Chữ SEA viết tắt trong từ SEA Games (Southeast Asian Games) nếu dịch sang tiếng Anh còn có nghĩa là "biển". Chỉ có điều, sau nửa thế kỷ tồn tại, cái "biển" thể thao Đông Nam Á kia đang trở nên nhạt nhẽo vì cái sự... thiếu muối của chính mình!
1. Từ SEAP Games (Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á) khi ra đời, rồi trở thành SEA Games (Đại hội thể thao Đông Nam Á) sau này, chẳng thể phủ nhận vị trí và vai trò của sân chơi thể thao lớn nhất khu vực trong sự phát triển chung. Nhưng rồi qua quãng đường dài hơn nửa thế kỷ với 26 kỳ Đại hội đã và đang diễn ra, cái đấu trường lớn này dần bộc lộ ra quá nhiều sự bất cập, thậm chí là tranh cãi.
Bên cạnh cái chu kỳ khá gấp gáp - 2 năm/1 lần mà việc đăng cai chủ yếu dựa vào sự "nhiệt tình" hơn là sự quay vòng theo quy định, thì nhiều kỳ SEA Games gần đây, quy mô tổ chức thi đấu và mục tiêu chuyên môn chung luôn trở thành chủ đề nóng bỏng.
Ai cũng biết (cũng hiểu, cũng tuyên bố), SEA Games phải là bàn đạp để thể thao khu vực nâng tầm hướng tới sân chơi châu lục, thế giới, chỉ có điều sức ép trong cuộc tranh chấp huy chương cùng những quy định "mở" trong việc lựa chọn số môn thi và vai trò quá lớn của nước chủ nhà đã làm biến dạng cuộc chơi theo hướng - Từ Games (Đại hội thể thao ) sang Fesival, mà dân ta thường quen gọi là... cái hội làng.
2. Để minh chứng cho cái sự "hội hè" ấy, chỉ cần nhìn vào số môn đã được tổ chức thi đấu kể từ khi SEA Games ra đời - 53 môn! còn nhiều hơn cả ASIAD lẫn Olympic.
Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất, mà còn bởi việc không giới hạn quy mô tổ chức thi đấu và mỗi nước chủ nhà đều "sẵn sàng" đưa vào chương trình của Đại hội nhiều môn thế mạnh riêng với mục tiêu không gì khác - giành nhiều hơn số HCV, hoặc để chắc chắn đứng ngôi đầu.
Và SEA Games 26 tại Indonesia là minh chứng rõ nhất. Với 43 môn thi đấu chính thức, tranh 545 bộ huy chương, đây là kỳ Đại hội lập kỷ lục về quy mô tổ chức thi đấu. Nhưng cái việc "phình to" này có mang đến sự phát triển cho thể thao khu vực hay không thì vẫn cứ là dấu hỏi to đùng.
Hàng loạt những môn, nội dung ở các môn thể thao cơ bản trong hệ thống thi đấu Olympíc, ASIAD bị cắt bỏ, thay vào đó là những... đánh bài (Bridge), môn võ Shorinji Kempo; dù lượn (Paragliding), hay leo tường (Wall climbing) lần đầu tiên xuất hiện mà chẳng ai có thể nói chắc, SEA Games tới có còn hay không!?
Rồi dù "phình to" đến thế, thì cũng chẳng khó đoán ra cái thứ hạng chung cuộc cuối cùng - Indonesia chắc chắn sẽ đứng ngôi đầu mà cái chỉ tiêu họ đặt ra là 155 HCV có lẽ còn... kiêm tốn. Thái Lan dù đang bị ảnh hưởng bởi cơn đại hồng thủy, nhưng vẫn đủ sức đứng thứ 2. Việt Nam với thành phần đông kỷ lục được dự báo chẳng khó để xếp hạng ba và tiếp sau là những Malaysia, Philippines, Singapore...
3. Đưa SEA Games về tổ chức ở... tỉnh (Palembang - thủ phủ tỉnh Nam Sumatra) và dễ hiểu là bầu không khí Đại hội lúc này tại Indonesia vẫn nguội, chưa kể đến cơ sở vật chất thi đấu còn ngổn ngang hay cách hành xử lạ đời với bóng đá nam - môn thể thao được xem là hấp dẫn nhất trong số hơn 40 môn thi.
Tại nước chủ nhà còn thế, thì chả trách được tại sao SEA Games - cái sân chơi quá quen thuộc cũng đang trở nên "thiếu muối" người hâm mộ Việt. 70 HCV, hay tốp 3 - xét cho cùng đâu hẳn đã là thứ phải quan tâm nhiều, bởi nếu không đạt thì đó là thất bại với cả nền thể thao đang tự nhận là phát triển.
Hơn thế, TTVN cách đây 8 năm đã từng đứng cả ngôi số 1 trên sân nhà, chứ nói gì đến tốp 3 và theo chiến lược phát triển đến năm 2020, SEA Games đã không còn là mục tiêu chính, mà phải là châu lục, thế giới.
Nhưng khổ nỗi, SEA Games vẫn còn bóng đá nam - nơi mang cả giấc mơ Vàng đã dang dở của hàng thế hệ đã đi qua. TTVN sẽ chỉ thành công trọn vẹn tại kỳ SEA Games này, nếu "kèm" với thành công của đội U23 nam quốc gia.
Bởi thế, khi thầy trò HLV Falko Goetz đang thi đấu nhạt nhoà nơi xứ đảo, SEA Games càng trở nên "nhạt" dù nó còn chưa bắt đầu. Nói một cách hình ảnh hơn, TTVN cũng cần "muối" cho SEA Games, thứ "muối" mang tên bóng đá nam!
Minh Quang
U23 Indonesia đè bẹp Campuchia ngày ra quân
Thư Jakarta: Tin ở hoa hồng
Nếu U23 Việt Nam ở bảng A...
U23 Đông Timor bất ngờ quật ngã Philippines
U23 Malaysia và Singapore chia điểm ngày ra quân
Thư Jakarta: Tin ở hoa hồng
Nếu U23 Việt Nam ở bảng A...
U23 Đông Timor bất ngờ quật ngã Philippines
U23 Malaysia và Singapore chia điểm ngày ra quân
1. Từ SEAP Games (Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á) khi ra đời, rồi trở thành SEA Games (Đại hội thể thao Đông Nam Á) sau này, chẳng thể phủ nhận vị trí và vai trò của sân chơi thể thao lớn nhất khu vực trong sự phát triển chung. Nhưng rồi qua quãng đường dài hơn nửa thế kỷ với 26 kỳ Đại hội đã và đang diễn ra, cái đấu trường lớn này dần bộc lộ ra quá nhiều sự bất cập, thậm chí là tranh cãi.
Bên cạnh cái chu kỳ khá gấp gáp - 2 năm/1 lần mà việc đăng cai chủ yếu dựa vào sự "nhiệt tình" hơn là sự quay vòng theo quy định, thì nhiều kỳ SEA Games gần đây, quy mô tổ chức thi đấu và mục tiêu chuyên môn chung luôn trở thành chủ đề nóng bỏng.
SEA Games ngày càng nhạt... Ảnh: Bạch Nguyễn |
2. Để minh chứng cho cái sự "hội hè" ấy, chỉ cần nhìn vào số môn đã được tổ chức thi đấu kể từ khi SEA Games ra đời - 53 môn! còn nhiều hơn cả ASIAD lẫn Olympic.
Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất, mà còn bởi việc không giới hạn quy mô tổ chức thi đấu và mỗi nước chủ nhà đều "sẵn sàng" đưa vào chương trình của Đại hội nhiều môn thế mạnh riêng với mục tiêu không gì khác - giành nhiều hơn số HCV, hoặc để chắc chắn đứng ngôi đầu.
Và SEA Games 26 tại Indonesia là minh chứng rõ nhất. Với 43 môn thi đấu chính thức, tranh 545 bộ huy chương, đây là kỳ Đại hội lập kỷ lục về quy mô tổ chức thi đấu. Nhưng cái việc "phình to" này có mang đến sự phát triển cho thể thao khu vực hay không thì vẫn cứ là dấu hỏi to đùng.
Hàng loạt những môn, nội dung ở các môn thể thao cơ bản trong hệ thống thi đấu Olympíc, ASIAD bị cắt bỏ, thay vào đó là những... đánh bài (Bridge), môn võ Shorinji Kempo; dù lượn (Paragliding), hay leo tường (Wall climbing) lần đầu tiên xuất hiện mà chẳng ai có thể nói chắc, SEA Games tới có còn hay không!?
Rồi dù "phình to" đến thế, thì cũng chẳng khó đoán ra cái thứ hạng chung cuộc cuối cùng - Indonesia chắc chắn sẽ đứng ngôi đầu mà cái chỉ tiêu họ đặt ra là 155 HCV có lẽ còn... kiêm tốn. Thái Lan dù đang bị ảnh hưởng bởi cơn đại hồng thủy, nhưng vẫn đủ sức đứng thứ 2. Việt Nam với thành phần đông kỷ lục được dự báo chẳng khó để xếp hạng ba và tiếp sau là những Malaysia, Philippines, Singapore...
Bao nhiêu năm qua, người hâm mộ VN vẫn đau đáu giấc mơ Vàng SEA Games. Liệu các chàng trai lần này có thực hiện được sau 2 trận gây thất vọng? Ảnh: Bạch Nguyễn |
Tại nước chủ nhà còn thế, thì chả trách được tại sao SEA Games - cái sân chơi quá quen thuộc cũng đang trở nên "thiếu muối" người hâm mộ Việt. 70 HCV, hay tốp 3 - xét cho cùng đâu hẳn đã là thứ phải quan tâm nhiều, bởi nếu không đạt thì đó là thất bại với cả nền thể thao đang tự nhận là phát triển.
Hơn thế, TTVN cách đây 8 năm đã từng đứng cả ngôi số 1 trên sân nhà, chứ nói gì đến tốp 3 và theo chiến lược phát triển đến năm 2020, SEA Games đã không còn là mục tiêu chính, mà phải là châu lục, thế giới.
Nhưng khổ nỗi, SEA Games vẫn còn bóng đá nam - nơi mang cả giấc mơ Vàng đã dang dở của hàng thế hệ đã đi qua. TTVN sẽ chỉ thành công trọn vẹn tại kỳ SEA Games này, nếu "kèm" với thành công của đội U23 nam quốc gia.
Bởi thế, khi thầy trò HLV Falko Goetz đang thi đấu nhạt nhoà nơi xứ đảo, SEA Games càng trở nên "nhạt" dù nó còn chưa bắt đầu. Nói một cách hình ảnh hơn, TTVN cũng cần "muối" cho SEA Games, thứ "muối" mang tên bóng đá nam!
Minh Quang
Ý kiến của bạn
- Điện thoại không hiển thị lên trang
- Email không hiển thị lên trang
- Nội dung không quá 1000 từ, viết bằng tiếng Việt có dấu.