi dào đến mấy cũng phải bị vắt kiệt và tử vong là chuyện đương nhiên. Vì vậy những trường hợp của các vị Hoàng đế trên đây có lẽ không phải là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử quốc gia này.
Đại Nam
Mất mạng vì dùng “xuân dược” chiều lòng mỹ nữ
Lịch sử Trung Quốc có hơn 400 vị Hoàng đế, tuy nhiên, bình quân tuổi thọ của các vị “con trời” này chỉ chưa tới 40. Ngoài những vị chết quá trẻ vì bệnh tật hoặc gặp thời loạn mà chết, những vị Hoàng đế sống trong thời “hòa bình” cũng thường nhắm mắt xuôi tay, bỏ lại “một trời nuối tiếc” khi tuổi đương ở độ “tráng niên”. Nguyên nhân đương nhiên thì có nhiều, có người chết vì bệnh đậu mùa, cũng có người chết vì bệnh lậu lại có người chết mà chẳng rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, có một nguyên nhân có can hệ rất lớn tới các vị vua Trung Quốc thời cổ đại, ấy là quá lạm dụng “xuân dược”.
Xuân dược là tên mà người Trung Quốc dùng để gọi chung cho các loại thuốc tráng dương, tăng ham muốn và khả năng tính dục. Hậu cung Hoàng đế là nơi tề tụ của những mỹ nữ xinh đẹp bậc nhất thiên hạ mà không người đàn ông nào không ham muốn. Tuy nhiên, hơn 3.000 mỹ nữ ấy ngày đêm chỉ chờ đợi “ơn mưa móc” của một người đàn ông duy nhất là Hoàng đế. Bởi vậy, để có thể “chiều lòng” tất cả những người đẹp này Hoàng đế không còn cách nào khác là phải dùng các loại thuốc tăng cường khả năng chăn gối của mình.
Tuy nhiên, rất nhiều Hoàng đế vì muốn thỏa mãn dục vọng của mình đã quá lạm dụng các loại xuân dược. Nhiều ông vua dù đã “sức tàn lực kiệt” vẫn cố dựa vào xuân dược để không phí hoài hàng ngàn những mỹ nữ trong hậu cung cuối cùng dẫn tới tử vong. Hán Thành Đế, ông vua nổi tiếng dâm dục thời nhà Hán là một ví dụ điển hình.
Chết một cách tức tưởi vì lạm dụng xuân dược nhưng nhiều người vẫn nói rằng thực ra Hán Thành Đế là một người may mắn. Một là vì ông ta là Hoàng Đế còn hai là vì vị Hoàng đế này sở hữu tới 2 trong số những mỹ nhân đẹp nhất được biết tới trong lịch sử Trung Quốc: Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức.
Với vẻ đẹp khiến đàn ông phải mê đắm và tài nghệ múa đệ nhất thiên hạ, Triệu Phi Yến được coi là một trong hai đại nhất mỹ nhân của triều đại nhà Hán. Trong khi đó, cô em Triệu Hợp Đức dù không nổi tiếng bằng chị mình nhưng theo ghi chép của các sử gia thì về nhan sắc, Hợp Đức còn có phần nhỉnh hơn cả người chị tai tiếng của mình. Triệu Phi Yến vốn là một ca nữ được công chúa An Dương em của Hán Thành Đế nhặt về nuôi từ nhỏ. Do có tài múa rất đẹp, thân hình khi mỗi khi múa nhẹ nhàng uyển chuyển giống như chim yến bay lượn trong không trung nên mới có tên là Phi Yến (chim yến bay).
Hán Thành Đế |
Lúc bấy giờ, dù ở ngôi Hoàng đế nhưng lại là kẻ đam mê sắc dục nên Hán Thành Đế thường không chịu được cảnh chán ngán trong hậu cung. Vì vậy, Hán Thành Đế thường xuyên ăn mặc giống thường dân, đổi tên là Trương công tử rồi cùng với Phú bình hầu Trương Phóng giả làm các công tử dòng dõi quý tộc trốn ra khỏi cung tìm đến các chốn ăn chơi hưởng lạc.
Một lần, Hán Thành Đế đến nhà công chúa Dương A uống rượu, khi bữa rượu lên đến cao trào, công chúa Dương A cho gọi bọn ca nữ vào để giúp vui. Một người người con gái từ sau rèm lụa bước ra, da dẻ mỡ màng trắng trẻo, eo lưng và chân tay thon thả mềm mại như cành liễu yếu lướt theo chiều gió. Vốn bản tính háo sắc, lại đã ngà ngà say, Thành Đế nhìn cô ca nữ nọ như ngây như dại. Thành Đế càng ngây ngất khi cô ca nữ bắt đầu múa theo tiếng nhạc.
Điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển giống như một con chim yến đang nhẹ lướt trên bầu trời. Tiệc rượu kết thúc, Thành Đế bứt rứt không yên, bèn ngỏ lời với công chúa Dương A rồi cho triệu cô ca nữ nọ đem về cung, phong làm Tiệp Dư, ngày ngày cùng cô ta chìm đắm trong hoan lạc. Cô ca nữ đó, không ai khác chính là Triệu Phi Yến.
Sau một thời gian được sủng hạnh, Triệu Phi Yến lo sợ có ngày Thành Đế có ngày sẽ chán ngán mình mà tìm người khác nên đã tiến cử em gái mình là Hợp Đức với Thành Đế. Khi Hợp Đức được đưa vào cung, trong giây lát Thành Đế lại như dại ngây, không ngờ Hợp Đức còn xinh đẹp hơn Triệu Phi Yến. Người ta nói có được một mỹ nhân đã khó, nay Thành Đế lại có trong tay tới hai mỹ nhân đều thuộc loại tuyệt sắc thì còn gì sung sướng bằng.
Để “tưởng thưởng” cho Triệu Phi Yến vì công tiến cử người đẹp, Hán Thành Đế đã bất chấp mọi lời can ngăn của triều thần phong cho người đẹp họ Triệu trở thành Hoàng hậu. Cũng kể từ đó, Hán Thành Đế suốt ngày quấn quýt hoan lạc bên cạnh hai người đẹp không màng gì tới việc chính sự của triều đình nữa.
Hán Thành Đế cơ thể vốn đã không khỏe mạnh gì, trước đây lại ham sắc dục quá độ nên cơ thể ngày càng suy kiệt. Giờ đây, để có thể hưởng thụ và thỏa mãn hai người đẹp, Hán Thành Đế đã ra lệnh cho bọn thái giám trong cung tìm kiếm các loại xuân dược tốt nhất trong thiên hạ để tăng cường khả năng chăn gối cho mình. Sử sách có kể lại rằng, lúc bấy giờ có một vị đạo sỹ dâng cho Thành Đế một loại xuân dược có tên là “Thận tuất giao”. Đây là một loại thuốc xuân dược cực mạnh, chỉ cần bỏ vào nước lập tức nước sẽ sôi lên sùng sục. Muốn dùng được thuốc phải bỏ vào nước trong vòng 10 hôm mới lấy ra dùng và mỗi lần chỉ được dùng tối đa một viên.
Lúc đó, dù biết rằng loại thuốc mạnh như Thận tuất giao giống như con dao 2 lưỡi, song để chiều lòng người đẹp, Hán Thành Đế bất chấp tất cả. Lần đầu dùng thuốc, Hán Thành Đế thấy hiệu quả rất tốt, cơ thể cuồn cuộn sức sống và lần đầu tiên Hán Thành Đế có một đêm vui vẻ trọn vẹn bên người đẹp. Từ đó, ngày nào Hán Thành Đế cũng phải dùng Thận tuất giao còn nếu như không dùng thì gần như là không thể ngủ được.
Tuy nhiên, một lần, sau một bữa yến tiệc linh đình, Triệu Hợp Đức muốn đêm đó được vui vẻ trọn vẹn với Thành Đế nên đã quyết định cho vị Hoàng đế này uống tới 7 viên Thận tuất giao. Thành Đế hưng phấn quá độ, tới mức, ân ái suốt đêm mà ham muốn vẫn đầy tràn. Tuy nhiên, với một cơ thể đã tàn tạ, Thành Đế không thể nào chịu đựng được sự lao lực quá độ như vậy. Kết quả là vị thiên tử triều Đại Hán đã trút hơi thở cuối cùng ngay trong cuộc mây mưa của mình.
Một đêm “sủng hạnh” 30 người đẹp
Từ thời xa xưa các Hoàng đế Trung Quốc đã có truyền thống “ba ngày có thể không ăn nhưng một ngày không thể không có người đẹp”. Chính vì vậy, đã là Hoàng đế thì không có chuyện “tối về nằm co một mình”. Mỗi một đêm, Hoàng đế ít nhất phải sủng hạnh một phi tần. Đây không chỉ là nhu cầu của cá nhân Hoàng đế mà còn là nghĩa vụ duy trì cơ nghiệp của tổ tông.
Thành ra, nhiều vị Hoàng đế vì thân thể yếu đuối nên hưởng thụ cuộc sống của bậc đế vương chưa được bao lâu thì đã phải về với tổ tiên. Thế nhưng, Tống Độ Tông Triệu Kỳ thì không thế, vị Hoàng đế nhà Tống rất biết cách để hưởng thụ cuộc sống của một đế vương.
Triệu Kỳ |
Sử chép, Triệu Kỳ lên bảy tuổi mới biết nói. Xét ra Kỳ là một đứa trẻ thuộc loại “chậm lớn” và như vậy nhu cầu sinh lý của Kỳ sẽ không được như người bình thường. Thế nhưng, trong chuyện nữ sắc Kỳ lại không hề thua kém bất cứ vị tổ tông nào của mình. Từ khi Triệu Kỳ còn là Thái tử, đã nổi tiếng háo sắc, sau khi lên ngôi càng đắm chìm trong sự hưởng lạc sắc dục. Vào thời bấy giờ, hậu cung có quy định, bất cứ phi tần nào trong cung nhận được sự sủng hạnh của Hoàng đế thì sáng hôm sau phải tới để cảm tạ “ơn mưa móc” của Hoàng đế. Những người đến cảm ơn sẽ được các thái giám ghi lại tường tận họ tên của từng người và ngày họ nhận được sự sủng hạnh của Hoàng đế để kiểm chứng thời gian mang thai của họ.
Theo sách “Tư trị thông giám”, năm Triệu Kỳ mới lên ngôi, có ngày, các thái giám ghi lại được tới hơn 30 phi tần tới gặp Hoàng thượng để tạ ơn. Điều đó có nghĩa là vào đêm trước đó, vị Hoàng đế triều Nam Tống đã “sủng hạnh” tới hơn 30 người. Năm Triệu Kỳ lên ngôi, tuổi mới 25, nghĩa là độ tuổi sung mãn nhất của người đàn ông.
Thêm nữa, từ một thân vương vốn không có cơ may ngồi lên ngai vàng, nay Triệu Kỳ bỗng dưng trở thành một Hoàng đế có cả “thiên hạ” trong tay, chuyện Triệu Kỳ nổi cơn dâm loạn là hoàn toàn có thể lý giải được. Tuy nhiên, những người phụ nữ trong hậu cung đều không phải là những người “phụ nữ bình thường”. Hơn ba ngàn cung tần mỹ nữ mà chỉ đợi “ơn mưa móc” của một người đàn ông thì chắc chắn nhu cầu của họ chẳng khác gì sói hổ. Thế mà Triệu Kỳ một đêm có thể sủng hạnh tới hơn 30 người, quả thực không hề tầm thường.
Tuy nhiên, cũng chính thành tích đáng nể phục này của vị thiên tử triều Tống đã khiến nhiều người phải nghi ngờ. Một đêm có 12 tiếng, Triệu Kỳ sủng hạnh tới hơn 30 người, như vậy, tính ra, mỗi một cuộc mây mưa với một mỹ nữa của Triệu Kỳ chỉ kéo dài trong vòng 24 phút. Các sử gia cho rằng, với thời gian ngắn như vậy thì chắc chắn là Triệu Kỳ đã sử dụng xuân dược để tăng cường khả năng chăn gối của mình. Thậm chí, ngay cả khi đã sử dụng xuân dược thì một đêm sủng hạnh tới hơn 30 mỹ nữ cũng vẫn là “quá sức” với một vị Hoàng đế vốn không khỏe mạnh cường tráng gì như Triệu Kỳ.
Cũng có lẽ vì thế mà Triệu Kỳ chỉ ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn 10 năm thì đã chết vì sắc dục quá độ, tuổi mới 35. Năm năm sau đó, đứa con mới lên 8 của Triệu Kỳ là Triệu Bính bị quân Nguyên Mông giết chết, nhà Nam Tống bị tiêu diệt hoàn toàn. Các sử gia đều chép, nhà Nam Tống mất trong tay của Triệu Bính nhưng thực tế, nhà Nam Tống bị tiêu diệt bởi chính cuộc sống dâm loạn quá độ của Triệu Kỳ.
Hai cha con cùng chết vì “xuân dược”
Minh Mục Tông. |
Đó là trường hợp của hai cha con vị Hoàng đế triều Minh, Minh Thế Tông và người con kế nghiệp là Minh Mục Tông. Người ta thường nói, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh vì vậy, mặc dù được chứng kiến cái chết thảm của người cha vì sắc dục quá độ và lạm dụng xuân dược thế nhưng, Minh Mục Tông rốt cuộc cũng không thể cưỡng lại được sức quyến rũ của nữ sắc. Và kết quả là cả hai cha con vị Hoàng đế Minh triều đều chết tức tưởi vì thứ thuốc kích thích tình dục.
Trong lịch sử Trung Quốc, Minh Thế Tông Chu Hậu Thông là một ông vua dâm loạn nổi danh, được đánh giá là đứng ngang hàng với bạo chúa Tùy Dạng Đế về khả năng “sáng tạo” trong việc hưởng lạc. Cũng giống như Hoàng đế nhà Tùy, Minh Thế Tông đã cho xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn chơi, dâm loạn của mình rồi đặt tên là “Báo phòng”. Tại đây, Minh Thế Tông cho nuôi rất nhiều hổ báo hung dữ đồng thời cũng tổ chức các cuộc tuyển mỹ nữ trong khắp thiên hạ để đưa tới đây.
Sau đã chán chê với các phi tần, cung nữ trong hậu cung, Chu Hậu Thông bắt đầu chơi trò đồng tính với các thái giám. Vẫn chưa đã cơn nghiện, vị Hoàng đế này lại mặc áo thường dân tìm đến các kỹ viện. Nếu như các kỹ nữ chốn lầu xanh vẫn chưa làm ông ta thỏa mãn thì tới lượt các phu nhân đại thần, thậm chí là vợ những dân thường, cho tới quả phụ sẽ bị Chu Hậu Thông dùng để thỏa mãn sự dâm loạn của mình. Người ta nói rằng, sở dĩ Chu Hậu Thông có thể dâm loạn tới mức ấy là vì ngày nào ông ta cũng sử dụng các loại thuốc kích thích.
Theo sử sách ghi chép, trong hậu cung của Chu Hậu Thông có hẳn một bộ phận chuyên việc điều chế xuân dược. Việc điều chế thuốc được thực hiện theo phương thuốc bí truyền của một đạo sỹ tên là Lương Cao Phụ do một đạo sỹ lúc đó đang được Chu Hậu Thông trọng dụng là Đào Trọng Văn tiến cử.
Minh Thế Tông |
Theo phương thuốc bí truyền của Lương và Đào thì kinh nguyệt lần đầu tiên của các thiếu nữ ngoài công dụng kéo dài tuổi thọ còn có thể dùng làm thuốc tráng dương. Chính vì vậy, trong suốt thời gian trị vì của mình, Minh Thế Tông đã tổ chức rất nhiều đợt tuyển mỹ nữ với độ tuổi chỉ từ 11 tới 16 cốt để cho bọn Lương và Đào có “nguyên liệu” luyện thuốc.
Sử sách triều Minh chép, sau mỗi lần sử dụng loại xuân dược này, mỗi đêm, Chu Hậu Thông có thể sủng hạnh tới 10 cung phi mà vẫn “không hề suy chuyển” gì, thậm chí, càng mây mưa càng cảm thấy hưng phấn. Lúc này, hàng ngàn thiếu nữ tuổi mới 12-13 được đưa vào cung để lấy “dược liệu” cũng lần lượt được Chu Hậu Thông sủng hạnh để khỏi phí hoài.
Người ta nói rằng, có lần, sau khi uống thuốc xuân dược, ham muốn ngay lập tức trào dâng, không cách nào kiềm chế được, Chu Hậu Thông bèn túm ngay một cô cung nữ đang tụng kinh trong cung để hạ hỏa. Tuy nhiên, do cô gái này mới chỉ 13 tuổi vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành nên không thể nào chịu đựng được một ông vua dâm loạn lại dùng xuân dược như Chu Hậu Thông nên chỉ biết quỳ trên giường khóc lóc xin Hoàng đế tha tội chết.
Tuy nhiên, sử dụng xuân dược trong suốt nhiều năm trời khiến cơ thể đã già cỗi của Chu Hậu Thông càng trở nên suy kiêt. Bao nhiêu tinh huyết buổi xế chiều đều bị Chu Hậu Thông vắt kiệt vào những cuộc mây mưa với các mỹ nữ. Chính vì vậy, chỉ 9 năm sau khi gặp được vị “thần y” họ Lương, Minh Thế Tông đã chết vì ngộ độc xuân dược.
Sau khi Minh Thế Tông chết, Chu Tải Hách, con trai thứ 3 cũng là người con trai duy nhất của vị Hoàng đế hoang dâm này còn sống lên ngôi, sử gọi là Chu Mục Tông. Trên thực tế, Mục Tông không phải là đứa con được Chu Hậu Thông yêu mến. Bởi lẽ, Mục Tông quá sức nhu nhược, dè dặt. Là một hoàng tử nhưng đến một vị quan nhỏ trong triều, Tải Hách cũng không dám đắc tội.
Chính vì thế, việc Chu Hậu Thông lựa chọn truyền ngôi cho Chu Tải Hách thực ra là trong tình thế bắt buộc. Tuy nhiên, sau khi lên ngôi, những gì mà Mục Tông làm sau đó có thể sẽ khiến Chu Hậu Thông được ngậm cười nơi chín suối.
Ngay sau khi tức vị, để chứng tỏ mình là một vị minh quân và cũng là để trả thù bọn đạo sỹ đã gây ra cái chết của cha mình, Mục Tông cho đuổi hết bọn đạo sỹ ra khỏi cung. Tiếp đó, cử khâm sai đại thần tuần tra khắp 10 phủ xung quanh kinh thành trị tội bọn quan lại tham nhũng. Người ta nói rằng, sở dĩ, Mục Tông có được những hành động sáng suốt như vậy là nhờ trong triều đình lúc ấy có rất nhiều nhân tài và ai cũng hết lòng phò giúp Mục Tông. Tuy nhiên, cũng chính vì có quá nhiều nhân tài, thành ra Mục Tông bắt đầu ỷ lại công việc triều chính cho các vị đại thần tài ba của mình.
Một khi giao toàn bộ công việc triều đình cho các quan, Mục Tông bỗng trở nên nhàn rỗi. Người ta nói, nhàn cư vi bất thiện có vẻ không sai. Khi có thời gian nhàn rỗi, Mục Tông bắt đầu tìm tới các thú ăn chơi hưởng lạc. Thế rồi để thỏa mãn lạc thú và dục vọng, cũng giống như cha mình, Mục Tông bắt đầu tìm tới các loại xuân dược. Sử chép, Mục Tông vô cùng háo sắc, dùng rất nhiều xuân dược, mỗi ngày có rất nhiều các mỹ nữ hầu hạ chuyện chăn gối. Ngoài ra, trong hậu cung của Mục Tông từ bình trà cho tới long sàng, tất thảy đều có chạm khắc hình nam nữ đang ân ái để giúp Hoàng đế lấy cảm hứng.
Trước tình trạng Mục Tông ngày càng sa đọa, chìm đắm trong những cuộc ăn chơi dâm loạn, các vị đại thần trong triều đã dâng sớ can ngăn. Tuy nhiên, Mục Tông cười nói rằng, việc quốc gia đại sự ta đã giao cho các quan vì vậy rất yên tâm, còn đây là chuyện trong nhà của ta, không phiền các ngươi phải quan tâm nữa. Kể từ đó, không ai dám nói gì nữa và Mục Tông tha hồ vùi đầu vào những bữa yến tiệc và những cuộc mây mưa dâm loạn của mình.
Do sử dụng xuân dược quá độ, tới năm Long Khánh thứ 6, nghĩa là mới ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn 6 năm, Mục Tông cơ thể Mục Tông đã suy kiệt rồi ngã quỵ vì bệnh tật. Ít lâu sau đó, cũng giống như cha mình, Mục Tông chết đột ngột vì bạo bệnh. Năm đó, Mục Tông mới vừa tròn 35 tuổi. Ngai vàng nhà Minh được truyền lại cho một hoàng tử mới 9 tuổi, Chu Dực Quân, tức Minh Thần Tông sau này.
----
Theo những gì sử sách còn ghi lại thì gần như tất cả các vị Hoàng đế Trung Quốc thời xưa đều có mối quan tâm đặc biệt tới các loại thuốc trường sinh và các loại xuân dược. Cách chế biến xuân dược lúc bấy giờ cũng vô cùng kỳ lạ. Ngoài loại thuốc chế từ kinh nguyệt lần đầu của thiếu nữ (mà y học ngày nay đã khẳng định là không có tác dụng tráng dương nào), các thầy thuốc Trung Quốc thời xưa còn chế ra nhiều thứ xuân dược kỳ quái mà việc chúng có khả năng hỗ trợ xuân sự hay không đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
Chẳng hạn như thuốc “A-tô-cơ” của người Mông Cổ. Thành phần của nó gồm nhân sâm, hoa cúc tuyết, hạt sen vùi trong tuyết hàng trăm năm, mật một loài hoa vốn sống vùi dưới tuyết, chỉ ngoi lên nở vài chục năm một lần. Vị thuốc đặc biệt nhất là tinh hoàn hải cẩu và máu của loài chim trĩ kỳ lạ có thể giao phối với nhau từ đầu đến cuối mùa trăng. Mỗi cuộc “ân ái” của loài chim này kéo dài đến nỗi khi chúng mỏi chân rơi từ trên cây xuống suối, trôi đi mấy trăm dặm mà vẫn dính chặt lấy nhau.
Hoàng đế Càn Long, vị Hoàng đế nổi tiếng triều Thanh thì duy trì “sức mạnh đàn ông” của mình bằng sâm thử, loài chuột bạch được nuôi bằng nhân sâm. Chuột cái mang thai sẽ bị ngâm với loại rượu tráng dương đặc biệt đúng một năm rồi lấy ra sấy khô, tán thành bột rồi viên thành hoàn.
Vì là thuốc cho hoàng đế nên những loại xuân dược kể trên đều được chế biến quá cầu kỳ đến nỗi người thường không thể nào bắt chước nổi. Tác dụng của chúng đến đâu chưa rõ nhưng có một điều chắc chắn là khi sử dụng chúng thường xuyên để quan hệ tình dục liên tục thì sức lực con người dù dồi dào đến mấy cũng phải bị vắt kiệt và tử vong là chuyện đương nhiên. Vì vậy những trường hợp của các vị Hoàng đế trên đây có lẽ không phải là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử quốc gia này.
Đại Nam
;
.