- "Nghề giáo đang bị một bộ phận xã hội nhìn nhận thiếu tôn trọng vì những scandal đâu đó. Nhưng với tôi, nghề này luôn cao quý vì tôi chọn suốt đời gắn với nghiệp dạy...". Cô giáo dạy toán toán Trần Thị Bích, Trường THPT Kim Anh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội chia sẻ.
Cô giáo Trần Thị Bích
Rồi cô tiếp lời, học sinh giờ tinh lắm! Các em mới là người đánh giá mình, là người gần mình nhất và có thể đánh giá giáo viên mọi mặt. Cả chuyên môn. "Do đó, mình sợ học sinh còn hơn sợ nhà trường" - cô chia sẻ.
Vì hay trò chuyện, gần gũi với học sinh, cô Hà chưa bao giờ bó tay trước học sinh chưa ngoan nào. Nhiều người hỏi "mánh", cô bảo "không có bí quyết nào". Chỉ cần bớt chút thời gian quan tâm, gần gũi, trò chuyện thì sẽ nắm bắt được tâm lý các em để có hành động đúng. 'Nói học sinh sai mà không có lý lẽ thuyết phục, các em cãi lại ngay".
Sau này trưởng thành, cậu học trò đến quán cà phê mình gây dựng. Những lời chia sẻ trước đám đông khiến cô xúc động. Em gọi bằng "cô" xưng "con" và nói: "Không có cô thì không có con ngày hôm nay. Không có Đông cafe (tên quán) như hôm nay".
"Chỉ thế thôi là tôi có động lực đứng trên bục giảng..." - cô Hà chia sẻ.
Với cô, từ trong tâm thức, nghề giáo luôn đáng quý. Nhưng muốn theo nghề thì phải thực sự tâm huyết, yêu nghề và hết lòng với học sinh. Còn nếu đặt mục tiêu kinh tế lên trên thì không thể theo được.
Nhiều người hỏi lương giáo viên không cao, tiền thưởng tết cũng không nhiều nên cũng không ít phụ huynh quý mến tặng phong bì dịp lễ. Trân trọng tấm lòng của những người làm cha làm mẹ với việc học của con mình, nhưng đã thành nguyên tắc: 23 năm nay, cô không nhận phong bì của bất cứ phụ huynh học sinh nào. Thậm chí, học sinh khó khăn, cô còn chia sẻ chút thu nhập của mình.
Cô Hà là một trong hàng trăm nhà giáo tiến tiến được ngành giáo dục Hà Nội lựa chọn tham dự lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành giáo dục Thủ đô năm 2011 tổ chức sáng 15/11.
- Kiều Oanh