6 năm qua ai cũng biết Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn và Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ là một cặp “trên bến, dưới thuyền”. Nay, ông Tuấn tổng đã rời ghế vì “bóng đá Việt Nam cần phải thay đổi”. Vậy ông Nguyễn Trọng Hỷ thì sao?
Như vậy vào 26/12 ông Tuấn đã chính thức bước ra khỏi “ngôi nhà” VFF Sau khi chính thức rời ghế TTK VFF, ông đã khẳng định không phải mình chịu sức ép dư luận mà phải từ chức, mà bởi đây là thời điểm bóng đá Việt Nam cần thay đổi. Nếu quả thực những gì ông Tuấn nói là gan ruột thì Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nghĩ gì về việc này?
6 năm qua, ai cũng biết đây là một cặp “trên bến, dưới thuyền - đồng cam, cộng khổ”. Khi người TTK thân thuộc của mình rời ghế không phải vì sức ép dư luận thì không rõ ông Nguyễn Trọng Hỷ nghĩ về hai chữ “dư luận” thế nào?
TTK Trần Quốc Tuấn đã đệ đơn xin từ chức
Giai đoạn đầu, ông Nguyễn Trọng Hỷ rất được lòng người hâm mộ khi ông nói rằng “tôi là người lính đã từng cầm súng chiến đấu”. Người hâm mộ tưởng rằng với bản lĩnh của một người lính ông sẽ đấu tranh tới cùng, chống mọi tiêu cực trong bóng đá Việt Nam. Thế nhưng hình như nói vậy mà chưa phải vậy. Từ khi ông Hỷ lên nắm quyền, tình hình bóng đá Việt Nam càng trở nên rối ren hơn và có dấu hiệu thụt lùi so với các nước trong khu vực.
Người ta cũng thấy giải V-League sau mỗi năm lượng khán giả càng ngày càng ít đi. Rồi cả câu chuyện một ông chủ hai đội bóng, giá cầu thủ thì càng ngày càng tăng mà đạo đức nghề nghiệp và chất lượng cầu thủ thì ngày càng giảm là những thực tế càng càng nhức nhối.
Thế nhưng khi được hỏi về chuyện ông Tuấn xin từ chức sau SEA Games 26, thì ông Nguyễn Trong Hỷ trả lời thẳng thắn: “ Tôi sẽ khuyên anh Tuấn, bản lĩnh của một người lãnh đạo không cho phép từ chức trước áp lực của dư luận”.
Có lẽ, khi ông Nguyễn Trọng Hỷ giới thiệu ông là một người lính đã từng cầm súng chiến đấu, ai cũng nghĩ bản lĩnh của ông vững vàng lắm! Nhưng trong hôm 26/12 ông còn nói: "Nếu ông Goetz bị sa thải, 100% người thay thế sẽ là HLV nội". Chẳng hiểu, bản lĩnh của ông ở đâu mà phải nói từ “nếu” trong câu chuyện sa thải ông Goetz. Bởi nói gì thì nói, ông Hỷ là chủ tịch VFF, là người có quyền lực nhất VFF, ông có thừa quyền sa thải ông Goetz và cách chức ông Tuấn. Riêng việc này đã thấy bản lĩnh của ông mới thể hiện ở lời nói.
Hay chính vì “bản lĩnh” quá vững vàng của một người lính mà ông Nguyễn Trọng Hỷ phải xin BCH VFF bỏ phiếu tín nhiệm đối với đơn từ chức của ông Tuấn và giờ đây việc “trảm” ông Goetz ông cũng phải đẩy bóng sang Hội đồng HLV quốc gia? Đến mức, một thành viên Hội đồng HLV quốc gia là ông Lê Thế Thọ đã lên tiếng thẳng thắn “Tôi và đồng nghiệp của mình rất đau lòng khi VFF lập ra các ban bệ nhưng chúng tôi chỉ ngồi đó giống như một bức bình phong. Trong suốt quá trình U-23 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 26, Hội đồng HLV Quốc gia không bao giờ nhận được một lời đề nghị từ phía VFF cần sự tham mưu, tư vấn”.
Chủ tịch VFF - Nguyễn Trọng Hỷ
Ông Thọ còn than thở: “Thật buồn cười và phi lý khi VFF đặt chúng tôi vào tư thế của những người mù. Không bao giờ Hội đồng HLV Quốc gia lại đi làm cái công việc mà mình chẳng biết gì hết. Chúng tôi có lòng tự trọng và đạo đức nghề nghiệp nên không thể làm trái với lương tâm. Nếu VFF tôn trọng Hội đồng HLV Quốc gia thật sự thì họ đừng làm cái chuyện vô lý như thế”.
Còn về vấn đề chuyên môn thì thế nào? Ông Hỷ vốn không phải xuất thân từ dân chơi bóng chính gốc mà từ môn bóng rổ. Ông biện minh cho thất bại của U23 Việt Nam bằng việc nhìn sang đội U23 Thái Lan (đội bị loại từ vòng bảng), như một cách để xoa dịu nỗi thất vọng của người hâm mộ. Với cách xoa dịu đó chỉ chứng tỏ một điều ông Nguyễn Trọng Hỷ không hiểu cách làm bóng đá của người Thái. Họ đã đặt mục tiêu lên tầm Châu Á và thế giới, không quá quan trọng sân chơi Đông Nam Á nữa.
Riêng về ông Goetz, khi mới đặt chân tới Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Hỷ khẳng định: “HLV Goetz là HLV nước ngoài xuất sắc nhất mà chúng ta có được từ trước tới nay”. Nhưng sau phiên họp hôm 22/12, chính ông Hỷ lại phát biểu:
“Lỗi trong thất bại của U23 Việt Nam thuộc về HLV Falko Goetz, ông ấy đã sử dụng lối chơi không phù hợp, sử dụng lực lượng không ổn định. 100% thành viên của thường vụ VFF hôm nay đã đề nghị chấm dứt hợp đồng với HLV Falko Goetz. Chúng tôi sẽ chuyển đề nghị này sang Hội đồng HLV QG. Nếu Hội đồng HLV QG quyết định sa thải, chúng tôi sẽ sa thải”! Trình độ chuyên môn của ông về bóng đá là thế sao?
Lúc trước thì khen hết lời, lúc sau thì đổ mọi tội lỗi lên đầu HLV. Mà nếu là người có trình độ chuyên môn vững cộng với bản lĩnh người lính thì chắc chắn ông Hỷ đã không cần phải hỏi Hội đồng HLV quốc gia.
Có lẽ, chính vì những chuyện này, thi thoảng người ta “đá xoáy” ông Nguyễn Trọng Hỷ bằng câu “trả lại bóng đá cho người làm bóng đá”, xét thấy cũng không oan tí nào.
Nếu để ý kỹ, người ta còn thấy ông Nguyễn Trọng Hỷ rất hay lấy ví dụ từ các nước láng giềng. Để giải thích cho thất bại tại SEA Games 26, ông lấy Thái Lan làm thước ngắm.
Khi muốn đuổi ông Goetz, ông Hỷ lại đưa Malaysia và Indonesia làm chuẩn. Người hâm mộ biết Malaysia thành công với HLV nội từ lâu rồi (2009), chứ không phải đợi chủ tịch ví von. Trong khi mỗi nền bóng đá có một đặc điểm địa lý, con người, cách chơi, mục tiêu khác nhau.
Cả ông Tuấn và ông Hỷ đều khẳng định không chịu và không ngại sức ép dư luận. Khi mà ông Tuấn đã vì “thời điểm bóng đá Việt Nam cần thay đổi” mà từ chức, vậy còn ông Nguyễn Trọng Hỷ thì sao?
Phạm Mạnh
Ông Trần Quốc Tuấn tự sự khi rời ghế
VFF sẽ dùng thầy nội hậu Falko Goetz?
VFF, chẳng cái dại nào giống cái nào!
VFF sẽ dùng thầy nội hậu Falko Goetz?
VFF, chẳng cái dại nào giống cái nào!
Như vậy vào 26/12 ông Tuấn đã chính thức bước ra khỏi “ngôi nhà” VFF Sau khi chính thức rời ghế TTK VFF, ông đã khẳng định không phải mình chịu sức ép dư luận mà phải từ chức, mà bởi đây là thời điểm bóng đá Việt Nam cần thay đổi. Nếu quả thực những gì ông Tuấn nói là gan ruột thì Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nghĩ gì về việc này?
6 năm qua, ai cũng biết đây là một cặp “trên bến, dưới thuyền - đồng cam, cộng khổ”. Khi người TTK thân thuộc của mình rời ghế không phải vì sức ép dư luận thì không rõ ông Nguyễn Trọng Hỷ nghĩ về hai chữ “dư luận” thế nào?
TTK Trần Quốc Tuấn đã đệ đơn xin từ chức
Giai đoạn đầu, ông Nguyễn Trọng Hỷ rất được lòng người hâm mộ khi ông nói rằng “tôi là người lính đã từng cầm súng chiến đấu”. Người hâm mộ tưởng rằng với bản lĩnh của một người lính ông sẽ đấu tranh tới cùng, chống mọi tiêu cực trong bóng đá Việt Nam. Thế nhưng hình như nói vậy mà chưa phải vậy. Từ khi ông Hỷ lên nắm quyền, tình hình bóng đá Việt Nam càng trở nên rối ren hơn và có dấu hiệu thụt lùi so với các nước trong khu vực.
Người ta cũng thấy giải V-League sau mỗi năm lượng khán giả càng ngày càng ít đi. Rồi cả câu chuyện một ông chủ hai đội bóng, giá cầu thủ thì càng ngày càng tăng mà đạo đức nghề nghiệp và chất lượng cầu thủ thì ngày càng giảm là những thực tế càng càng nhức nhối.
Thế nhưng khi được hỏi về chuyện ông Tuấn xin từ chức sau SEA Games 26, thì ông Nguyễn Trong Hỷ trả lời thẳng thắn: “ Tôi sẽ khuyên anh Tuấn, bản lĩnh của một người lãnh đạo không cho phép từ chức trước áp lực của dư luận”.
Có lẽ, khi ông Nguyễn Trọng Hỷ giới thiệu ông là một người lính đã từng cầm súng chiến đấu, ai cũng nghĩ bản lĩnh của ông vững vàng lắm! Nhưng trong hôm 26/12 ông còn nói: "Nếu ông Goetz bị sa thải, 100% người thay thế sẽ là HLV nội". Chẳng hiểu, bản lĩnh của ông ở đâu mà phải nói từ “nếu” trong câu chuyện sa thải ông Goetz. Bởi nói gì thì nói, ông Hỷ là chủ tịch VFF, là người có quyền lực nhất VFF, ông có thừa quyền sa thải ông Goetz và cách chức ông Tuấn. Riêng việc này đã thấy bản lĩnh của ông mới thể hiện ở lời nói.
Hay chính vì “bản lĩnh” quá vững vàng của một người lính mà ông Nguyễn Trọng Hỷ phải xin BCH VFF bỏ phiếu tín nhiệm đối với đơn từ chức của ông Tuấn và giờ đây việc “trảm” ông Goetz ông cũng phải đẩy bóng sang Hội đồng HLV quốc gia? Đến mức, một thành viên Hội đồng HLV quốc gia là ông Lê Thế Thọ đã lên tiếng thẳng thắn “Tôi và đồng nghiệp của mình rất đau lòng khi VFF lập ra các ban bệ nhưng chúng tôi chỉ ngồi đó giống như một bức bình phong. Trong suốt quá trình U-23 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 26, Hội đồng HLV Quốc gia không bao giờ nhận được một lời đề nghị từ phía VFF cần sự tham mưu, tư vấn”.
Chủ tịch VFF - Nguyễn Trọng Hỷ
Ông Thọ còn than thở: “Thật buồn cười và phi lý khi VFF đặt chúng tôi vào tư thế của những người mù. Không bao giờ Hội đồng HLV Quốc gia lại đi làm cái công việc mà mình chẳng biết gì hết. Chúng tôi có lòng tự trọng và đạo đức nghề nghiệp nên không thể làm trái với lương tâm. Nếu VFF tôn trọng Hội đồng HLV Quốc gia thật sự thì họ đừng làm cái chuyện vô lý như thế”.
Còn về vấn đề chuyên môn thì thế nào? Ông Hỷ vốn không phải xuất thân từ dân chơi bóng chính gốc mà từ môn bóng rổ. Ông biện minh cho thất bại của U23 Việt Nam bằng việc nhìn sang đội U23 Thái Lan (đội bị loại từ vòng bảng), như một cách để xoa dịu nỗi thất vọng của người hâm mộ. Với cách xoa dịu đó chỉ chứng tỏ một điều ông Nguyễn Trọng Hỷ không hiểu cách làm bóng đá của người Thái. Họ đã đặt mục tiêu lên tầm Châu Á và thế giới, không quá quan trọng sân chơi Đông Nam Á nữa.
Riêng về ông Goetz, khi mới đặt chân tới Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Hỷ khẳng định: “HLV Goetz là HLV nước ngoài xuất sắc nhất mà chúng ta có được từ trước tới nay”. Nhưng sau phiên họp hôm 22/12, chính ông Hỷ lại phát biểu:
“Lỗi trong thất bại của U23 Việt Nam thuộc về HLV Falko Goetz, ông ấy đã sử dụng lối chơi không phù hợp, sử dụng lực lượng không ổn định. 100% thành viên của thường vụ VFF hôm nay đã đề nghị chấm dứt hợp đồng với HLV Falko Goetz. Chúng tôi sẽ chuyển đề nghị này sang Hội đồng HLV QG. Nếu Hội đồng HLV QG quyết định sa thải, chúng tôi sẽ sa thải”! Trình độ chuyên môn của ông về bóng đá là thế sao?
Lúc trước thì khen hết lời, lúc sau thì đổ mọi tội lỗi lên đầu HLV. Mà nếu là người có trình độ chuyên môn vững cộng với bản lĩnh người lính thì chắc chắn ông Hỷ đã không cần phải hỏi Hội đồng HLV quốc gia.
Có lẽ, chính vì những chuyện này, thi thoảng người ta “đá xoáy” ông Nguyễn Trọng Hỷ bằng câu “trả lại bóng đá cho người làm bóng đá”, xét thấy cũng không oan tí nào.
Nếu để ý kỹ, người ta còn thấy ông Nguyễn Trọng Hỷ rất hay lấy ví dụ từ các nước láng giềng. Để giải thích cho thất bại tại SEA Games 26, ông lấy Thái Lan làm thước ngắm.
Khi muốn đuổi ông Goetz, ông Hỷ lại đưa Malaysia và Indonesia làm chuẩn. Người hâm mộ biết Malaysia thành công với HLV nội từ lâu rồi (2009), chứ không phải đợi chủ tịch ví von. Trong khi mỗi nền bóng đá có một đặc điểm địa lý, con người, cách chơi, mục tiêu khác nhau.
Cả ông Tuấn và ông Hỷ đều khẳng định không chịu và không ngại sức ép dư luận. Khi mà ông Tuấn đã vì “thời điểm bóng đá Việt Nam cần thay đổi” mà từ chức, vậy còn ông Nguyễn Trọng Hỷ thì sao?
Phạm Mạnh
Ý kiến của bạn
- Điện thoại không hiển thị lên trang
- Email không hiển thị lên trang
- Nội dung không quá 1000 từ, viết bằng tiếng Việt có dấu.