Ai lãnh sứ mạng giải cứu giao thông Hà Nội?

31/10/2011 09:35:54
- Dùng cầu sắt như một cứu cánh cho giao thông Hà Nội vào thời điểm hiện tại là ý tưởng của KTS Trần Huy Ánh. Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin đăng tải bài viết của ông.
 
Hà Nội chưa có một Quy hoạch nghiêm túc về GT đồng mức và các giao cắt lập thể nên vừa làm vừa dò dẫm. Chính vì vậy, nếu cầu tạm mà hợp lý thì để lâu, bất hợp lý thì dỡ đi, lắp lại hay điều chỉnh linh hoạt... phù hợp với lối tư duy tình thế hiện thời.
 
Hà Nội ùn tắc giao thông chủ yếu tập trung tại các tuyến vành đai, nhất là vành đai 2. Tại nút Ngã Tư Sở- Trường Chinh - Láng và Giải Phóng - Ngã Tư Vọng - Trường Chinh cầu vượt đã giải quyết tốt ùn tắc.

Cuối tháng 9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu TP.Hà Nội nghiên cứu xây dựng cầu vượt lắp ghép cho phương tiện trọng tải nhẹ (< 3 tấn) tại các nút thường xuyên ùn tắc giao thông nội đô, dành cho xe du lịch, taxi, xe mô tô, xe gắn máy, xây dựng 1-2 vị trí thí điểm, rút kinh nghiệm triển khai tiếp.

Việc ùn tắc giao thông ở Hà Nội đang tập trung chủ yếu tại các tuyến vành đai, từ vành đai 1 đến vành đai 3. Ảnh: VnMedia.
Việc ùn tắc giao thông ở Hà Nội đang tập trung chủ yếu tại các tuyến vành đai, từ vành đai 1 đến vành đai 3. Ảnh: VnMedia.

Một số đề xuất mô hình cầu vượt nhẹ đã trình bày tại HN, dự kiến thi công nhanh trong khoảng 3 tháng, kết cấu khung thép được sản xuất trong các nhà máy, chỉ mang ra lắp. Giá thành khoảng 150 -200 tỷ đồng/ cầu.

Có ý kiến cho rằng cầu tạm phải đẹp, phù hợp cảnh quan....tuy vậy bàn ra tán vào lúc này chưa cần thiết. Cầu thép bản thân nó đẹp do sự đơn giản và tối ưu hóa kết cấu, nhiều nước trên thế giới đã dùng cách này (trong chiến tranh cũng như thời bình) và nên thống nhất coi là giải pháp tạm thời.
 
Cầu sắt
Cầu sắt tại Stockhom - Thụy Điển (Ảnh TG chụp 3/10/2011-Hanoidata ST&BT)
Cầu tạm
Cầu tạm tại Stockhom - Thụy Điển (Ảnh TG chụp 3/10/2011-Hanoidata ST&BT)

Cầu tạm ắt phải thi công nhanh (tranh thủ lắp dựng vào ban đêm), lắp dựng đồng thời với khai thác, không ùn tắc trong quá trình lắp dựng. Chi phí thấp, có thể dùng lại sau khi bê tông hóa, đem lắp dựng tại nơi khác.. .
 
a
Cầu đường sắt  tại Tokyo – Nhật Bản (Ảnh TG chụp 13/10/2011-Hanoidata ST&BT)
Cầu qua đường
Cầu qua đường tại Tokyo – Nhật Bản (Ảnh TG chụp 13/10/2011-Hanoidata ST&BT)
Cái cần bàn lúc này là có nhiều mẫu phong phú, giá rẻ, phương thức thi công sáng tạo . Ngoài cầu ra cần phân luồng tuyến từ xa , thiết bị thu phí tự động để hoàn trả vốn đầu tư, như vậy mới thu hút vốn đầu tư tư nhân .
  
Cầu  mới
Cầu mới ở Tokyo – Nhật Bản (Ảnh TG chụp 13/10/2011-Hanoidata ST&BT)
Cầu cũ
Cầu cũ ở Tokyo – Nhật Bản (Ảnh TG chụp 13/10/2011-Hanoidata ST&BT)

Tốt nhất là thay vì giao cho một đơn vị tư vấn nên tổ chức thi phương án rộng rãi từ giải pháp kết cấu đến bố trí luồng tuyến và mô hình đầu tư khai thác ...Tóm lại cầu sắt là một giải pháp hay nhất, chúng ta nên làm vì chưa có thử nghiệm nào hay hơn.
     
Trần Huy Ánh - Hội viên Hội KTS VN
.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu
.