Thứ tư, 2/11/2011, 17:05 GMT+7

Nhà báo Mỹ khâm phục ý chí của cô bé Việt Nam

Một cô bé Việt Nam 14 tuổi với giấc mơ học hành mong đổi đời đã khiến nhà báo danh tiếng ở Mỹ cảm động.

Nhà báo Nick đang được các em bé Việt Nam dạy đếm bằng tiếng Việt. Ảnh: John Wood
Nhà báo Nick đang được các em bé Việt Nam dạy đếm bằng tiếng Việt. Ảnh: John Wood/Twitter

Nhà báo Nicholas D. Kristof kể rằng ông tới Việt Nam để thực hiện một dự án phim tài liệu, và lưu lại một ngôi làng nhỏ thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, Nick, tên gọi thân mật của nhà báo từng hai lần nhận giải báo chí Pulitzer danh giá, gặp một cô bé mới 14 tuổi nhưng có khát khao đèn sách lớn đến nỗi luôn thức dậy từ 3 giờ sáng mỗi ngày, để làm việc nhà rồi sau đó làm bài tập.

Cô bé Đào Ngọc Phụng rất mong muốn được theo học cả các lớp phụ đạo để nâng cao kiến thức. Gia đình Phụng hy sinh tất cả để dành dụm tiền đóng học phí cho con gái, vì họ tâm niệm rằng học tập là con đường để tìm kiếm những cơ hội đổi đời trong tương lai.

Hoàn cảnh của bé gái đang học lớp 9 rất khó khăn. Mẹ của bé mất cách đây một năm vì bệnh ung thư. Bố của bé trước đây làm nghề thợ mộc nhưng nay làm nghề tự do. Bé Phụng đang sống tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Trên trang Twitter, nhà báo Mỹ thậm chí đúc kết ngắn gọn: "Cô bé nghèo về vật chất nhưng lại quá giàu nghị lực".

Sau khi nói về trường hợp Phụng, Nick đặt ra so sánh giữa nền giáo dục Mỹ và giáo dục Việt Nam. Theo nhà báo 52 tuổi, người Mỹ đang bị tụt lại phía sau vì một nền giáo dục thiếu sự cạnh tranh. Tỷ lệ tốt nghiệp ở các trường trung học cũng như tỷ lệ học tiếp lên cao đẳng, đại học ở Mỹ hiện chỉ ngang với mức của những năm 70 thế kỷ trước. "Có quá nhiều điều chúng ta cần tiếp thu từ khát vọng học tập tại các nước châu Á", Nick kết luận.

Quan điểm của nhà báo đang làm việc cho tờ The New York Times nhận được sự chia sẻ của nhiều người. Một người có tên Susanne Sayers kể về trải nghiệm đã có được khi tới Việt Nam năm ngoái. "Tôi trò chuyện với một bà mẹ luôn một thân một mình làm mọi công việc đồng áng, tất cả là để dồn cho những đứa con của bà có thể bước chân vào các trường cao đẳng, đại học", Sayers chia sẻ.

"Bà ấy dậy từ 5 giờ sáng để làm những công việc thường nhật. Chỉ cần nghĩ tới từng ấy công việc thôi là tôi đã thấy mệt rồi, vậy mà bà ấy còn làm cả công việc tự nguyện cho làng của mình, đó là trồng đước để giữ cho bờ biển không bị xói mòn".

Khi Sayer hỏi: "Lúc nào bà mới đi ngủ?", cô nhận được câu trả lời gần như luôn giống nhau: "Ôi, khoảng nửa đêm cơ. Thỉnh thoảng sớm hơn một chút nếu tôi thấy mệt". Sayer kể rằng người phụ nữ Việt Nam ấy làm tất cả vì con, bà tự hào về chúng vì tất cả đều học giỏi. "Chúng nói với tôi rằng đó là vì tôi đã làm việc vất vả, và chúng không muốn làm tôi phải thất vọng", Sayer dẫn lại lời bà mẹ giàu nghị lực.

Nhiều thành viên khác trên Facebook thì tranh luận về giáo dục giữa hai nước. Một người có tên Mr. K's Classroom lý giải nền giáo dục Mỹ giậm chân tại chỗ từ hơn 40 năm qua vì nền giáo dục này đã lỗi thời nhưng lại có quá ít sự thay đổi. Những người trẻ tuổi ở Mỹ vẫn có khát khao học tập, nhưng họ lại quá chán nản với nền giáo dục ít đổi thay. "Hãy làm mới nền giáo dục và khơi gợi đam mê học tập của những thanh niên Mỹ", thành viên này kết luận.

Thành viên Susan Connolly thì cho rằng đam mê học tập thường không được đổi lại bằng những cơ hội việc làm ở nước Mỹ. Nếu các tập đoàn lập nên các quỹ dành cho việc học tập tại các trường đại học hơn là đốt tiền trong các tiêu dùng cá nhân, có lẽ việc học tập của các sinh viên sẽ trở nên có định hướng tốt hơn, nhằm đáp ứng các nhu cầu nhân lực thực sự của xã hội, Connolly nhận định.

Tuy nhiên, trong số hàng trăm người tham gia cuộc trao đổi trên trang Facebook của Nick, cũng có không ít thành viên bày tỏ quan điểm phản biện. Thành viên Aman Malkani tự nhận là một người châu Á và cho hay việc dành tất cả thời gian cho học hành đồng thời không được vui chơi đã ăn sâu trong nhiều thế hệ. Tại Ấn Độ, nơi Malkani sống, việc quá chú trọng vào học hành khiến nhiều người không có thời gian và cũng không được phép chơi thể thao.

Thành viên Anthony De Simone thì cho rằng ví dụ điển hình về bé Phụng mà nhà báo Nick đưa ra không chứng minh được điều gì. De Simone còn dẫn ra những tấm gương như Steve Jobs hay Bill Gates, những người làm nên sự nghiệp lẫy lừng mà không tốt nghiệp một trường đại học nào.

De Simone còn cho rằng những đứa trẻ ở Mỹ ngày nay thường dậy sớm để tới các lớp tập thể dục, để phụ giúp công việc ở các nông trại, để đi giao báo, hay để rèn luyện kỹ năng sử dụng các nhạc cụ. Tất cả những việc này đều được thực hiện trước khi tới trường. Theo đó, thành viên De Simone cho rằng trường hợp bé Phụng mà nhà báo Nick dẫn ra không thể là một dẫn chứng phù hợp để đặt ra sự so sánh về đam mê học tập ở nước Mỹ.

Phụng đang được bảo trợ bởi một chương trình của Room to Read, một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Tổ chức này tập trung vào việc bình đẳng giới và học vấn trong giáo dục. Phối hợp với các tổ chức đối tác địa phương, Room to Read phát triển các kỹ năng đọc và viết, cũng như thói quen đọc của các học sinh tiểu học. Đặc biệt, tổ chức này hỗ trợ các học sinh nữ hoàn tất chương trình trung học cơ sở với các kỹ năng sống có ích cho việc thành công trong nhà trường và xã hội.

Hôm 28/10, tổ chức Room to Read đã trao một tủ sách mới cho thư viện của trường tiểu học Ngũ Hiệp 2, tỉnh Tiền Giang. Hoạt động được tổ chức nhằm kỷ niệm sự kiện cuốn sách thứ 10 triệu mà Room to Read quyên góm được cho 12.000 thư viện tại 9 quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi.

Nhật Nam

Ý kiến bạn đọc () Sắp xếp theo:

Phải nhìn nhận lại khách quan

Phải công nhận là các bậc tiểu học - trung học thì giáo dục VN phát triển tương đối khá, nhưng lên bậc Đại học thì nền giáo dục VN đang tuột hậu sâu so với thế giới .Chất lượng đầu vào kém , chất lượng đầu ra èo uột , thiếu giảng viên giỏi , cơ sở vật chất tồi ,và tư duy giáo dục chưa bắt kịp tình hình phát triển xã hội .

Trương Thanh Tú


Nhà báo Mỹ khâm phục ý chí của cô bé Việt Nam

người tham gia cuộc trao đổi trên trang Facebook cua Nick Mr. K's Classroom lý giải nền giáo dục Mỹ giậm chân tại chỗ từ hơn 40 năm qua vì nền giáo dục này đã lỗi thời nhưng lại có quá ít sự thay đổi. Những người trẻ tuổi ở Mỹ vẫn có khát khao học tập, nhưng họ lại quá chán nản với nền giáo dục ít đổi thay. "Hãy làm mới nền giáo dục và khơi gợi đam mê học tập của những thanh niên Mỹ", thành viên này kết luận.

Sai hoan toan. Giao duc cua My rat nang dong tren rat nhieu phuong dien.

The thao da giup ich cho tinh than hoc tap rat cao va khai sang trinh do thong minh , sang tao va doan ket rat vung ben. Quoc gia nao xem nhe the thao, quoc gia ay se u li., khong bao gio tien bo.

MP


lối xã giao theo kiểu Mỹ

đây có thể chỉ là lối xã giao theo kiểu Mỹ đó là khen lịch sự mà thôi vì người Mỹ luôn có tính cạnh tranh và đố kỵ không chịu thua kém bất cứ dân tộc nào thì làm sao một nhà báo Mỹ có ngoại lệ được chứ?

theo tình thần học tập và sự đáng giá về thông minh và học tập thì một học sinh và sinh viên không nhất thiết phải dậy sớm 3 giờ sáng vì cơ thể con người cần phải ngủ đủ 8 tiếng thì cơ thể phát triển và bộ nảo mới phát huy tính dụng của nó, vì nếu có sự hiểu biết nghiên cứu và có học về psychology nhưng tiếc lấy bằng về ngành này mà có hiểu gì đâu chỉ đưa ra ý kiến tầm bậy tầm bạ show up ra vẻ ta đây, thì một con người phải có giấc ngủ đủ thì khi thức dậy bộ nảo mới có thể suy nghỉ sáng suốt và thông minh còn nếu như ngủ quá ít hoặc không ngủ đủ thì sẻ bị mệt, thần kinh lờ mờ học hành thường hay ngáp buồn ngủ và không thể phát huy hiệu quả trong học tập cũng như nghiên cứu. bỡi vậy các giảng viên hay có tật đánh giá sai sự thật thích em nào thì tin một cách mù quáng vội vàng khen lấy khen để còn ghét đứa nào thì chê bai này nọ như tệ quá, dốt quá, không có chí, không có thay đổi, khờ quá, không đậu, ....

như vậy là hành động trả thù cá nhân chứ không phải là lối dạy học, đối với những thứ giảng viên này thì nên loại nó ngay nếu không thì sẻ gây hậu quả không ra gì cho xã hội và cho tương lai, mổi lần nó có điều gì là vội vàng nó vào cuộc một bộ phim và làm như nó thánh thiện tốt bụng nhưng thực chất tại sao nó việc gì mà phải làm như vậy chứ, nó tốt hay không thì hảy để thời gian trả lời.

trần thị minh linh


góp ý

Cái ông Nick nầy, dù đã 2 lần nhận giãi Pulitzer, nhưng nhận định lần nầy giống hệt như..."người mù sờ voi"!. Bé Phụng chỉ là một trong nhiều triệu em bé ở Việt Nam : "chăm chỉ học hành"!; lý do rất đơn giản : đó là con đương "đầu tư" ngắn nhất và nhiều hy vọng nhất mà gia đình các em đã bỏ ra để "mai sau" các em (và cả gia đình các em nữa!) có một cuộc sống ...khá hơn. Kiếm miếng ăn trước đã ! việc khác tính sau ! . Ông Nick đem so sánh với nền giáo duc ở Mỹ và cho rằng...tụt hậu ! , thì quả thật ông ...ngây thơ quá ! nếu không nói là ông muốn... "lấy điểm" để thực hiện một việc khác.

HCN


Vòng xoay

Chả phải so sánh 2 nền giáo dục làm gì.Chỉ vì ở VN nghèo quá nên họ phải cố thoát thôi.Học là con dường duy nhất,chứ con mấy chú mấy bác có tí tiền.tí chức tước có học hành ra gì đâu chì biết hút chích,tụ tập đua xe. Ở đây chúng ta phải ghi nhận sự nổ lực của bản thân em Phụng chứ đừng vì một câu nói xã giao của 1 người Mỹ mà cho rằng giáo dục của ta tốt.Nếu giáo dục của ta tốt thì không có cảnh ''anh điếu cày phân luồng giao thông'' đâu. Một nền giáo dục tốt không thể cho ra những con người thiếu ý thức đươc

Điền bá Quang


doc bao so sanh khap khieng

Toi la giao vien giang day gan 30 nam o bac THPT, co 3 co dang hoc va tot nghiep Dai hoc trong va ngoai nuoc. Toi dong y o nhan dinh y chi va su vuon len trong y thuc cua moi dan Viet la tuyet voi, nhung dung so sanh tinh uu viet cua hai nen Giao duc. Vi chung ta chua thoat duoc su nang ne ve thi cu va con duongg tien than

Nguyễn Phương


kai nhin pien dien

đó chỉ là cái nhìn từ một góc! xét về các góc độ thì ở Việt Nam nền giáo dục vẫn còn là lí luận không có tính thực tiễn và khi các học viên khi tốt nghiệp ra trường không thể áp dụng vào thực tế, còn đề cao về lí thuyết. Trong khi đó các nước tư bản chú trọng đào tạo cho học viên cách làm việc theo nhóm và làm việc độc lập!

thong nguyen


thật vui và tự hào

đúng là Viêt Nam ta từ trước đến nay luôn có truyền thống hiếu học.truyền thống vãn được tiếp nối tới bây giờ và mai sau.Một cô gái 14 tuổi vói ý trí học tập rất lớn.thật đáng khâm phục em bé.đó cũng là 1 vấn đề mà các ngành chức năng trong giáo dục nước nhà cần lưu tâm và có những chính sách giáo dục tốt hơn nữa.và có chính sách tạo mọi điều kiện hỗ trợ vật chất cho các em học sinh nghèo được thỏa ước mơ đến trường.và cũng là 1 dấu hỏi cho chính sách phát triển nguồn nhân lực,nguồn lao động ở Việt Nam.bởi ở Việt Nam mọi người vẫn luôn nghĩ chỉ có học tập mới có thành công,thay đổi cuộc đời của họ.,trong khi các nước khác.họ luôn phát triển hài hòa giũa giáo dục và các chính sách lao động ngoài đại học như chính sách đào tạo nghề của họ rất hiệu quả.để giảm tải cho ngành giáo dục bậc đại học.

Nguyễn Văn Tuyển


Cố lên nhé em gái!!!!!!!!!!

Đọc được câu chuyện này, lại khiến t suy nghĩ về chính mình nhiều hơn, liệu mình đã làm được gì rồi. Có lẻ suy nghĩ được như thế nhưng mình vẫn chưa thực hiện được một điều gì trọn vẹn..........Chị rất mọng em thành công nhiều trong cuộc sống nhé "em gái Việt Nam".

lan


100 năm

Đúng là bé Nhung chỉ là 1 trường hợp cá biệt, chẳng nói lên điều gì về nền giáo dục ở Việt Nam, nếu ông nhà báo này tìm hiểu sâu về nền giáo dục và chính sách giáo dục hiện nay ở VN thì ông ấy sẽ kết luận dù có cố gắng thì nền giáo dục VN phải 100 năm nữa may ra mới đuổi kịp nền giáo dục của Mỹ

diệp nho


Nhưng...giáo dục bậc cao của VN đang tuột hậu !

Phải công nhận là các bậc tiểu học - trung học thì giáo dục VN phát triển tương đối khá, nhưng lên bậc Đại học thì nền giáo dục VN đang tuột hậu sâu so với thế giới .Chất lượng đầu vào kém , chất lượng đầu ra èo uột , thiếu giảng viên giỏi , cơ sở vật chất tồi ,và tư duy giáo dục chưa bắt kịp tình hình phát triển xã hội .

Trương Thanh Tú


HỌC NHIỀU MÀ CHĂNRG CHỊU LÀM!

Tôi hoan nghênh bé Phụng, nhưng không đồng tình với việc có quá nhiều người đi học mà không có nhiều người đi làm như hiện nay. Người Việt mình ham học mà không ham làm, học chỉ để có sự hiểu biết chứ không có áp dụng lấy nổi 5% kiến thức vào công việc. Vì học ở Việt Nam rẻ quá. Và học xong thì chẳng biết làm gì! Lẽ ra phải hạn chế trường ĐH và CĐ, tăng cường số trường dạy nghề lên thì BGD chẳng thèm để ý.

(Xin mời bạn nghe mấy đoạn hộ thoại) - Em trượt đại học rồi sao không kiếm gì mà làm? - Em ở nhà, sang năm thi tiếp. - Sang năm em thi trường gì? - Em chưa biết, cứ thi vài trường, đỗ trường nào học trường đó. - Vậy sau này em sẽ làm gì? - Em không biết. Xin được việc ở đâu thì làm ở đó. - Vậy em đi học để làm gì? - Học để đi thi. - Học để đi thi? Oh, vậy thì anh hiểu rồi.

(Phỏng vấn con một gia đình nghèo, cách đây 5 năm) * Năm năm sau. - Tốt nghiệp rồi hả? Chúc mừng em nhé! - Em muốn anh bố trí cho một công việc ở công ty anh? - OK. Chuyên môn của em là gì? - Là sao anh? - Em làm được những công việc gì? - Em không biết, em học kinh tế quốc dân. - Rồi, chuyên ngành gì? - Em học nhiều lắm... tóm lại là loanh quanh ngành kinh tế... quốc dân. - Em biết sử dụng máy tính không? - Có chứ, bố em mua máy cho em từ năm thứ nhất. - Vậy tốt rồi. Giờ soạn cho anh cái hợp đồng theo mẫu này nhé... - Em ... chưa làm word, chắc phải đi học anh ạ! - Vậy máy tính của em để làm gì? - Em nghe nhạc, chat, làm face book... - Ok, vậy em qua công ty này lấy cho anh mấy cái báo giá, phải có cả con dấu nhé! - Nhưng em... không có xe. - Không sao! Nói chị lễ tân cho em mượn một cái. - Nhưng em chưa có bằng lái xe... chắc phải đi học. - Vậy ... em xuống dưới lễ tân, anh sắp có mấy người khách qua bàn về một dự án mới, họ nói tiếng Anh. Em giao tiếp tốt chứ! - Dạ... em viết được mà nghe nói không được... chắc phải đi học... - ...X.com

(Phỏng vấn sau khi ra trường) * Hai năm sau. - Em học xong thêm chưa? Sao không thấy qua công ty? - Em đang học một lớp kĩ năng giao tiếp và trang điểm anh ạ! - Bao giờ xong? - Em mới đăng kí, chắc khoảng 3 tháng nữa. - Em định đi làm đâu chưa? - Chưa anh. Chắc em xin đi bán hàng. Mấy đứa trọ cùng em nó cũng đi bán hàng ở shop quần áo. - Em mất 7 năm để xin đi bán hàng ở shop quần áo? - Dạ! Em cũng định vậy... nhưng chắc phải học một lớp kĩ năng bán hàng. - Em học tiếp thị rượu... nhưng học xong người ta không nhận. - Sao vậy? Em ngoại hình đẹp, mà cao nữa... - Họ giới hạn tuổi dưới 25, em năm nay 26 rồi anh ạ! Chắc em về quê lấy chồng... - .....X.com (Thứ này ngày nào bạn cũng gặp hàng tá nếu bạn tuyển nhân viên)

TEP


Ý kiến

Thật tội nghiệp cho các bà mẹ Việt Nam phải làm việc vất vả nuôi con ăn học . Thật tôi nghiệp cho các trẻ em Việt Nam , vì nghèo đói nên có tuổi thơ vất vả chẳng kém gì cha mẹ. Nước Mỹ thật chẳng dễ dàng bị đánh bại , nếu không muốn nói là : Không ai , không một nước nào trên thế giới này có thể đánh bại nước Mỹ .

Phan thanh al6m


Nhà báo nói đúng

Nhà báo nói đúng. Rõ ràng thanh niên Việt Nam có đam mê học hành hơn thanh niên Mỹ. Nền giao dục Mỹ phát triển hơn VN thì ko nói làm gì rồi, nó không phải vực dậy sau chiến tranh như VN. Nhưng tự so với bản thân nó thì nó tụt hậu là điều phải công nhận. Mọi người đừng đi so sánh ngược lại với VN.

Vấn đề nền giao dục Mỹ đang đối mặt là làm sao khơi dậy đam mê học hành cho giới trẻ. Thanh niên Mỹ được hưởng một nên giáo dục tiên tiến, được hưởng phúc lợi xã hội đầy đủ. Nhưng tự thân họ không tìm thấy đam mê học hành, họ chỉ làm việc trách nhiệm, ...

Nếu các bạn có cơ hội được học hành cùng với các bạn trẻ ở trường chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An thì các bạn mới hiểu được thế nào là đam mê. Nói rằng học là cách duy nhất để thoát cảnh nghèo thì chỉ là 1 mặt thôi. Nếu không có đam mê tìm tòi thì các bạn ấy không thể vươn lên để vượt mặt các bạn có nền giáo dục cách xa mình cả chục năm. Rõ ràng nền giáo dục nào cũng có sai sót, nhưng các bạn cũng phải lạc quan, nhìn về phía trước.

Minh Nguyen


Người Việt Nam thích khen

Tôi thấy có một đặc điểm là người Việt ta rất thích được khen. Hãy nhìn vào các cuộc thi sắc đẹp quốc tế mà các người đẹp của chúng ta tham dự, trước đó họ luôn nhận được đánh giá cao, bình chọn cao qua mạng và được xem là sẽ lọt vào top này top kia nhưng dốt cuộc chúng ta chưa thật sự có một danh hiệu danh giá nào.

Hoặc như anh bóng đá, mỗi lần tham gia dự Seagame hay AFF cup, chúng ta được tung hô nào là ứng cử viên vô địch, và lấy làm thích thú lắm khi bạn bè đánh giá Việt Nam là đối thủ rất mạnh. Nếu ai để ý, mỗi trận thắng của tuyển Việt Nam thì có lẽ họ được tung lên tận mây xanh. Nhưng chúng ta nên nhận thức rằng sân chơi của chúng ta chỉ là cái ao làng của bóng đá thế giới.

Quay trở lại việc học hành, về cá nhân em Phụng là điều đáng khen không phải bàn cãi vì tinh thần học tập và vượt khó, nhưng nếu nhìn vào em để đánh giá chất lượng giáo dục của Việt Nam là một sai lầm. Có lẽ chúng ta quá hoang tưởng để không tự nhận thức rằng chúng ta là ai trong cái thế giới này, một đất nước nghèo như Việt Nam phải chăng lại là nơi cho nền giáo dục thăng hoa, phát triển.

Cao Văn Nguyên


Đâu có gì đáng nói

Nhà nghèo thức khuya dậy sớm để học đó là chuyện bình thường không có gì đặc biệt, giống như khi đánh giặc bị bao vây phải mở một con đường máu. Nếu con nhà giàu mà siêng học mới đáng nể.

An Bài


Giáo dục Việt Nam

Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bạn Điền Bá Thanh phản ánh khá chính xác thực tế tại Việt Nam. Và đúng rằng người nước ngoài (không phải chỉ có duy nhất người Mỹ) luôn luôn tìm ra 1 điểm tốt nào đó để khen ngợi đối tác của họ - đó là 1 cách giao tiếp, tạo thiện cảm thôi các bạn ạ.

Chúng ta sinh ra có mắt để nhìn, tai để nghe, chân để đi đến nơi chúng ta cần đến và đặc biệt quan trọng hơn cả là chúng là có bộ óc ĐỘC LẬP hoàn toàn để tư duy, Vì vậy chúng ta không nên vì thế mà vì 1 lời khen ngợi để tưởng mình đã giỏi, tưởng mình đã hay; có thể họ không có ý xấu mà chỉ đơn thuần là cách giao tiếp thôi (luôn luôn khen, luôn luôn nói về mặt tốt), nhưng ta cũng nên biết mình biết ta mà để mà không bị rơi vào tình trạng "bị khen đểu mà cũng không biết".

Về giáo dục ư! Xã hội Việt Nam ư! có quá nhiều cái để chúng ta bàn luận suy ngẫm, chiêm nghiệm. Tuy nhiên để có 1 môi trường tốt hơn, có lẽ tôi và cả các bạn nữa chúng ta cũng nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, khả dĩ nhất mà chúng ta có thể làm tốt nhất; bắt tay làm để cùng thay đổi. Cá nhân tôi nhận thấy có rất nhiều người xung quanh tôi khi tranh luận về 1 việc họ xác đính rất chính xác cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu nhưng khi phải ĐỐI ĐẦU với cái xấu thì họ lại không dám hoặc nếu có chăng cũng chỉ là tiếng nói phản đối yếu ớt rời rạc. Vậy ai sẽ là người làm thay đổi đây????

Không là bạn? không là tôi??? Vậy sẽ là ai????

Mọi thay đổi trong giáo dục, xã hội, văn hóa đời sống chúng ta đều bắt đầu từ chính chúng ta và sự thay đổi đó sẽ quay lại phục vụ chính chúng ta mà thôi.

Điếu Cày


Ý kiến

Bài báo của tác giả Nick này chỉ có một ý nghĩa đáng quan tâm là nghị lực của cá nhân bé Phụng trên con đường học tập. Nghị lực đó không xuất phát từ kết quả của hệ thống giáo dục chúng ta mà xuất phát từ cuộc sống nghèo vật chất của riêng gia đình bé Phụng ( cũng như rất nhiều gia đình khác có hoàn cảnh tương tự). Chỉ dùng một trường hợp như vậy để nói về giáo dục Việt Nam thật là thiếu tính thuyết phục.

Là một người Việt Nam, 31 tuổi , cũng đã từng phấn đấu và đang phấn đấu đi học để kiếm được cuộc sống tốt hơn cho bản thần nhưng thật sự thì nền giáo dục của chúng ta đang thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Một thạc sỹ tốt nghiệp trường trong nước cũng không được các công ty nước ngoài đánh giá cao bằng một người tốt nghiệp đại học từ nước ngoài về.

Còn ở bậc học phổ thông, vì sao các em học sinh phải học ở trường rồi phải học thêm ở nhà thầy cô? có phải hệ thống giáo dục của chúng ta không đủ sức dạy học sinh nên thầy cô phải dạy thêm để giúp học sinh tốt hơn? Chắc chắn là không, hệ thống giáo dục của chúng ta đang có rất nhiều điều phải bàn...

Tôi vô tình trò chuyện với một em hoc sinh lớp 12, nguyện vọng của em là thi sư phạm toán, với lý do đơn giản là vì thấy cô giáo dạy toán dạy thêm "đắt" quá, với mức thu nhập từ dạy thêm cả 100 triệu đồng một tháng nên em muốn được như cô giáo. Đây mới thực sự là một minh họa cho nền giáo dục của chúng ta. Văn Thanh

Nguyen Van Thanh


Em tôi đang học ở Mỹ

Em tôi được du học tại mỹ nhờ có học bổng toàn phần. Nó bảo rằng ở nhà không thích ngành Y nhưng sang đó thấy giáo dục tốt nên nó cố gắng học thêm văn bằng 2 ngành Y. Nó còn bảo nó thỉnh thoảng đến chơi một nhà người Mỹ vì có con của họ học cùng lớp. Bố mẹ nó dù đã đi làm nhưng cả nhà nó (Bố, mẹ, con cái) đều tìm cho mình một chỗ để học - học suốt đời.

Còn ở ta, nếu là sinh viên trường ĐH Y Hà Nội có đủ thời gian để học thêm bằng hai không. Các kỹ sư ra trường đi làm có chịu đi học thêm không? Cùng lắm là họ chọn học hệ tại chức, liên doanh để có tấm bằng thôi chứ không phải vì kiến thức.
Ở bậc phổ thông, người Việt ta học rất tốt (Học những gì nhân loại đã biết-là cơ sở khám phá cái mới), còn lên Đại học - học nghiên cứu, khám phá cái mới để đi tiên phong thì đừng so sánh với nước nào hết, nhất là Mỹ.

Nguyễn Ba Lap


Sinh Vien Viet che DH viet Nam

Con em một số gia đình trung lưu bắt đầu mơ chuyện đi du học vì nản lòng trước thực tế kém cỏi của nền giáo dục đại học trong nước.

Một số học sinh vừa tốt nghiệp trung học trong nước cho biết họ muốn tìm một chiếc ghế ở giảng đường đại học ngoại quốc, có thể là ở Bangkok, Singapore, Nhật Bản và tốt nhất là Úc, Mỹ, Anh...

Một tài liệu so sánh giữa hai nền giáo dục Úc và Việt cho thấy nước Việt Nam có 4,000 năm văn hiến nay trở thành lạc hậu và kém cỏi so với một quốc gia không phải đã xuất hiện lâu đời.

Một sinh viên tâm sự: “Tôi đọc tài liệu này nói Úc có 22 triệu dân với 39 trường đại học mà trong đó có đến 7 trường lọt vào tóp 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Việt Nam có 88 triệu dân, với hơn 300 trường đại học nhưng chưa có một trường nào được ghi tên vào danh sách 200 trường đại học hàng đầu thế giới cả.”

Có người còn cho rằng, trường sở ở Việt Nam nghèo nàn, lại thiếu giảng sư giỏi và đặc biệt là các ngành đào tạo chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của từng cá nhân. Vì vậy, theo họ, Việt Nam không thực hiện được vai trò căn bản bậc giáo dục đại học là lưu trữ và chuyển giao kiến thức cũng như tạo ra kiến thức mới cho nhu cầu phát triển xã hội.

ngodong


1, 2

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site
Tiêu điểm
Trận lụt lịch sử
ở Thái Lan
 
Việt Nam và Thế giới
- Hợp tác biển là trụ cột quan hệ Việt-Philippines
- Mỹ viện trợ nạn nhân lũ lụt Việt Nam
- Việt-Ấn tăng cường hợp tác quốc phòng
 
 
 
Giải đáp thắc mắc visa vào Mỹ (tháng 10)
Góc người Việt
 
Bài được xem nhiều nhất
 
 
 
 
Lien he quang cao