Báo Vietnamnet
Cập nhật 16/11/2011 01:06:50 PM (GMT+7)
Cập nhật 16/11/2011 10:00:00 AM (GMT+7)
Go.vn

Quân đội Mỹ muốn 'ngáng chân' Trung Quốc?

Lầu Năm góc đang phát triển một khái niệm quân sự mới nhằm chống lại Trung Quốc - thông tin do tờ Washington Times đưa.

>> Mỹ thẳng thừng tuyên bố đã mất bình tĩnh với TQ/ Mỹ - Nga - Trung bàn về tương lai Iran/ Đề phòng Trung Quốc, Mỹ lập căn cứ ở Australia
Quân đội Mỹ đã ngụ ý rằng đây sẽ là phản ứng của Washington đáp trả mối đe dọa đang tăng lên từ phía Trung Quốc - thể hiện trong việc phát triển các vũ khí chống vệ tinh, các vũ khí điều khiển, tàu ngầm hạt nhân, phi cơ thuộc thế hệ thứ năm, trong đó có công nghệ "tàng hình" và chủ yếu là trong sự trỗi dậy của các tên lửa đạn đạo tầm xa của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đang hy vọng sẽ dùng các tên lửa này để đối phó với các nhóm phi cơ chuyên chở của kẻ thù tiềm năng.

Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, những yếu tố về sau đã tạo nên một nguy cơ thật sự về sự kém nổi trội của quân đội Mỹ, không chỉ ở châu Á mà còn ở những phần rộng lớn hơn trên toàn  bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tờ Washington Times dẫn lời "một nguồn tin từ quan chức cấp cao trong chính quyền Obama" - người nhận ra rằng Mỹ đang xem xét lại cách tiếp cận của họ với Trung Quốc và từ giờ trở đi, họ sẽ hành động theo tinh thần của "Chiến tranh Lạnh". Theo các chuyên gia Mỹ, điều này rõ ràng đang được xét đoán từ sự tương đồng của một khái niệm chiến lược mới của lực lượng Hải quân đối với Trung Quốc, và Hải quân Mỹ trong thời Liên bang Xô Viết. Sự hiện diện toàn cầu của Mỹ ở khắp mọi nơi trên thế giới đã phản ánh cách tiếp cận này, cho phép Mỹ đưa ra hành động kịp thời để cản trở Liên bang Xô Viết.

Mỹ có cân nhắc đặt các lực lượng hải quân của mình trong ý đồ cản trở này, bao gồm cả việc sử dụng các quân đoàn lính thủy đánh bộ. Tuy nhiên, so với việc đối phó với Liên bang Xô Viết những thời "chiến tranh lạnh" , Mỹ đã có những bước tiến rất đáng kể. Bên cạnh các kế hoạch sử dụng Không quân để tăng sức phòng vệ ở các cơ sở hải quân, bao gồm các hàng rào thủy lôi và tương tác tích cực với các tàu ngầm, khái niệm này cũng ngụ ý các hoạt động trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ngoài ra, các kế hoạch củng cố an ninh cho các nước chư hầu nằm trong nguy cơ bị tiêu diệt bởi rocket của Trung Quốc, các cuộc tấn công điều khiển từ xa nhằm vào việc làm tê liệt các thiết bị điện tử cũng đang được tính đến. Những người lập kế hoạch cho quân đội Mỹ hy vọng sẽ tóm được tên lửa ASAT của Trung Quốc trên lãnh thổ nước này, và nếu cần có thể thực hiện lệnh hủy diệt các mục tiêu quan tâm bằng cách kết hợp tấn công từ Hải quân, quân đoàn lính thủy đánh bộ và không quân.

Khái niệm này cũng bao gồm việc sử dụng tích cực phi cơ chiến đấu, bao gồm phi cơ tàng hình và các máy bay không người lái với tầm hoạt động là 1.600 km. Điều này sẽ giảm bớt thương vong, dựa trên việc gia tăng sức mạnh của không quân và lực lượng phòng không của Trung Quốc.

Tài liệu này cũng ám chỉ tới việc phát triển một loại phi cơ ném bom chiến lược có khả năng tấn công các mục tiêu ở khu vực xa Trung Quốc.

Không phải tự nhiên mà vào tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng vào năm 2014, sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và Iraq, Washington sẽ tập trung củng cố lực lượng quân sự của mình "tại châu Á".

Tuy nhiên, phải chăng là đã quá muộn cho Mỹ để bắt đầu để mắt tới Trung Quốc? Trong khi họ đã “dọn dẹp” tại khu vực Balkans và Trung Đông, thì con rồng Trung Quốc đã dang rộng tầm ảnh hưởng. Giờ đây các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang trong giai đoạn hiện đại hóa mới, cho phép họ triển khai tại khoảng cách đáng kể bên ngoài đất liền và bảo vệ các lợi ích quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà Mỹ coi là có tầm quan trọng sống còn.

Quân đội Trung Quốc giờ đây đang dựa trên thực tế là, nhờ có các kế hoạch đầy tham vọng của họ để hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm hạt nhân và tạo các nhóm chiến đấu cơ chuyên chở vào năm 2020, họ sẽ có thể tiến hành các hoạt động thậm chí bên ngoài duyên hải của Australia.

Tuy nhiên, sự tập trung của lãnh đạo Trung Quốc chủ yếu nhằm vào ba khu vực chính: bảo vệ các lợi ích quốc gia tại khu vực Hoàng Hải đang tranh cãi với Nhật bản; giành lại quyền kiểm soát Đài Loan và hất cẳng các đối thủ khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.

Trong các trường hợp đầu tiên và cuối cùng cần nói đến là các hệ thống điều khiển hydrocarbon. Với việc gia tăng tiêu thụ các loại vật liệu thô ở Trung Quốc, cuộc chiến vì những loại nguyên liệu này đang trở nên quan trọng hơn chỉ là một ý định đơn thuần đối với sự xuất hiện của một “quốc gia mạnh”.

Đây là những khu vực mà Mỹ sẽ tập trung trong những năm tới. Làm cản trở sự tăng trưởng sau này của  “con rồng Trung Hoa” là việc hoàn toàn có thể, bằng cách hạn chế các nguồn cung của họ. Mỹ sẽ làm điều đó ngay lúc này để ngăn chặn sự mở rộng tầm ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á. Trong những bối cảnh như vậy, việc tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh cũ, bao gồm Philippines và những nước khác là đương nhiên, cũng như cố gắng củng cố thêm các mối quan hệ khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không để yên cho Mỹ xây dựng các cơ sở quốc phòng nhằm vào họ. Dựa trên việc hiện đại hóa hơn nữa các lực lượng vũ trang và củng cố sức mạnh chiến lược của Trung Quốc, quốc gia này mong muốn hạn chế hết mức các kế hoạch chống Trung Quốc của Mỹ. Nói cách khác, viễn cảnh xây dựng nên một “NATO ở Đông Á” vẫn chưa rõ ràng, trong khi một số quốc gia trong khu vực có mối quan hệ rất mật thiết với Trung Quốc về mặt kinh tế và tránh đối đầu quân sự.

Thu Lượng (Theo Pravda)

 

Gửi ý kiến phản hồi
Liên hệ quảng cáo
Liên hệ quảng cáo

Thế giới 24h: Mỹ - Trung đấu khẩu

Mỹ, Trung đấu khẩu xung quanh vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ; Ấn Độ thử thành công tên lửa tầm xa; Tàu chở hàng Nga đột nhiên mất tích trên biển... là những tin nóng trong 24 giờ qua.


vietnamnet.vn
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Nhận tin RSS
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
'; ABDZone[1] = ''; rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone);