Báo Vietnamnet
Cập nhật 07/12/2011 10:13:09 AM (GMT+7)
Cập nhật 07/12/2011 06:03:00 AM (GMT+7)
Go.vn

Mỹ - Ấn: Cặp đôi hoàn hảo cho tương lai?

Quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ cần được phân tích từ một quan điểm hoàn toàn khách quan, trên mẫu hình cùng có lợi chứ không phải từ cảm xúc bột phát.

Ảnh: Reuters

Các lĩnh vực mà Mỹ có thể hưởng lợi từ sự hợp tác với Ấn Độ là:

- Bảo vệ các tuyến đường biển chuyên chở dầu từ Trung Đông tới các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc;

- Nguồn tình báo từ Ấn Độ về cuộc chiến chống khủng bố;

- Tiếp cận với thị trường tiềm năng khổng lồ của Ấn Độ (các công ty như Walmart muốn chinh phục được tầng lớp trung lưu Ấn Độ, các ngân hàng như Citibank hay hãng bảo hiểm đều xem Ấn Độ là một thị trường đang trỗi dậy chủ chốt);

- Vai trò của Ấn Độ như một khả năng là đối trọng cân bằng với Trung Quốc và một thị trường bán công nghệ quân sự;

- Các quỹ hưu trí của Mỹ đã phát hiện ra tỉ lệ tăng trưởng của những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ấn Độ khá hấp dẫn nếu so sánh với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, vì thế, thị trường chứng khoán Ấn Độ là điểm đến được yêu thích của các quỹ Mỹ, châu Âu.

Ấn Độ cần Mỹ để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ đặc biệt là công nghệ hạt nhân cũng như vũ trụ, và một thị trường đầu ra cho công nghệ thông tin, dược phẩm, dệt may hay linh kiện ô tô.

Những giá trị chung như thúc đẩy nền dân chủ và ngôn ngữ tiếng Anh cũng quan trọng, cho dù chúng không được đặt cao hơn các điểm nói trên.

Tuy nhiên, Ấn Độ không thể ảo tưởng về việc Mỹ sẽ giúp mình vượt qua một điểm nhất định nào trong cuộc chiến chống khủng bố của mình. Để làm được điều này, có thể phải để Ấn Độ trỗi dậy như một sức mạnh vượt trội tại Nam Á - thứ mà nhiều nhà phân tích ở Mỹ rất không mong muốn.

Vấn đề của chính phủ Mỹ là vật lộn để làm sao củng cố các khả năng khoa học, công nghệ và quân sự của Ấn Độ để họ có thể cân bằng với Trung Quốc nhưng lại không ở một vị trí đe doạ các lợi ích chiến lược Mỹ trong một khu vực được mở rộng?.

Ấn Độ cần mở rộng và thắt chặt quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế với Mỹ trong khi vẫn giữ được quyền tự chủ khi đưa ra các quyết định về những vấn đề chiến lược như phát triển tên lửa tầm xa, duy trì vũ khí hạt nhân ở mức tối đa có thể.

Những khác biệt sẽ luôn vẫn tồn tại về vấn đề Pakistan, Iran và Afghanistan, về nhân quyền, gia công phần mềm và lao động trẻ em. Nói một cách khác, lần đầu tiên, Ấn Độ đang tìm kiếm ở Mỹ sự sẵn sàng hợp tác trong những lĩnh vực mà trước đây là cấm kỵ. Ấn Độ cần tận dụng lợi thế của tình hình này để tìm kiếm vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.

Nếu Mỹ thực sự nghiêm túc về việc phát triển Ấn Độ trở thành đối trọng với Trung Quốc? Câu trả lời có thể cho vấn đề này là, nó sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Mỹ với việc Ấn Độ thử vũ khí nhiệt hạch được thiết kế để sử dụng trong trường hợp tối khẩn cấp. Khi ấy, Mỹ sẽ quyết định chương trình nghị sự không phổ biến hạt nhân của họ quan trọng hơn hay việc phát triển Ấn Độ để đối trọng với Trung Quốc là quan trọng hơn.

Theo một số nhà phân tích Ấn Độ, việc cố gắng hợp thức hoá quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Mỹ thông qua các hiệp ước có thể là sai lầm. Vấn đề chủ quyền và những quan ngại về khả năng Mỹ có thể thâm nhập hay phá hỏng mạng lưới thông tin liên lực của các lực lượng vũ trang Ấn Độ sẽ khiến cho việc ký kết các hiệp ước trở nên vô cùng khó khăn.

Nền tảng của sức mạnh Mỹ là sự kiểm soát các đại dương và có một số nhà phân tích Mỹ cảm thấy rằng, bất kỳ sự tăng tốc quân sự nào của Ấn Độ (đặc biệt là hải quân) sẽ là vấn đề nếu vượt qua ngưỡng nhất định. Quan điểm này của họ tương tự như cách nhìn đối với các khả năng hải quân Nhật Bản.

Mỹ sẽ thích nghi với sự gia tăng của Ấn Độ trên trường quốc tế chừng nào Ấn Độ chưa vượt qua "vạch cấm" (như thử hạt nhân, triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khả năng hải quân, vẫn chuyển vũ khí/công nghệ cho quốc gia khác...).

Cố gắng thuyết phục Mỹ rằng, mọi nỗ lực tăng cường quân sự của Ấn Độ (đặc biệt về hải quân) không nhằm mục tiêu chống lại Mỹ, rằng Ấn Độ sẵn sàng chơi đúng luật trong quan hệ quốc tế của mình sẽ là những mục tiêu quan trọng trong chính sách đối ngoại Ấn Độ thập niên tới.

Thái An (theo atimes)

Gửi ý kiến phản hồi

Tin mới nhất


Các tin khác


Liên hệ quảng cáo
Liên hệ quảng cáo

'Câu trả lời của Thủ tướng như một dấu chấm than'

Đại biểu kỳ cựu Dương Trung Quốc, người nhiều lần phát biểu trước QH về chủ quyền biển đảo và dự án Luật biểu tình, tâm đắc với phát biểu của Thủ tướng tại phiên chất vấn cuối tuần trước.


Mỹ - Ấn: Cặp đôi hoàn hảo cho tương lai?

Quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ cần được phân tích từ một quan điểm hoàn toàn khách quan, trên mẫu hình cùng có lợi chứ không phải từ cảm xúc bột phát.


vietnamnet.vn
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Nhận tin RSS
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
'; ABDZone[1] = ''; rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone);