Báo Mỹ kêu gọi chính trị gia học tập 1 nữ sinh Việt Nam

Thứ Bảy, 12/11/2011 08:37

Trên tờ New York Times, nhà báo Mỹ Nicholas D. Kristof vừa có bài viết ca ngợi ý chí vươn lên của cô nữ sinh nghèo Đào Ngọc Phụng (ở huyện Thủ Thừa - Long An). Ông cũng kêu gọi các độc giả của mình hỗ trợ cho em Phụng và những nữ sinh như em.

Mở đầu bài báo này, nhà báo Nicholas D. Kristof làm người đọc bất ngờ khi cho biết em gái Đào Ngọc Phụng, 14 tuổi, bị suy dưỡng nhưng là chủ một hộ gia đình nghèo ở huyện Thủ Thừa - Long An. Cô bé rất nhỏ, chỉ cao chừng 1,5 m và nặng khoảng 43-44 kg.

Nhìn Phụng mỏng mảnh như vậy nhưng cô nữ sinh lớp 9 ấy cũng rất mạnh mẽ, đặc biệt là ý chí học tập của em. Phụng chăm chỉ làm bài tập về nhà đến nỗi hàng ngày em để chuông báo thức lúc 3 giờ sáng để dậy học.

Dậy sớm như vậy nhưng Phụng chui ra khỏi giường rất nhẹ nhàng để không đánh thức cậu em trai và cô em gái nằm chung giường. Sau đó, Phụng nấu cơm sáng trong khi xem lại bài vở.

Mẹ Phụng qua đời vì bệnh ung thư 1 năm trước đây, để nợ cho bốn bố con Phụng khoản nợ 20 triệu đồng. Bố em - ông Đào Văn Hiệp, là một thợ mộc. Ông rất yêu thương các con, muốn cho các con được học hành nhưng đã phải lên thành phố làm đủ các việc để trả khoản nợ. Bởi vậy, ở nhà Phụng như thể một bà mẹ khi chăm sóc các em dù chỉ là học sinh lớp 9.
 

Em Đào Ngọc Phụng (giữa) và em trai, em gái. Ảnh: Nicholas D. Kristof/New York Times

Mỗi buổi sáng, Phụng đánh thức em trai và em gái dậy. Sau khi ăn sáng, các em đến trường. Phụng phải mất một tiếng rưỡi để đạp xe đến trường. Cô bé còn đến trường sớm 20 phút để không bị muộn học.

Sau giờ học ở trường, ba chị em đi câu cá để kiếm thức ăn cho bữa tối. Phụng thường tự mình làm đủ các công việc nhà. Yêu thương em trai 9 tuổi tên Tiến và em gái tên Hương 12

Trong bài báo đăng tải trên New York Times, nhà báo Mỹ Nicholas D. Kristof cho biết nhóm hỗ trợ mang tên Room to Read vừa mới lập quỹ giúp Phụng và những nữ sinh như em. Nicholas D. Kristof kêu gọi nếu ai muốn hỗ trợ em Phụng thì có thể liên hệ với Room to Read, chi tiết xem trên blog của ông tại địa chỉ này.

tuổi nhưng Phụng sẵn sàng ra đòn để kỷ luật em. Khi em Tiến không nghe lời chị và đi chơivới một số bạn bè hư, Phụng đã lấy đánh cho em mấy roi.

Ngoài những lúc phải nặng tay để phạt em, Phụng rất hiền, nhất là mỗi khi em Tiến nhớ mẹ. “Em cố gắng an ủi em trai, nhưng có khi rồi cả ba chị em đều khóc”, Phụng kể.

Buổi tối, Phụng giúp các em học bài trước rồi mới làm bài của mình. Đôi khi đến tận 11 giờ đêm cô bé vẫn chưa đi ngủ để rồi vài tiếng sau lại tất tả dậy bắt đầu cho ngày mới. Vào các chủ nhật, Phụng “ngủ nướng” hơn một chút đến khoảng 5 giờ sáng.
 
Phụng khao khát sau này được học đại học và trở thành kế toán. Đó cũng là một ước mơ hầu như không thể thành hiện thực với một cô bé nghèo như em. Phụng nài nỉ bố em cho đi học thêm môn Toán và Anh văn. Nhưng bố em giải thích rằng không thể trả khoản tiền đó cho em, vì tính ra mỗi năm cũng phải mất tới hơn 800 ngàn đồng.

Nicholas D. Kristof viết tại các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam, việc học hành thường là một ưu tiên hàng đầu với tất cả mọi người. Với trường hợp của Phụng, bố em sẵn sàng nghỉ một ngày làm và dành tiền công của một ngày làm để mua vé xe về dự các buổi họp phụ huynh. Để so sánh, nhà báo Nicholas D. Kristof cho hay giáo viên ở các trường có học sinh hư ở Mỹ phàn nàn với ông rằng bố mẹ của các học sinh này hiếm khi xuất hiện tại các cuộc họp phụ huynh.

“Nếu tôi không đi làm, tôi chỉ mất một ít tiền” - bố em Phụng giải thích. “Nhưng nếu lũ trẻ nhà tôi bị lỡ dở học hành, chúng sẽ mất hy vọng trong cuộc sống. Tôi muốn biết các con học hành ở trường lớp thế nào... Tôi bảo với các con rằng nhà ta không có đất đai để cho các con khi con lớn lên. Vì vậy thứ duy nhất là tôi có thể cho chúng chính là sự học hành”.

Để kết bài báo, Nicholas D. Kristof viết: Cách tốt nhất để duy trì sự cạnh tranh của một quốc gia là xây dựng nguồn vốn con người. Tôi ước gì dân Mỹ, đặc biệt là các chính trị gia, có thể học tập từ Phụng để biết rằng sức mạnh lâu dài của Mỹ sẽ phụ thuộc ít vào các máy bay hơn là vào sự phát triển của các trường mẫu giáo, phụ thuộc ít vào việc đầu tư cho các vệ tinh do thám hơn là vào việc đầu tư cho các suất học bổng Pell (chương trình cấp học bổng Pell cung cấp các học bổng cho bất kỳ sinh viên đại học nào ở Mỹ đang có yêu cầu trợ cấp tài chính. Để có học bổng, sinh viên hay cha mẹ cần phải hoàn tất một đơn xin trợ cấp học tập).
Theo Xuân Vũ (Dân Trí/New York Times)
[Quay lại]
Nhập SBD hoặc Họ tên:
Chọn trường:
Điểm Lớp 10 | Điểm thi TNPT | Điểm lớp 6

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ gì về việc bỏ truyện Tấm Cám ra khỏi sách giáo khoa?
  •  Nên bỏ truyện vì nội dung bạo lực
  •  Không bỏ nhưng sửa đoạn kết
  •  Không bỏ và vẫn giữ nguyên nội dung
vote result