Thứ ba, 29/11/2011, 22:29 GMT+7

Cảnh sát cứu người bị cho là 'sai quy trình'

Theo kết quả điều tra, người đàn ông 52 tuổi đã tự gây tai nạn nên bị thương nặng và được 2 CSGT đưa đi cấp cứu nhưng nhiều người dân đã hiểu lầm. Tuy nhiên, hành động cứu người của 2 cảnh sát cũng bị cho là sai quy trình.
> Đưa người đi cấp cứu, cảnh sát giao thông bị nghi oan

Ngày 29/11, công an quận Bình Tân, TP HCM cho biết, sau khi dựng lại hiện trường vụ tai nạn khiến ông Phan Phước Hưng (52 tuổi, không phải Phạm Viết Hưng) thiệt mạng, lấy lời khai của người dân, kết quả giám định pháp y đã xác định nạn nhân uống rượu bia và tự gây tai nạn làm vỡ tim, rách phổi, lá lách… dẫn đến tử vong.

Trao đổi với VnExpress.net, thượng tá Trần Thanh Trà, Phó trưởng Phòng CSGT công an TP HCM, cho hay đã nhận được kết quả điều tra ban đầu của công an quận Bình Tân. Theo ông Trà, hai CSGT cứu người là rất tốt, song họ đã không giữ hiện trường tai nạn là sai quy trình, dẫn đến việc bị người dân hiểu lầm là "thủ phạm" gây ra sự việc.

“Có thể trong lúc quá cấp bách, chặn các xe yêu cầu đưa ông Hưng đi cấp cứu không được nên họ buộc phải chở nạn nhân đi. Chúng tôi đã làm báo cáo sự việc lên Ban giám đốc công an TP HCM để xin ý kiến chỉ đạo”, ông Trà nói.

Trước đó vào đêm 26/11, nhiều người trên quốc lộ 1A đoạn gần trạm thu phí An Lạc - An Sương (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) nhìn thấy ông Hưng nằm chết trên chiếc xe ba gác, bên cạnh là xe CSGT đổ xuống đường.

Cho rằng thiếu úy Nguyễn Thanh Tùng và thiếu úy Đào Minh Lâm (Đội CSGT An Lạc) đã gây tai nạn cho ông Hưng, nhiều người dân đã bao vây các cảnh sát này và buông lời xúc phạm. Ngay sau đó, công an quận Bình Tân đã có mặt để giữ an ninh, khám nghiệm hiện trường đến rạng sáng hôm sau đám đông mới chịu giải tán.

Trong bản tường trình gửi lãnh đạo, 2 CSGT cho biết, họ được dân báo có người gặp tai nạn trên đường. Khi phát hiện ông Hưng nằm bên lề đường cạnh chiếc ba gác, anh Lâm lấy môtô đi báo dân phòng hỗ trợ còn anh Tùng chặn các xe tải, taxi yêu cầu chở nạn nhân đi cấp cứu. Tuy nhiên những tài xế đều từ chối vì đang chở hàng hoặc chở khách. Do nhiều người dân hối thúc và tính mạng nạn nhân nguy kịch nên anh Tùng đã đưa đến trạm cấp cứu bằng chính chiếc ba gác này.

Cũng theo 2 cảnh sát, sau khi kiểm tra, bác sĩ thấy tình trạng ông Hưng nguy hiểm nên đã yêu cầu chuyển lên tuyến trên. Không kịp đợi xe cấp cứu nên một người dân tình nguyện lái ba gác chở nạn nhân. Trên đường đi, xe này va quẹt với môtô cảnh sát và ngã ra đường. Nhiều người dân đến xem đã hiểu lầm các cảnh sát gây tai nạn làm ông Hưng chết.

Quốc Thắng

1 giờ trước

Cứu người là trên hết

Cứu người cần phải khẩn trương nên việc sai quy trình là không thể trách được. Cần hoan nghênh tinh thần cứu người khẩn trương của 2 CSGT chứ. Còn những người dân hùng hổ hung hăng kia cần phải xử phạt mới đúng, vì tội vu khống người khác. Những hành động của những người dân này làm cho xã hội ngày một tệ hại hơn, sau nay chắc chắn chuyện thấy chết không cứu sẽ nhiều hơn vị sợ bị vạ lây, sợ bị vu oan. Rồi một ngày những người dân hung hăng kia bị tai nạn thì ai dám can đảm để cứu họ đây, vì cứu họ chắc gì được cảm ơn mà còn mang vạ vào người ???

( Nguyễn Nguyên )

1 giờ trước

LÀM GÌ CÓ QUY TRÌNH Ở ĐÂY

Ngươi bị nạn cận kề cái chết phải được cứu ngay, làm gì có quy định nào phải xem xét xung quanh người bị nạn thế nào, có gì để tìm cách giữ nguyên rồi mới cứu người. Mọi cái sẽ được khoa học hình sự xác minh . Trong trường hợp này phải biểu dương, khen thưởng 2 đồng chí CA và tiến hành điều tra để đưa những kẻ thấy người bị nạn mà không cứu, còn cản trở thực hiện cứu người ra truy tố theo tội danh quy định trong Bộ Luật Hình sự.

( nguyễn văn Bình )

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Lien he quang cao