Ngày 17/12/2011, khi đang trên đường đi thị sát, nhà lãnh đạo tối cao CHDCND Triều Tiên Sở đã đột ngột qua đời, hưởng thọ 69 tuổi. Thông tin này được truyền đi, báo giới quốc tế đã rất quan tâm. Triều Tiên thời đại hậu Kim Jong-ul sẽ thế nào, tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á theo đó có những thay đổi nào. Những vấn đề này trở thành chủ đề được dư luận phổ biến quan tâm.
Chuyển giao quyền lực sẽ ổn định
Tin Kim Jong-il qua đời là đột ngột, nói là đột ngột, nhưng thực ra không đột ngột. Đột ngột là do gần đây Kim Jong-il đi thị sát nhiều nơi, còn thăm cả Trung Quốc, Nga, tin đồn ông có vấn đề sức khỏe một dạo đã bị tiêu tan.
|
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il |
Điều không bất ngờ là, do sức khỏe không tốt của Kim Jong-il sớm đã trở thành đề tài liên tục phỏng đoán trong nhiều năm qua của báo giới quốc tế. Tháng 8/2008, dân gian lưu truyền về việc ông bị trúng gió và để lại di chứng nghiêm trọng, những tin đồn về cái chết do bệnh tật của ông càng được lưu truyền nhiều lần.
Tin Kim Jong-il qua đời và những tin đồn về sức khỏe của ông trước đây sở dĩ trở thành tiêu điểm của dư luận quốc tế, nguyên nhân không ngoài 3 điểm:
Một là, CHDCND Triều Tiên là quốc gia xã hội chủ nghĩa duy nhất trên thế giới hiện còn có mức độ khép kín rất cao đối với bên ngoài. Điều này càng thu hút trí tưởng tượng vô hạn của mọi người đối với đất nước thần bí này.
Hai là, Triều Tiên cũng là một trong số ít chính thể gia tộc tập quyền cao độ còn lại trên thế giới, vận mệnh của chính quyền được duy trì cao độ ở cá nhân nhà lãnh đạo cao nhất.
|
Thế giới dõi theo lễ tang của nhà lãnh đạo Triều Tiên |
Ba là, Triều Tiên còn tồn tại dấu tích cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, bán đảo Triều Tiên trở thành tiêu điểm tập trung nhất sự “đấu đá” giữa các cường quốc sau Chiến tranh Lạnh.
Nhìn vào những thông tin của báo giới toàn cầu hiện nay, phản ứng của các bên về sự qua đời của Kim Jong-il tạo thành sự so sánh thú vị và rõ nét: Hàn Quốc, Nhật Bản căng thẳng cao độ, lãnh đạo hành pháp cao nhất liên tiếp khởi động trình tự xử trí khẩn cấp, quân đội cảnh giới càng cao hơn;
Mỹ và Trung Quốc, Nga – ba nước có lợi ích liên quan đến bán đảo Triều Tiên thì rất quan tâm đến các thông tin có liên quan, nhưng lại chậm bày tỏ công khai; thị trường chứng khoán Âu-Mỹ vốn ốm yếu, thông tin Kim Jong-il qua đời càng làm cho nó bị phủ bóng đen.
Thực ra, Hàn Quốc, Nhật Bản căng thẳng, sự lo ngại của thị trường cổ phiếu toàn cầu cũng được, đều là dựa trên sự phán đoán hiệu ứng lan tỏa từ cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong-il.
Đó là, nhiều nhà quan sát trên thế giới đều thống nhất phán đoán, tình hình nội bộ Triều Tiên thời đại hậu Kim Jong-il chắc chắn sẽ đầy tính không xác định. Tính không xác định này chắc chắn sẽ đem lại tính không xác định cho tình hình bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á..
Tính không xác định của tình hình Đông Bắc Á, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bùng phát từ năm 2008 và phủ thêm bóng đen với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, sẽ thêm nhiều biến số mới.
|
Kim Jong-ul còn quá trẻ, trong khi trọng trách trước mắt rất lớn |
Sự hoài nghi và lo ngại của mọi người tuy có tính hợp lý, nhưng nếu liên hệ đến nhiều lời nói và hành động của Triều Tiên trong những năm qua và trong lịch sử để đi sâu phân tích, kết luận có thể lạc quan hơn.
Trên thực tế, tính chất không xác định của Triều Tiên sau sự qua đời của Kim Jong-il đến từ 2 nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau:
Một mặt, sự chuyển tiếp quyền lực chính trị cao nhất ở Triều Tiên có thuận lợi hay không, cơ cấu có vững chắc không.
Mặt khác, sự phán đoán của các nước lớn đối với Triều Tiên có chuẩn xác và sáng suốt hay không.
Nhìn vào nhân tố thứ nhất, rất nhiều nhà quan sát có thể đều chú ý đến bối cảnh và so sánh ảnh hưởng giữa cái chết của Kim Jong-il và cái chết của người cha Kim Il Sung.
Điểm tương đồng của hai người này là ở chỗ sự ra đi đột ngột của nhà lãnh đạo cao nhất làm cho nội bộ Triều Tiên rơi vào sự bi thương lớn và khoảng trống quyền lực, bên ngoài đầy hoài nghi hoặc lo ngại đối với tính chất không xác định này. Thế giới phương Tây gồm Âu-Mỹ thậm chí nói đến sự “sụp đổ” của CHDCND Triều Tiên.
|
Trước đây, Kim Jong-il tiếp nhận quyền lực từ người cha Kim Il Sung phải trải nghiệm một quá trình tương đối dài |
Sự khác nhau của hai người này là ở chỗ thời gian kế nhiệm của Kim Jong-il dài hơn, ổn định hơn. Năm 1980, khi 38 tuổi, Kim Jong-il đảm nhiệm Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng.
Đến năm 1994 Kim Il Sung qua đời, và đến năm 1997 thì Kim Jong-il tiếp nhận chức Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng. Như vậy, thời gian chuẩn bị để lên làm lãnh đạo tối cao Triều Tiên dài tới 17 năm.
Trong khi đó, cuối tháng 9/2010, Kim Jong-ul mới 28 tuổi, được đưa lên làm Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, đến nay Kim Jong-il qua đời, thì mới được hơn 1 năm.
Nói tóm lại, nhìn vào tuổi tác, lai lịch, kinh nghiệm thì Kim Jong-ul trẻ hơn Kim Jong-ul cùng năm tới 27 tuổi, thời gian quá độ thay thế rút ngắn hơn tới 16 năm. Trong bối cảnh này, dư luận đương nhiên có lý do để hoài nghi và lo ngại về sự hợp lý hóa, mức độ ổn định của việc kế thừa quyền lực cấp cao Triều Tiên thời đại hậu Kim Jong-il.
|
Bộ trưởng Hành chính Chang Sung-taek - em rể Kim Jong-il |
Sự so sánh trên cố nhiên có lý lẽ, nhưng hoàn toàn không nhất thiết đưa ra kết luận khiến dư luận hoài nghi và lo ngại. Bởi vì:
Thứ nhất, nền tảng cho tính hợp pháp chính trị của chính quyền Triều Tiên đã chuyển từ sức hút cá nhân siêu phàm của lãnh tụ sang huyết thống và lệ thường của mô hình truyền thống. Trong bối cảnh khép kín và tập quyền cao, quân và dân Triều Tiên không có chút hoài nghi về sự hiến dâng cao độ của họ đối với Kim Il Sung và Kim Jong-il, đồng thời sẽ tiếp tục ủng hộ Kim Jong-ul, người có tính chính đáng về dòng máu huyết thống.
Thứ hai, tuy mới trải qua hơn 1 năm, nhưng các công việc sắp xếp quyền lực để Kim Jong-ul kế nhiệm vẫn đang được thúc đẩy đâu vào đấy. Trong Đảng Lao động Triều Tiên đã hình thành cục diện chuyển tiếp hỗ trợ lẫn nhau:
Bộ trưởng Hành chính Chang Sung-taek - em rể Kim Jong-il phụ trách công tác Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, Đại tướng Yi Young-ho phụ trách quân sự, Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Kim Yong Nam phụ trách Quốc hội, gia tộc có quan hệ thông gia, các “trọng thần” trong Đảng và cấp cao Quân đội phối hợp và kiềm chế lẫn nhau. Như vậy, nội bộ Triều Tiên hầu như không thể xuất hiện những nhân vật cải cách hay gây ra thách thức.
Thứ ba, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Kim Jong-il thậm chí đã bắt tay tiến hành sắp xếp chuyển giao quyền lực từ năm 2008. Đảng, Chính phủ và Quân đội Triều Tiên có thể đã sớm làm tốt các công tác chuẩn bị sau khi Kim Jong-il qua đời.
|
Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao CHDCND Triều Tiên Kim Yong Nam |
Nhìn vào nhân tố khác, do quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc, Nga với CHDCND Triều Tiên, hai nước đã chuẩn bị sớm kế hoạch tương ứng đối với Triều Tiên thời đại hậu Kim Jong-il, không có nhiều khả năng phán đoán nhầm đối với Triều Tiên.
Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản tuy rất căng thẳng, nhưng trên cơ sở những bài học nhiều lần phán đoán nhầm trước đây, chắc chắn lần này sẽ sáng suốt, bình tĩnh hơn nhiều.
Hơn nữa, Mỹ đang ở trước thềm bầu cử, kinh tế phục hồi thiếu sức sống, chính sách đối với Triều Tiên lúc này sẽ không có sự thay đổi lớn. Ngoài ra, chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên dù có thay đổi thì cũng bị Trung Quốc và Nga tác động, kiềm chế.
Trên cơ sở đó, trong 2-3 năm tới, CHDCND Triều Tiên sẽ chủ yếu tập trung vào ổn định nội bộ, hợp lý hóa quan hệ quyền lực bên trong, đồng thời lấy khắc phục khó khăn kinh tế làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
|
CHDCND Triều Tiên bước vào thời đại Kim Jong-ul |
Vì vậy, chính sách đối ngoại của CHDCND Triều Tiên sẽ khó có nhiều thay đổi, đường lối chính vẫn đi theo phương châm đã xác định từ thời đại Kim Jong-il: dựa chắc chắn vào Trung Quốc và Nga, bên trong cứng rắn có mềm dẻo khi ứng xử với Hàn Quốc và Nhật Bản, “cương” và “nhu” có chừng mực, kết hợp “đàm phán” và “cứng rắn” trong quan hệ với Mỹ.
Do đó, Triều Tiên thời đại hậu Kim Jong-il tuy thực sự có chỗ gây lo ngại, xu thế trong thời gian tới tuy không sáng sủa lắm, nhưng khả năng thay đổi bất ngờ là rất nhỏ, tính chất không xác định của chính sách đối nội, đối ngoại cũng không gây lo ngại lắm như dư luận bên ngoài.