Báo Vietnamnet
Cập nhật 20/12/2011 08:43:34 AM (GMT+7)
Cập nhật 19/12/2011 03:32:19 PM (GMT+7)
Go.vn

'Thức dậy và mỉm cười' với nữ sinh Hà thành

- Vượt qua hơn 2 triệu bài thi, cuộc trò  chuyện giữa người bố  với cô con gái nhỏ  không biết hài lòng về  cuộc sống của Trần Thái Hồng, HS lớp 12A13, Trường THPT Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi sáng tác truyện ngắn “Quà tặng cuộc sống”.

Câu chuyện cuộc sống vào bài viết


Cô bạn tự nhận “vốn nhút nhát” kể tóm tắt tác phẩm đạt giải của mình: Ấy là cô bé không biết hài lòng về cuộc sống. Trên đường đi học về, cô gặp một số rắc rối và mang điều đó than vãn với bố. Bố mang cho cô con gái nhỏ hai chậu nước: chậu nước bình thường và một chậu có viên đá.

Bố nói cô con gái cho tay vào từng chậu. Chậu ban đầu cô  bé thấy nước bình thường, chậu thứ hai thì nước lạnh quá. Rồi bố lại bảo con gái cho tay vào chậu nước ban đầu. Cô con gái nhỏ làm theo và thấy nước ấm hơn.

Bố mới nói với cô gái nhỏ: “Nhiệt độ của nước không thay đổi, đó chỉ là cách con cảm nhận thế nào thôi. Rắc rối con gặp cũng là cách giúp con nhận ra những giá trị trong cuộc sống, những điều con cho là bình thường”.

Tình cờ  biết đến cuộc thi viết truyện ngắn “Quà  tặng cuộc sống” trên mạng hồi cuối tháng 5/2011, lại vừa kết thúc thi học kỳ nên Thái Hồng có  nhiều thời gian để nghĩ và viết bài gửi dự  thi.

4 tác phẩm  được Thái Hồng lặng lẽ viết, gửi đi. Bản thân em và gia đình thực sự bất ngờ trước giải Nhì mà em đạt được (cuộc thi không có giải Nhất, các tác giả ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, từ sinh viên, học sinh, cán bộ viên chức đến những người đã nghỉ hưu).

Cô bạn tâm sự: “Nhân vật cô bé hay cũng chính là em, thường hay than vãn về cuộc sống. Còn trong gia đình, bố thường cho em nhiều lời khuyên về cuộc sống và có nhiều ảnh hưởng đến em. Tên tác giả em cũng lấy là tên bố”.

Kể về  bố, kỉ niệm Thái Hồng nhớ nhất là năm em 5 tuổi: “Hồi đó em hay chơi đùa mà hay lười, quên thu dọn đồ. Bố tặng em một hộp bút sáp màu. Em có ý định sẽ mang đi khoe và vẽ tranh đẹp ngay. Nhưng bố nói không, con hãy ngắm chúng đã.

Rồi bố  giải thích một đôi tay đẹp không phải chỉ để ngắm mà phải biết lao động, cũng như bút màu phải dùng để vẽ mới có ích nên con hãy trân trọng, giữ gìn chúng cẩn thận”.

Hãy tốt với chính mình trước

Thái Hồng tâm sự: “Từ ngày xem những câu chuyện bằng hình ảnh trên chương trình “Quà tặng cuộc sống” rồi tham gia cuộc thi viết truyện ngắn thực sự đã thay đổi con người em rất nhiều.

Như bài học về sống trung thực: trước đây chuyện quay cóp em cũng có nhưng giờ thì không làm bởi em biết điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều về tương lai em sau này.

Từ một người nhút nhát em thấy cần và đã thay đổi, sống cởi mở với mọi người hơn. Nhút nhát gây cho em nhiều áp lực khi giao tiếp. Thật ý nghĩa khi được lắng nghe và chia sẻ.

Nói về  thế hệ 9X của mình, cô bạn cho rằng: “Việc người lớn và xã hội lo lắng cho chúng em là đúng thôi. Khi mà bây giờ nhiều bạn dễ bị cuốn theo những trò giải trí hay những việc làm không tốt.

Nhưng không hẳn thế hệ chúng em là vô cảm, sống hời hợt đâu. Đơn giản là chúng em không có điều kiện để thể hiện khi phải học quá nhiều, ít có thời gian bên bố mẹ, gia đình.

Rồi bố  mẹ lại ít có thời gian trò chuyện với các con khi bận nhiều việc khác. Nhiều bạn thích nói chuyện với bạn bè hơn với bố mẹ, ham mê các trò chơi trên mạng (cả tích cực và không tích cực đều tồn tại, không bị ngăn cấm).

Song cũng phải thấy rằng internet giúp ích cho việc học tập của chúng em rất nhiều trong việc tìm kiếm tài liệu, làm bài, trao đổi với bạn bè. Em biết nhiều bạn cũng rất thích các trò chơi trên mạng nhưng các bạn chỉ trơi hạn chế, nhiều trò chơi cũng giúp rèn luyện trí nhớ.

Em nghĩ  nếu có sự uốn nắn kịp thời của gia đình và  bản thân các bạn ý thức rằng sau này mình muốn có cuộc sống tốt thì bây giờ các bạn sẽ  tạo được thói quen, sống tốt với chính mình và  mọi người”.

Bản thân cô bạn nữ sinh, em bắt đầu từ những việc làm đơn giản là giúp đỡ người già qua đường hay tận tình chỉ đường cho những người dù không quen biết. Trong lớp em và các thành viên thường xuyên quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Ước mơ sau này của Thái Hồng là được trở thành một doanh nhân thành đạt và viết lách sẽ là nghề tay trái của em.
Nhận xét về cuộc thi và các tác phẩm đoạt giải, Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn Đoàn Hương, thành viên giám khảo cho rằng: “Đây không chỉ là tác phẩm văn học bình thường, mà đó chính là hơi thở của cuộc sống”.

“Các tác phẩm nhận được giải hôm nay còn thô sơ như những viên ngọc trai chưa được mài giũa kĩ, nhưng các bạn sẽ bước vào văn đàn. Ai biết được 20 năm nữa các bạn sẽ trở thành tên tuổi nổi tiếng”.

  • Văn Chung
Gửi ý kiến phản hồi
Liên hệ quảng cáo
Liên hệ quảng cáo

Tiến sĩ 322, góc nhìn pháp lý...

Là người trong cuộc hay người dân (đại diện cho những người đóng thuế, mà ngân sách đi đào tạo nước ngoài suy cho cùng cũng từ tiền thuế  của nhân dân đóng góp), cũng đều phải dựa trên cơ sở pháp lý để giải thích.


vietnamnet.vn
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Nhận tin RSS
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
'; ABDZone[1] = ''; rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone);