- Trang chủ
- Thứ sáu, ngày23/12/2011
-
- Chính trị - Xã hội
- Khoa học - Công nghệ
- Kinh tế
- Cộng đồng Việt
- Thế giới
- Quốc phòng
- Văn hóa
- Pháp luật
- Đời sống
- Thể thao
Toán học Việt Nam vì sao yếu? Cập nhật lúc :12:25 PM, 23/12/2011 (Đất Việt) “Sự phát triển của ngành Toán học Việt Nam so với thế giới còn rất thấp. Nguyên nhân do chưa thu hút được đội ngũ tài năng trẻ đến với ngành Toán. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ dành cho ngành này cũng chưa tạo được động lực để những người trẻ gắn bó, theo đuổi”. >>> Chính thức bỏ cho điểm âm nhạc, mỹ thuật, thể dục Đó là những ý kiến của GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, người sẽ nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội Toán học Đông Nam Á (SEAMS) nhiệm kỳ 2 năm (1/1/2012 – 1/1/2014), bên lề Hội nghị “Toán học và Ứng dụng” được tổ chức tại TP.HCM trong 3 ngày 20 - 22/12.
Để vực Toán dậy Theo thống kê những năm gần đây, nếu chia điểm xét tuyển của các trường ĐH theo 4 tốp (với các mức độ điểm từ 15 - 26 điểm), những trường có đào tạo về toán đứng ở tốp 3 (từ 18,5 - 21 điểm), song hầu hết đều là các trường đào tạo hệ sư phạm, còn khối đào tạo cử nhân toán, đa phần đều có điểm tuyển thấp nhất. Rõ ràng, chất lượng cũng như số lượng đầu vào của sinh viên cử nhân toán rất yếu, dẫn đến việc hằng năm Việt Nam không có đủ người để đào tạo tiến sĩ về Toán. Theo GS Lê Tuấn Hoa, để phát triển nền toán học phải ưu tiên phát triển nguồn nhân lực. Muốn vậy, cần có các chính sách cụ thể hơn như nâng lương bổng cho cán bộ đào tạo, khoa học để họ không phải lo đi làm thêm ở bên ngoài. Đồng thời, môi trường làm việc của các cơ quan, Viện nghiên cứu, tổ chức cần được xây dựng tốt hơn với cơ chế minh bạch, dân chủ, tôn trọng tự do nghiên cứu của các nhà khoa học hơn. Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Anh Vũ, Trưởng bộ môn Toán Thống kê, Trường ĐH Kinh tế - Luật khẳng định: “Việc cản trở ngành Toán phát triển là mức thu nhập dành cho người học hiện nay chưa tương xứng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho lượng cán bộ giảng dạy chuyên ngành Toán dần ít đi. Nếu không cải thiện, ngành Toán sẽ tiếp tục đi thụt lùi”. Ý kiến của bạn In bài này Email
Các tin đã đăng |
THỜI LUẬN (ĐVO) Trong buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường", khi các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu kêu lỗ triền miên mà không cho tăng giá xăng, dầu là vô lý, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ hỏi lại: Lỗ là lỗ thế nào?
| Dành cho quảng cáo Chuyên đề |