GS Nguyết Minh Thuyết: Bài văn gây sốc giải tỏa những băn khoăn lớn...
(Phunutoday) - "Bài văn đã góp phần giải đáp cho xã hội một câu hỏi đầy băn khoăn: Lớp trẻ ngày nay suy nghĩ như thế nào về những vấn đề của cuộc sống? Những giá trị truyền thống còn lại bao nhiêu trong suy nghĩ và hành động của lớp trẻ ngày nay?...". - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Trước dư luận xôn xao xung quanh về bài văn của em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 trường Ams, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã chia sẻ với Phunutoday những quan điểm của mình.
PV: - Đã có rất nhiều người xúc động, thậm chí là khóc khi đọc bài văn của cậu học trò lớp 11 trường Ams, hy vọng hôm nay ông sẽ không là một ngoại lệ?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Cảm giác của tôi cũng như tất cả mọi người, rất xúc động trước câu chuyện của gia đình em Hiếu, đánh giá cao tình cảm cũng như trách nhiệm của em Hiếu với gia đình và tán thành những suy nghĩ đúng đắn của em về đồng tiền. Mặc dù, nếu chấm văn theo kiểu đếm ý cho điểm thì bài văn của em Hiếu khó được điểm cao nhưng tôi đánh giá cao bài văn này. Làm văn như vậy là đạt yêu cầu của việc học văn. Học văn là để có những tình cảm nhân văn, mà trước hết là tình yêu thương cha mẹ, gia đình và những người xung quanh. Rộng ra là để có những quan niệm đúng đắn về cuộc sống, về cái đẹp, về con người. Tức là để biết cách làm người - Con Người viết hoa.
PV: - Để có những bài văn nghị luận trung thực, sâu sắc mà giàu cảm xúc như vậy, thì cách dạy văn phải có những thay đổi, thưa ông?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Cách dạy văn là một vấn đề lớn, chắc phải bàn riêng vào một dịp khác. Qua bài văn của em Hiếu, tôi chỉ muốn nói về cách ra đề và khích lệ tinh thần sáng tạo của học sinh. Đề văn của cô giáo em Hiếu là một đề hay, có cái để học sinh nói, chứ không phải là một đề tài nhàm chán. Dạy văn mà ra những đề tài nhàm chán thì sẽ không làm bộc lộ được năng lực thực, không khơi gợi được suy nghĩ thực của học sinh mà chỉ để các em lặp lại những điều đã học trong sách vở hoặc nói những điều không thực lòng.
Việc cô giáo đọc cho cả lớp nghe rồi giới thiệu bài văn trên trang web của trường chứng tỏ cô giáo không câu nệ về lý thuyết văn nghị luận mà tôn trọng, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Thực ra, bài văn nghị luận cũng như bất kỳ thể loại văn nào khác đều có mô hình cấu tạo có tính điển hình, nhưng bên cạnh đó luôn có độ dung sai cho phép. Mô hình cấu tạo là cái khuôn cho những trường hợp bình thường, cho số đông, còn với những trường hợp vượt khỏi khuôn khổ bình thường thì người thầy phải nhận ra được như vậy là đúng hay sai, “phạm quy” hay độc đáo để gợi ý cho học sinh tự điều chỉnh nếu sai và khích lệ các em nếu đó là mầm mống của sự sáng tạo.
PV: - Tại sao một bài văn nói về một điều đáng lẽ là bình thường trong cuộc sống bình thường (yêu thương cha mẹ, có ý thức giá về giá trị về đông tiền) lại gây xúc động và tạo thành làn sóng dư luận xã hội như thế?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Theo tôi, bài văn của Hiếu gây xúc động và tạo thành làn sóng dư luận xã hội vì tình cảm trong bài văn đó rất thực. Thêm nữa là vì hoàn cảnh gia đình em Hiếu rất đặc biệt.
Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh là bài văn được quan tâm còn vì ý nghĩa xã hội của nó. Bài văn đã góp phần giải đáp cho xã hội một câu hỏi đầy băn khoăn: Lớp trẻ ngày nay suy nghĩ như thế nào về những vấn đề của cuộc sống? Những giá trị truyền thống còn lại bao nhiêu trong suy nghĩ và hành động của lớp trẻ ngày nay? Bài văn của Hiếu nói lên tình cảm với cha mẹ, những trăn trở về hoàn cảnh gia đình và những suy nghĩ đúng đắn về đồng tiền. Có thể em chưa nói hết được suy nghĩ của mình nhưng những gì em nói ra là thực lòng và những tình cảm, suy nghĩ đó làm cho người đọc thấy yên tâm hơn về lớp trẻ hiện nay. Trong tình hình lớp trẻ không phải em nào cũng ngoan, có những học sinh như Hiếu là rất quý.
PV: - Ở bài văn này, ông có thấy sự mặc cảm của Hiếu?
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết: - Không. Tôi chỉ thấy những suy nghĩ của em Hiếu rất thực như: ông mất thì như thế nào, không có BHYT sẽ như thế nào,… và tôi hoàn toàn chia sẻ với những suy nghĩ đó. Tôi cũng chia sẻ với mong muốn làm ra tiền để giúp đỡ gia đình của Hiếu. Dĩ nhiên, đó là chuyện của tương lai. Trách nhiệm của em lúc này là học cho tốt và chăm sóc, đỡ đần ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày. Việc Hiếu viết một bài văn mạch lạc, suôn sẻ, thành công như thế chứng tỏ em đã nhận thức được trách nhiệm của mình.
PV: - Hiếu có nói đến chi tiết trong bệnh viện 3 bệnh nhân phải nằm chung 1 giường, trong khi có bệnh nhân được một mình một phòng với đầy đủ thiết bị sang trọng….
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết: - Ở trong trường học, các em đã quen với sự bình đẳng. Ngay từ chuyện ăn mặc, việc học sinh mặc đồng phục cũng là để tránh phân biệt giàu nghèo, tạo ý thức hoà đồng, bình đẳng giữa các em.
Nhưng ở đời, không thể không thừa nhận một sự thực là xã hội nào cũng có chênh lệch giàu nghèo, và ở nước ta, khoảng cách giữa các nhóm giàu và nghèo đang ngày một rộng ra. Trong khi Nhà nước chỉ đủ khả năng về tài chính để đáp ứng yêu cầu tối thiểu về khám, chữa bệnh cho dân thì các cơ sở khám, chữa bệnh cũng phải mở ra các dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của một bộ phận dân cư có điều kiện tài chính tốt hơn.
Không có dịch vụ tốt, người có thu nhập cao lại phải ra nước ngoài chữa bệnh, vừa tốn kém, vừa phiền hà, mà bệnh viện cũng mất một nguồn thu nhập để cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên, cải thiện cơ sở vật chất của bệnh viện. Chứng kiến tình trạng bất bình đẳng này thật đau lòng nhưng đó cũng có thể là cú hích để người ta quyết tâm vươn lên, thay đổi hoàn cảnh gia đình mình và góp phần thay đổi, xóa dần bất bình đẳng trong xã hội.
Bài văn của em Hiếu nói chuyện thực nên nó gợi ra khá nhiều vấn đề của đời sống hiện nay. Ví dụ, vấn đề cải thiện công tác khám, chữa bệnh cho dân như tôi vừa nói. Theo tôi, tốt nhất là mình hình thành hai loại bệnh viện khác nhau. Ở bệnh viện dành cho người thu nhập thấp, Nhà nước chi ngân sách để đảm bảo điều kiện khám, chữa bệnh ít nhất cũng ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Ở các bệnh viện còn lại, dịch vụ khám, chữa bệnh có thể cao hơn, viện phí tương xứng với chi phí chữa bệnh thực, Nhà nước và người dân cũng chi trả. Chứ tiếp tục để bệnh viện nhếch nhác và cào bằng sự nhếch nhác như hiện nay thì không thể chấp nhận được.
PV:- Ông nghĩ sao khi mà ra đường, đến nơi làm việc, ở khắp mọi nơi đều thấy những quan hệ khá thực dụng, thậm chí lợi dụng lẫn nhau, nhưng khi chúng ta dạy học trò thì chỉ dạy những đạo lý mà ngoài đời thực lại không hề như thế?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Chương trình giáo dục phải dạy cho học sinh những điều đúng đắn nhất, chuẩn mực nhất. Đó là yêu cầu của xã hội. Không bậc cha mẹ nào yên tâm khi nhà trường dạy cho con mình những điều xấu. Nhưng giáo dục không thể giáo điều. Giáo dục không gắn liền với thực tế thì sẽ chỉ đào tạo ra những “con gà công nghiệp” lơ ngơ.
Để làm được điều này, thầy cô và nhà trường nói chung phải tạo điều kiện cho học sinh hiểu sâu những vấn đề của khoa học, của xã hội; cho học sinh thấy được cả những mặt chưa thuận lợi, chưa công bằng, chưa tích cực trong xã hội. Đề văn của cô giáo em Hiếu là một cách làm như vậy.
Cùng với thầy cô, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam v.v… trong sinh hoạt đoàn thể của mình cũng nên tổ chức trao đổi những vấn đề như: quan niệm về đồng tiền, về chọn nghề, về tình bạn, tình yêu, tình dục,… phù hợp với từng lứa tuổi. Những đề tài này chắc chắn được các em quan tâm. Qua thảo luận, thanh thiếu niên có thể hoàn thiện nhận thức của mình, thầy cô và tổ chức có thể nắm được suy nghĩ thực của các em, từ đó đề ra được biện pháp giúp các em nhận thức đúng.
Tôi lấy ví dụ: Bây giờ làm sao lại xảy ra nhiều chuyện học sinh hành hung nhau như thế? Thậm chí, có hàng loạt video nữ sinh hành hạ, làm nhục bạn được tung lên mạng. Phải chăng nhận thức về tình bạn, tình thương, về sự tôn trọng pháp luật của học sinh hiện nay đang có vấn đề? Chuyện đã xảy ra, dĩ nhiên cơ quan bảo vệ pháp luật phải xử lý nghiêm. Nhưng để phòng ngừa nó và để giáo dục cho thanh thiếu niên nếp sống lành mạnh, nhân văn và thái độ tôn trọng pháp luật, thầy cô và đoàn thể cần nêu thành những chủ đề trao đổi trong sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt lớp hoặc thành những đề văn. Và tôi cho là những đề văn kiểu này rất khơi gợi, đồng thời có tác dụng giáo dục rất tốt .
PV: -Đồng tiền đóng vai trò như thế nào trong quan niệm và đời sống của ông?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Thế hệ tôi ra đời trong chiến tranh chống Pháp, lớn lên trong chiến tranh chống Mỹ, trải qua những năm tháng khó khăn nhất của kinh tế đất nước trước những năm 90 của thế kỷ trước, chỉ mới dễ thở một chút lúc về già. Từ bé tôi đã tham gia lao động phụ giúp gia đình. Nhưng chính những thời kỳ khó khăn nhất lại là thời kỳ tôi phấn đấu tốt nhất. Hai tháng đầu tiên khi cô con gái đầu lòng ra đời, mỗi ngày tôi chỉ kịp ăn một bữa cơm vì quá vất vả. Con được gần một năm, tôi lại tham gia lớp học ngoại ngữ của trường. Nhà cách trường 7 cây số, tôi vừa đạp xe trên đường vừa nhẩm bài. Nhưng hình như nhờ thế mà câu chữ nó ngấm vào người nên trưởng thành rất nhanh. Lúc ấy đồng lương cán bộ eo hẹp lắm. Cho đến bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên là làm sao mình sống qua được thời kỳ khó khăn như vậy.
PV: - Bây giờ quan điểm về đồng tiền của ông có khác?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Trước đây, hồi còn trẻ, thậm chí cho đến thời có con lớn rồi, tôi vẫn là người rất vô tư với đồng tiền. Có lẽ thế hệ tôi, nhất là mấy anh học văn chương, vừa chịu ảnh hưởng của quan niệm “trọng nghĩa khinh tài” thời phong kiến vừa chịu ảnh hưởng của lối suy nghĩ giáo điều lúc bấy giờ đánh đồng cái nghèo với sự trong sạch, đánh đồng sự cào bằng với lý tưởng công bằng. Càng ngày tôi càng thấy suy nghĩ ấy là sai. Người ta cần phải sống một cách đàng hoàng. Sống thiếu thốn, nhếch nhác thì rồi có lúc mình khó có thể giữ được là mình nữa.
Nhưng có một quan niệm không bao giờ đổi khác trong tôi là không chạy theo đồng tiền, không bao giờ nhận những đồng tiền không do sức lao động của mình làm ra.
Xin cảm ơn ông!
Trước dư luận xôn xao xung quanh về bài văn của em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 trường Ams, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã chia sẻ với Phunutoday những quan điểm của mình.
GS. Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: GD |
PV: - Đã có rất nhiều người xúc động, thậm chí là khóc khi đọc bài văn của cậu học trò lớp 11 trường Ams, hy vọng hôm nay ông sẽ không là một ngoại lệ?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Cảm giác của tôi cũng như tất cả mọi người, rất xúc động trước câu chuyện của gia đình em Hiếu, đánh giá cao tình cảm cũng như trách nhiệm của em Hiếu với gia đình và tán thành những suy nghĩ đúng đắn của em về đồng tiền. Mặc dù, nếu chấm văn theo kiểu đếm ý cho điểm thì bài văn của em Hiếu khó được điểm cao nhưng tôi đánh giá cao bài văn này. Làm văn như vậy là đạt yêu cầu của việc học văn. Học văn là để có những tình cảm nhân văn, mà trước hết là tình yêu thương cha mẹ, gia đình và những người xung quanh. Rộng ra là để có những quan niệm đúng đắn về cuộc sống, về cái đẹp, về con người. Tức là để biết cách làm người - Con Người viết hoa.
PV: - Để có những bài văn nghị luận trung thực, sâu sắc mà giàu cảm xúc như vậy, thì cách dạy văn phải có những thay đổi, thưa ông?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Cách dạy văn là một vấn đề lớn, chắc phải bàn riêng vào một dịp khác. Qua bài văn của em Hiếu, tôi chỉ muốn nói về cách ra đề và khích lệ tinh thần sáng tạo của học sinh. Đề văn của cô giáo em Hiếu là một đề hay, có cái để học sinh nói, chứ không phải là một đề tài nhàm chán. Dạy văn mà ra những đề tài nhàm chán thì sẽ không làm bộc lộ được năng lực thực, không khơi gợi được suy nghĩ thực của học sinh mà chỉ để các em lặp lại những điều đã học trong sách vở hoặc nói những điều không thực lòng.
Việc cô giáo đọc cho cả lớp nghe rồi giới thiệu bài văn trên trang web của trường chứng tỏ cô giáo không câu nệ về lý thuyết văn nghị luận mà tôn trọng, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Thực ra, bài văn nghị luận cũng như bất kỳ thể loại văn nào khác đều có mô hình cấu tạo có tính điển hình, nhưng bên cạnh đó luôn có độ dung sai cho phép. Mô hình cấu tạo là cái khuôn cho những trường hợp bình thường, cho số đông, còn với những trường hợp vượt khỏi khuôn khổ bình thường thì người thầy phải nhận ra được như vậy là đúng hay sai, “phạm quy” hay độc đáo để gợi ý cho học sinh tự điều chỉnh nếu sai và khích lệ các em nếu đó là mầm mống của sự sáng tạo.
PV: - Tại sao một bài văn nói về một điều đáng lẽ là bình thường trong cuộc sống bình thường (yêu thương cha mẹ, có ý thức giá về giá trị về đông tiền) lại gây xúc động và tạo thành làn sóng dư luận xã hội như thế?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Theo tôi, bài văn của Hiếu gây xúc động và tạo thành làn sóng dư luận xã hội vì tình cảm trong bài văn đó rất thực. Thêm nữa là vì hoàn cảnh gia đình em Hiếu rất đặc biệt.
Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh là bài văn được quan tâm còn vì ý nghĩa xã hội của nó. Bài văn đã góp phần giải đáp cho xã hội một câu hỏi đầy băn khoăn: Lớp trẻ ngày nay suy nghĩ như thế nào về những vấn đề của cuộc sống? Những giá trị truyền thống còn lại bao nhiêu trong suy nghĩ và hành động của lớp trẻ ngày nay? Bài văn của Hiếu nói lên tình cảm với cha mẹ, những trăn trở về hoàn cảnh gia đình và những suy nghĩ đúng đắn về đồng tiền. Có thể em chưa nói hết được suy nghĩ của mình nhưng những gì em nói ra là thực lòng và những tình cảm, suy nghĩ đó làm cho người đọc thấy yên tâm hơn về lớp trẻ hiện nay. Trong tình hình lớp trẻ không phải em nào cũng ngoan, có những học sinh như Hiếu là rất quý.
PV: - Ở bài văn này, ông có thấy sự mặc cảm của Hiếu?
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết: - Không. Tôi chỉ thấy những suy nghĩ của em Hiếu rất thực như: ông mất thì như thế nào, không có BHYT sẽ như thế nào,… và tôi hoàn toàn chia sẻ với những suy nghĩ đó. Tôi cũng chia sẻ với mong muốn làm ra tiền để giúp đỡ gia đình của Hiếu. Dĩ nhiên, đó là chuyện của tương lai. Trách nhiệm của em lúc này là học cho tốt và chăm sóc, đỡ đần ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày. Việc Hiếu viết một bài văn mạch lạc, suôn sẻ, thành công như thế chứng tỏ em đã nhận thức được trách nhiệm của mình.
PV: - Hiếu có nói đến chi tiết trong bệnh viện 3 bệnh nhân phải nằm chung 1 giường, trong khi có bệnh nhân được một mình một phòng với đầy đủ thiết bị sang trọng….
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết: - Ở trong trường học, các em đã quen với sự bình đẳng. Ngay từ chuyện ăn mặc, việc học sinh mặc đồng phục cũng là để tránh phân biệt giàu nghèo, tạo ý thức hoà đồng, bình đẳng giữa các em.
Nhưng ở đời, không thể không thừa nhận một sự thực là xã hội nào cũng có chênh lệch giàu nghèo, và ở nước ta, khoảng cách giữa các nhóm giàu và nghèo đang ngày một rộng ra. Trong khi Nhà nước chỉ đủ khả năng về tài chính để đáp ứng yêu cầu tối thiểu về khám, chữa bệnh cho dân thì các cơ sở khám, chữa bệnh cũng phải mở ra các dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của một bộ phận dân cư có điều kiện tài chính tốt hơn.
Không có dịch vụ tốt, người có thu nhập cao lại phải ra nước ngoài chữa bệnh, vừa tốn kém, vừa phiền hà, mà bệnh viện cũng mất một nguồn thu nhập để cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên, cải thiện cơ sở vật chất của bệnh viện. Chứng kiến tình trạng bất bình đẳng này thật đau lòng nhưng đó cũng có thể là cú hích để người ta quyết tâm vươn lên, thay đổi hoàn cảnh gia đình mình và góp phần thay đổi, xóa dần bất bình đẳng trong xã hội.
Bài văn của em Hiếu nói chuyện thực nên nó gợi ra khá nhiều vấn đề của đời sống hiện nay. Ví dụ, vấn đề cải thiện công tác khám, chữa bệnh cho dân như tôi vừa nói. Theo tôi, tốt nhất là mình hình thành hai loại bệnh viện khác nhau. Ở bệnh viện dành cho người thu nhập thấp, Nhà nước chi ngân sách để đảm bảo điều kiện khám, chữa bệnh ít nhất cũng ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Ở các bệnh viện còn lại, dịch vụ khám, chữa bệnh có thể cao hơn, viện phí tương xứng với chi phí chữa bệnh thực, Nhà nước và người dân cũng chi trả. Chứ tiếp tục để bệnh viện nhếch nhác và cào bằng sự nhếch nhác như hiện nay thì không thể chấp nhận được.
PV:- Ông nghĩ sao khi mà ra đường, đến nơi làm việc, ở khắp mọi nơi đều thấy những quan hệ khá thực dụng, thậm chí lợi dụng lẫn nhau, nhưng khi chúng ta dạy học trò thì chỉ dạy những đạo lý mà ngoài đời thực lại không hề như thế?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Chương trình giáo dục phải dạy cho học sinh những điều đúng đắn nhất, chuẩn mực nhất. Đó là yêu cầu của xã hội. Không bậc cha mẹ nào yên tâm khi nhà trường dạy cho con mình những điều xấu. Nhưng giáo dục không thể giáo điều. Giáo dục không gắn liền với thực tế thì sẽ chỉ đào tạo ra những “con gà công nghiệp” lơ ngơ.
Để làm được điều này, thầy cô và nhà trường nói chung phải tạo điều kiện cho học sinh hiểu sâu những vấn đề của khoa học, của xã hội; cho học sinh thấy được cả những mặt chưa thuận lợi, chưa công bằng, chưa tích cực trong xã hội. Đề văn của cô giáo em Hiếu là một cách làm như vậy.
Cùng với thầy cô, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam v.v… trong sinh hoạt đoàn thể của mình cũng nên tổ chức trao đổi những vấn đề như: quan niệm về đồng tiền, về chọn nghề, về tình bạn, tình yêu, tình dục,… phù hợp với từng lứa tuổi. Những đề tài này chắc chắn được các em quan tâm. Qua thảo luận, thanh thiếu niên có thể hoàn thiện nhận thức của mình, thầy cô và tổ chức có thể nắm được suy nghĩ thực của các em, từ đó đề ra được biện pháp giúp các em nhận thức đúng.
Tôi lấy ví dụ: Bây giờ làm sao lại xảy ra nhiều chuyện học sinh hành hung nhau như thế? Thậm chí, có hàng loạt video nữ sinh hành hạ, làm nhục bạn được tung lên mạng. Phải chăng nhận thức về tình bạn, tình thương, về sự tôn trọng pháp luật của học sinh hiện nay đang có vấn đề? Chuyện đã xảy ra, dĩ nhiên cơ quan bảo vệ pháp luật phải xử lý nghiêm. Nhưng để phòng ngừa nó và để giáo dục cho thanh thiếu niên nếp sống lành mạnh, nhân văn và thái độ tôn trọng pháp luật, thầy cô và đoàn thể cần nêu thành những chủ đề trao đổi trong sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt lớp hoặc thành những đề văn. Và tôi cho là những đề văn kiểu này rất khơi gợi, đồng thời có tác dụng giáo dục rất tốt .
PV: -Đồng tiền đóng vai trò như thế nào trong quan niệm và đời sống của ông?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Thế hệ tôi ra đời trong chiến tranh chống Pháp, lớn lên trong chiến tranh chống Mỹ, trải qua những năm tháng khó khăn nhất của kinh tế đất nước trước những năm 90 của thế kỷ trước, chỉ mới dễ thở một chút lúc về già. Từ bé tôi đã tham gia lao động phụ giúp gia đình. Nhưng chính những thời kỳ khó khăn nhất lại là thời kỳ tôi phấn đấu tốt nhất. Hai tháng đầu tiên khi cô con gái đầu lòng ra đời, mỗi ngày tôi chỉ kịp ăn một bữa cơm vì quá vất vả. Con được gần một năm, tôi lại tham gia lớp học ngoại ngữ của trường. Nhà cách trường 7 cây số, tôi vừa đạp xe trên đường vừa nhẩm bài. Nhưng hình như nhờ thế mà câu chữ nó ngấm vào người nên trưởng thành rất nhanh. Lúc ấy đồng lương cán bộ eo hẹp lắm. Cho đến bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên là làm sao mình sống qua được thời kỳ khó khăn như vậy.
PV: - Bây giờ quan điểm về đồng tiền của ông có khác?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: - Trước đây, hồi còn trẻ, thậm chí cho đến thời có con lớn rồi, tôi vẫn là người rất vô tư với đồng tiền. Có lẽ thế hệ tôi, nhất là mấy anh học văn chương, vừa chịu ảnh hưởng của quan niệm “trọng nghĩa khinh tài” thời phong kiến vừa chịu ảnh hưởng của lối suy nghĩ giáo điều lúc bấy giờ đánh đồng cái nghèo với sự trong sạch, đánh đồng sự cào bằng với lý tưởng công bằng. Càng ngày tôi càng thấy suy nghĩ ấy là sai. Người ta cần phải sống một cách đàng hoàng. Sống thiếu thốn, nhếch nhác thì rồi có lúc mình khó có thể giữ được là mình nữa.
Nhưng có một quan niệm không bao giờ đổi khác trong tôi là không chạy theo đồng tiền, không bao giờ nhận những đồng tiền không do sức lao động của mình làm ra.
Xin cảm ơn ông!
Phó Chủ tịch nước tặng quà tác giả bài văn gây sốc Sáng ngày 15/11, tại THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu năm học 2010 – 2011. Tham dự buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã gửi lời chúc mừng đế các nhà giáo nhân ngày 20/11 và trao tặng 60 triệu đồng cho các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, tặng 10 triệu đồng cho em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên Lý trường Hà Nội - Amsterdam, tác giả bài văn gây sốc về đồng tiền tạo nên làn sóng dư luận mạnh mẽ trong thời gian qua. "Câu chuyện của em Nguyễn Trung Hiếu đã thực sự gây xúc động và cho thấy còn có nhiều tấm lòng nhân ái, sẻ chia trong xã hội và nhà trường. Điều đó cho thấy ngành giáo dục Thủ đô đang đi đúng hướng", Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chia sẻ trên Báo Đất Việt. Ông Thảo cũng khẳng định, thành phố luôn dành cho sự nghiệp giáo dục đào tạo sự quan tâm cao nhất, việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà giáo và giáo viên luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu. |
- Khải Nguyên (Thực hiện)
;
.