Thứ năm, 17/11/2011, 08:49 GMT+7

Làng Vòng tính chuyện bỏ nghề vì ế cốm

Từ chỗ tiêu thụ 50 - 70 cân cốm mỗi ngày, một hộ làm cốm làng Vòng giờ bán chỉ vài ba cân cũng khó sau khi đặc sản của làng dính tin đồn nhuộm phẩm màu độc hại. Người làng chán nản vì hàng ế, tính chuyện bỏ nghề.
> Khó phân biệt cốm Vòng thật với hàng nhuộm
> Phát hiện cốm nhuộm màu hóa chất độc

Những ngày gần đây, khách từng ghé thăm làng cốm Vòng (Cầu Giấy, Hà Nội) thấy không khí khác hẳn những mùa cốm năm trước. Không còn cảnh khách buôn đến chen chúc xếp hàng trong con ngõ dài và hẹp. Tiếng máy móc, tiếng xe máy ngược xuôi đi giao hàng đã vãn hẳn. Những người dân làm cốm làng Vòng thay vì luôn tay làm lụng thì tụ tập than ngắn thở dài cho qua ngày, thúng nia chồng chất ngoài bậu cửa.

Cốm làng Vòng
Người làm cốm ngày càng ít vì hàng ế ẩm. Ảnh: X.N

"Buồn lắm cô chú ạ", cô Minh, một trong 9 hộ gia đình cuối cùng còn bám trụ với nghề cốm ở làng này than thở khi đang ngồi uống nước trà trước hiên. "Nhớ những năm trước, cứ đến mùa là nhà tôi bán không nghỉ tay. Có người phải đặt hẹn, mấy hôm mới lấy được hàng mà vẫn vui vẻ. Tôi đi giao cho khách từ sáng đến tối không kịp ăn cơm. Thế mà bây giờ, ngồi không cả ngày", cô buồn bã cho biết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Sáng, một trong những hộ làm cốm chủ lực của làng Vòng cũng bị thất thu nặng nề sau "xì căng đan" về phẩm màu độc hại. Thời điểm này năm ngoái, gia đình ông bán 50 cân cốm mỗi ngày, có lúc cao điểm lên tới 70 cân. Còn hôm qua là ngày đắt khách nhất trong cả mấy tuần vừa rồi, ông cũng chỉ bán chưa đầy 6 cân. Cốm làm ra không bán được, nhà ông đem xào lên, đúc thành bánh, phần thì ăn thay cơm, phần đem biếu họ hàng, chòm xóm.

Cốm xào
Cốm làm ra không bán được, ngườ làng mang xào lên ăn thay bữa. Ảnh: XN

Không chỉ nhà cô Minh, ông Sáng, làng có 9 hộ làm cốm thì hơn nửa trong số đó cũng nghỉ dài nửa tháng nay vì hàng làm ra mà không tiêu thụ được. Giá cốm ngon trước đây cũng phải 250.000 đồng mỗi cân, giờ giảm xuống 200.000 đồng vẫn khó bán. Trong khi giá lúa nhập cũng đã gần bằng số tiền đó.

Việc ế ẩm ngay giữa mùa cốm đã làm ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình. Chị Thìn, con dâu ông Sáng chia sẻ nhà có 3 đứa con, học hành, ăn uống, sinh hoạt đều từ hạt cốm mà ra. "Giờ cả nhà ngồi chơi dài mãi rồi cũng hết tiền, rồi mai kia lấy đâu cho con đóng học", chị vừa ôm đứa con út mới 3 tháng tuổi vừa thở than.

Trước đây, nhà nào làm cốm cũng tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya. Bây giờ khách không có, người làng bỏ không làm nữa, "nhàn cư vi bất thiện" lại sinh ra cờ bạc, tệ nạn, anh Đức Tiến, một người dân làng Vòng chia sẻ.

Đau đáu với cốm hơn nửa thế kỷ nay, ông Sáng cho biết nghề này vốn lấy công làm lãi và chỉ truyền cho con trai. Trải qua bao nhiêu biến cố, từ chỗ cả làng làm cốm, đến giờ chỉ còn 9 nhà. Lần này, thông tin cốm làng Vòng có phẩm màu, hóa chất độc hại một lần nữa như ngõ cụt chắn lối giữ nghề. Khi khách không có, người làng vì miếng cơm mang áo buộc phải nghĩ đến chuyện chuyển nghề, tính kế sinh nhai.

Nhà có chút vốn thì xây chồng thêm tầng để làm phòng cho sinh viên thuê, người nào không có vốn, lại không có bằng cấp gì thì đi làm phụ hồ. Các bà các cô thì than ngắn thở dài vì chưa biết chọn nghề gì cho phù hợp.

"Xây nhà cho thuê, rồi đi phụ hồ cũng sống được qua ngày thôi, nhưng rồi cốm Hà Nội sẽ chỉ còn là tiếng vang, đời này không làm thì đời sau lấy gì mà kế tục. Tôi chỉ e đến một ngày cốm làng Vòng sẽ chỉ còn là địa danh gợi nhớ về một loại đặc sản xưa cũ, rồi Hà Nội sẽ mất một nét văn hóa đặc trưng từ bao đời", ông Sáng giãi bày.

Với lo ngại đó nên hiện nay, dù mỗi ngày dù chỉ bán bằng một phần mười mọi năm, gia đình ông Sáng vẫn quyết bám trụ lấy nghề. Ông hy vọng sang vụ sau, mọi người sẽ không quay lưng lại với cốm, rồi nghề cốm sẽ được khôi phục.

Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước tin cốm làng Vòng, một đặc sản lâu đời của đất Hà Thành chứa hóa chất nhuộm màu độc hại. Không chỉ là lời đồn, theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, hai mẫu cốm lấy từ hai hộ sản xuất ở làng này chứa Malachite Green, một hóa chất độc hại từ lâu đã bị cấm sử dụng.

Thông thường, người ta thường dùng lá dong riềng hay lá lúa non rửa sạch, giã nát, đun sôi, lấy nước cô lại thành chất nhuộm màu tự nhiên, đem lại cho cốm màu xanh nhạt bắt mắt. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra trên đã cho thấy một số người đã chuyển sang dùng phẩm màu để tiết kiệm thời gian, công sức.

Thanh Bình - Xuân Ngọc

Ý kiến bạn đọc () Sắp xếp theo:

Dân làng Vòng khóc ròng vì ế cốm

gieo nhân nào gặt quả đấy. kêu ca gì, còn phải phạt nặng ấy chứ...

( bem bem )

Tự mình giết mình thôi

Tôi rất thích cốm, họ hàng bạn bè của tôi cũng rất thích, mỗi dịp đi công tác hay đi du lịch tôi thường chọn cốm làm quà, những nghe tin Cốm có phẩm màu độc hại tôi cũng đành từ bỏ.

Đây thực sự là bài học đắt giá cho những người làm Cốm và cả các ngành nghề khác liên quan đến thực phẩm và sức khoẻ người sử dụng. Rút kinh nghiệm, làm đúng theo những gì từ ngàn xưa đã làm, hữu xạ tự nhiên hương, khách sẽ lại tìm về với Cốm thôi.

( Tuấn Anh )

Tự làm tự chịu

Vấn đề là làm ăn gian dối, không trung thực thì phải bỏ nghề thôi, chả nhẽ lại truyền lại công thức nhuộm phẩm màu gia truyền cho con cháu???

( Van )

Trách người phải nghĩ đến ta

Tại sao cốm làng Vòng ngon thế mà lại bị mai một, chỉ vì người sản xuất đã chạy theo lợi nhận trước mắt bỏ qua sức khỏe cộng đồng nên mới có nông nỗi. Bệnh viên năm nay chưa xây thêm được một cái, còn con số người bệnh đã tăng lên gấp 100 lần. Vì sao. Người sản xuất cốm hãy tự cứu mình đi, cốm không xanh nhưng giữ được hương vị, mềm, chúng tôi sẵn sàng sử dụng, thị trường là ở trong tay người sản xuất, hãy bắt đầu lại đường than vắn thở dài nữa

( Hương )

đóng góp ý kiến

theo thôi các cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra xem thực hư chuyện cốm làng Vòng có chất nhuộm màu hay không để đi đến kết luận. sau đó có thể đưa các thông tin chính xác khi điều tra xong thực hư thế lên các thông tin đại chúng để tránh thiệt hại chi người dân làm nghề này.

( nguyễn Mạnh Huấn )

Đây là hệ quả của việc làm ăn bát nháo

Đọc qua bài báo thì có thể cảm thông với tình cảnh của các hộ làm cốm Làng Vòng, tuy nhiên, đây lại là cái giá phải trả cho việc chế biến thực phẩm bát nháo nói riêng và các làng nghề nói chung trong thời gian dài vừa qua. Trong thời buổi làm ăn kinh tế hiện nay, người ta nỗ lực và chú trọng tạo dựng thương hiệu của SP của mình còn chưa ăn thua huống hồ chụp giật cái lợi trước mắt, dần dần thì người tiêu dùng cũng sẽ biết và quay lưng lại thôi. Đây là bài học cho cách làm kinh tế kiểu ăn sổi ở ta.

( Quách Tỉnh )

Người tiêu dùng tẩy chay hàng độc hại, kém chất lượng là cấn thiết

Việc cốm làng Vòng bị tẩy chay là một dấu hiệu tốt. Có như vậy các nhà sản xuất mới thấm thía việc gây dựng uy tín, chất lượng. Bảo vệ người tiêu dùng cũng chính là bảo vệ người sản xuất. Mong rằng đây là bài học tốt cho tất cả những người kinh doanh.

( Vũ )

Đừng tự phản bội lại thương hiệu cốm Vòng

Tôi là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đặc biệt yêu thích món cốm và tự hào với món đặc sản Hà Nội này. Nhưng khi biết người làm cốm có sử dụng hóa phẩm độc hại thì tôi cũng không dám ăn nữa. Đây là bài học lớn cho những người làm ra cốm: đừng tự phản bội lại thương hiệu của mình vì lợi ích trước mắt. Hi vọng mùa tới sẽ lại được thưởng thức món cốm sạch.

( Nguyễn Thị Hương )

CON SAU LAM RAU NOI CANH

đúng la một con sâu làm rầu nồi canh mà, thật khốn khổ cho một làng nghề truyền thống, thiết nghĩ nên giải oan cho những hộ còn lại để người ta còn làm ăn buôn bán.

( MEOCON )

than thở gì

Làm ăn gian dối thỉ phải chịu hậu quả thôi, than thở cái gì, 1 bài học lớn cho mọi ngành nghề. Còn nếu cho rằng con sâu làm rầu nồi canh thì ngay từ đầu cả làng phải giết con sâu đó chứ, chờ ai làm giùm ?

( vân )

Khóc lóc gì

Khóc lóc gì, làm ăn mà nguy hiểm đến sức khoẻ của cộng đồng vậy thì cấm luôn đi. Các ông an toàn vệ sinh thực phẩm đâu để làm gì?

( Hoang Van )

Tự làm tự chịu

Đã làm không đúng quy trình, dùng bột màu công nghiệp độc hại mà còn bày đặt lo sẽ bị mai một. Chẳng lẽ đem tính mạng người khác ra để nuôi làng nghề các ông à. Muốn tồn tại, lưu truyền thì phải có cái gì đó hơn người chứ, nếu không thì nên để cho nó biến mất cho rồi.

( ABC )

cần công khai địa chỉ đã lấy mẫu xét nghiệm

Để cứu cốm làng vòng cần công khai địa chỉ đã lấy mẫu xét nghiệm có phẩm mầu độc hại, không thể để 1 vài địa chỉ mà ảnh hưởng đến cả làng được. Tại sao các cơ quan chức năng không thông báo công khai cứ mập mờ như thế, ngay cả cách đưa tin của các báo cũng vậy.

( Lê Khánh Vân )

HẬU QUẢ NHÃN TIỀN

Đó là cái giá phải trả cho kiểu làm ăn với tư duy ngắn hạn, chỉ tham cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả về sau. Cốm làng Vòng đã có thương hiệu từ lâu đời, lẽ ra, cư dân làng cốm phải biết khai thác bền vững giá trị tài sản vô hình này. Thật tiếc nhưng cũng xứng đáng với kiểu ĂN XỔI Ở THÌ. Chỉ thương cho những hộ làm ăn chân chính mà bị ảnh hưởng. Đây cũng là bài học cho người tiêu dùng, không phải cứ xài "ĐỒ HIỆU" là hoàn toàn yên tâm đâu nhé.

( Trần Diễm Thúy )

bài học xương máu!

đây là bài học xương máu cho thói làm ăn chụp giựt, coi thường tính mạng và sức khoẻ của người tiêu dùng, theo tôi nên xử lý hình sự những trường hợp làm ăn gian dối này và nếu vẫn còn cách làm đó thì suốt đời đói rách thôi.

( mr.Chuyen )

Hậu quả tất yếu

Bài học cho những người kinh doanh, sản xuất đặt lợi nhuận lên trên sức khoẻ của khách hàng, những người nuôi sống họ. Vì lợi nhỏ của vài người mà làm ảnh hưởng cả một làng nghề, một hiệp hội. Nguyên nhân do chính bản thân làng Vòng không tự bảo vệ và duy trì cái uy tín, chất lượng của mình. Giải pháp là lập một công ty, hợp tác xã đại diện, đăng ký tiêu chuẩn cơ quan chức năng để cung cấp sản phẩm một cách chuyên nghiệp. Trong cái rủi có cái may, đây là cơ hội để nâng nghề làm cốm lên một mức tốt hơn, giành lại lòng tin của người dân.

( Hùng )

Đừng than thở!

Sao những lúc dùng phẩm mầu độc hại làm cốm thì có nghĩ đến giờ phút hiện tại không? Tại sao e sợ mất nghề, mất nghiệp mà lại mất đạo đức gian dối làm hại khách hàng thế này? Có bao giờ người dân làng Vòng nghĩ đến cảnh những người ăn cốm mười mấy năm sau sẽ mắc bệnh ung thư vì chính họ không? Chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến cả cộng đồng. Bây giờ họ bị trừng phạt như vậy là thích đáng. Tự mình chịu trách nhiệm cho hành động của mình thôi, đừng ngồi than thở trách móc nữa. Có trách thì tự trách chính mình.

( Fabio Phạm )

Cốm làng Vòng

Thật đúng là con sâu làm rầu nồi canh mà. Chỉ vì ham cái lợi nhỏ đã ảnh hưởng đến cả 1 món ăn đặc sản của thủ đô. Hy vọng những người còn tâm huyết với nghề cốm sẽ dần lấy lại đc lòng tin của người tiêu dùng,để cốm làng Vòng sớm đc phục hồi.

( Rubik )

Gieo nhân nào gặp quả ấy

Đã biết như thế thì tại sao lại cho phẩm mầu độc hại làm hủy hoại sức khỏe của người khác. Ngày xưa các cụ nhà ta có dùng phẩm màu đâu mà vẫn lưu truyền tiếng thơm đến tận ngày nay? Nếu không có bào báo và những phóng sự xác thực đó thì chúng ta sẽ chết dần chết mòn vì tin tưởng vào cái gọi là "đặc sản gia truyền" làm ra từ bàn tay của những kẻ trục lợi. Vì lợi ích riêng mà phá hủy danh tiếng cũng như hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng. Giờ ra tình cảnh này xin đừng trách móc ai mà hãy trách chính bản thân mình. Những lúc buôn máy bán đắt mà vẫn dùng hóa chất độc hại hỏi các người có nghĩ đến ai không?

( Hoa lan màu tím )

Tự làm tự chịu thôi

Chúng ta nên tẩy chay tất cả những thực phẩm kém chất lượng. Dù cốm là 1 ẩm thực đầy bản sắc, nhưng nếu Làng Vòng ko coi trọng người tiêu dùng, biết bao nhiêu năm, hàng triệu con người phải ăn thực phẩm độc hại vào người. Thì tốt nhất nên tẩy chay. Đáng nhẽ còn phải phạt thật nặng nữa. Hết phở phóc môn, giò chả hàn the, rồi thực phẩm nhuộm màu, chè uớp phân, bùn. Toàn người giết người. Tẩy chay hết thực phẩm có hại, chỉ làm vì tiền.

( dkt )

1, 2, 3, 4

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site

Tra cứu cổ phiếu

  • Diễn biến thị trường
  • HOSE
  • HNX

Thay đổi: -2.8-0.72%

Thay đổi từ đầu năm: -24.94%

Tổng KLGD: 19,524,300(cp)

Tổng GTGD: 324(tỷ)

Thay đổi: -0.85-1.33%

Thay đổi từ đầu năm: -64.81%

Tổng KLGD: 12,820,200(cp)

Tổng GTGD: 123(tỷ)

Detail
    • HOSE

    • HNX

    •  
    • Mã CK

    •  
    • TC

    •  
      • Khớp lệnh
      •  
      • Giá
      •  
      • KL
    •  
    • +/-

    •  
    •  
    •  
    •  
    • (Bấm vào nội dung bảng để xem chi tiết)

    •  
  •  
Vinaphone
Năm 2010 Năm 2010 Năm 2010
Năm 2009
 
 
 
 
Lien he quang cao