Sao cứ ép trẻ con học, trong khi học là việc cả đời?

Thứ ba 25/10/2011 16:01
(GDVN) - Tại sao cứ phải nhất thiết thúc giục gây trầm cảm cho chúng trong việc học, khi mà học tập là việc cả đời ?”.
Bài 1: Công nghệ "biến" HS cá biệt thành xuất sắc của Phần Lan

Trẻ em Phần Lan chơi nhiều hơn học


Phần Lan không hề có bảng xếp hạng, so sánh hay cạnh tranh giữa học sinh, giữa các trường hay các vùng, thậm chí, phần lớn người Phần Lan không quan tâm nhiều đến điểm số PISA (Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế, dùng để đánh giá học lực của học sinh 15 tuổi trên toàn cầu).

Thế nhưng, có tới 93% cư dân Phần Lan đều tốt nghiệp từ các trường trung học, đại học -  cao hơn cả Mỹ, 66% số người có bằng sau đại học - tỷ lệ này còn cao hơn cả Liên Minh Châu Âu (EU).

Theo ông Pasi Sahlberg, cựu giáo viên Toán – Vật Lý, hiện tại là Bộ trưởng Văn hoá – giáo dục Phần Lan cho biết: “Chúng tôi hướng dẫn các em cách học tập, chứ không phải là chăm chăm đưa ra các bài toán".

Cô giáo Maija Rintola có 20 năm kinh nghiệm dạy học. Chăm chăm nhìn bọn trẻ nô đùa, cô giáo Rintola nói: “Chơi là hoạt động rất quan trọng trong lứa tuổi này. Chúng tôi đánh giá cao các hoạt động vui chơi của bọn trẻ để từ đó uốn nắn dần nhân cách của chúng”.

Được biết, ở Phần Lan, việc học bài bắt buộc chỉ được áp dụng khi học sinh đạt 7 tuổi. Thầy Karl Louhivuori - hiệu trưởng trường Kirkkojarvi tại Espoo, một vùng ngoại ô rực rỡ ở phía Tây thủ đô Helsinki nói: “Chúng tôi không vội vàng. Bọn trẻ có thể học tốt hơn một khi chúng trong trạng thái sẵn sàng. Tại sao cứ phải nhất thiết thúc giục gây trầm cảm cho chúng trong việc học, khi mà học tập là việc cả đời ?”.

“Chơi là hoạt động rất quan trọng trong độ tuổi này”, dẫn lời cô giáo Maija Rintola. Trẻ em Phần Lan giành ít thời gian để học và chơi nhiều hơn so với trẻ em Mỹ.

Mỗi phòng học ở đây có tối đa 10 em học sinh. Cô giáo Rintola đi quanh phòng nhằm giúp cho mỗi em học sinh một khái niệm. Giáo viên ở Phần Lan đến trường ít hơn cũng như dạy học ở lớp ít hơn so với các giáo viên Mỹ. Học sinh có nhiều thời gian hơn để sinh hoạt ngoài trời, thậm chí là cả vào mùa đông. Bài tập về nhà rất ít.

Thậm chí, thành phố Espoo còn tài trợ ngân sách khoảng 82.000 Euro/năm trong cái gọi là “qũy phân biệt đối xử tích cực”, khoản ngân sách này sẽ dùng để trả cho các giáo dục viên đặc biệt một mức lương cao hơn giáo viên thường.

Chẳng hạn, có một em gái 7 tuổi đến từ Thái Lan, em không hề nói được một từ tiếng Phần Lan nào cả. Ngay lâp tức, nữ sinh này đang học toán trong một phòng học đặc biệt gọi là “Lớp học sửa soạn”, được dạy bởi một chuyên gia học thuật đa ngôn ngữ. Phòng học này được thiết kế ra nhằm giúp cho học sinh có thể học tốt ngôn ngữ trước khi bắt đầu việc học chính thức.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học ở Phần Lan đạt 93%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 75,5%.

Bình đẳng là nguyên tắc quan trọng nhất trong giáo dục Phần Lan

Mỗi trường có những mục tiêu Quốc gia riêng và thu hút sự quan tâm từ các nhà sư phạm đại học chuyên biệt. Kết quả là học sinh Phần Lan cùng có chất lượng giáo dục ưu tú cho dù họ đang sống ở vùng nông thôn hay các tại thành phố sầm uất.

Bên cạnh tiếng Phần Lan, toán học và khoa học, các học sinh năm một còn được học âm nhạc, nghệ thuật, thể thao, tôn giáo và dệt may thủ công. Tiếng Anh bắt đầu được học từ năm lớp 3, tiếng Thụy Điển từ năm lớp 4. Vào năm lớp 5, các học sinh sẽ được học về sinh học, địa lý, lịch sử, vật lý và hoá học. Đến lớp 6, trẻ em sẽ được dự một kỳ thi cấp quận và việc đó sẽ được chấp thuận khi có một giáo viên đứng lớp trực tiếp tham gia. Kết quả được công bố công khai.

Láng giềng Phần Lan là Na Uy, một quốc gia có diện tích tương đương, lại hầu như sao chép cách thức giáo dục của Mỹ. Họ sử dụng các kỳ thi chuẩn hoá và giáo viên dạy học không có bằng Thạc Sĩ. Và giống như Mỹ, chỉ số PISA của Na Uy đã được thiết lập trong khoảng giữa một thập niên qua.

Ngân sách các trường học ở Phần Lan được tài trợ công khai. Nguồn ngân sách này đến từ các văn phòng chính phủ, từ các quan chức chính phủ đến chính quyền địa phương, không nhận tài trợ từ các doanh nghiệp, lãnh tụ quân sự hay các ứng viên chính trị

“Bình đẳng là nguyên tắc quan trọng nhất trong nền giáo dục Phần Lan. Tất cả các đảng phái chính trị cả cánh tả và hữu đều nhất trí với nguyên tắc này” - dẫn lời của ông Olli Luukkainen, Chủ tịch Công đoàn giáo viên quyền lực nhất ở Phần Lan.

Chưa từng nghe có chuyện trẻ em đói khát và sống vô gia cư ở Phần Lan. Chính phủ Phần Lan cho phép phụ nữ nghỉ thai sản trong vòng 3 năm và trợ cấp hàng ngày cho các bậc cha mẹ nuôi con mọn. Giai đoạn học mầm non là khi trẻ được 5 tuổi, lúc đó hoạt động chính của bọn trẻ là chơi đùa và giao tiếp xã hội.

Thêm vào đó, nhà nước trợ cấp cho các bậc cha mẹ khoảng 150 Euro/đứa trẻ/tháng cho đến khi các em được 17 tuổi. 97% trẻ em 6 tuổi học tại các trường mầm non công lập, nơi đây bọn trẻ bắt đầu học một số chương trình giáo dục nhẹ nhàng. Nhà trường cung cấp thức ăn, chăm sóc y tế, tư vấn và dịch vụ taxi (nếu cần thiết). Chăm sóc sức khoẻ học sinh hoàn toàn miễn phí.

(Còn tiếp)
Thương Chánh (Theo SSM)