Báo Vietnamnet
Cập nhật 31/12/2011 02:05:52 PM (GMT+7)
Cập nhật 31/12/2011 06:26:00 AM (GMT+7)
Go.vn
Hơn 15 năm sau chỉ thị cấm pháo, nhìn lại:

Về nơi pháo nổ mát mặt

- Làng Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nơi trước đây nổi tiếng về nghề làm pháo truyền thống. Về làng hôm nay gặp những cụ ông  ham chuyện, họ đã tạc lại, cho thấy một bức tranh toàn cảnh về việc sản xuất pháo từng là nghề hào sảng cũng đầy bi thương ở làng quê này.

Tin bài cùng chuyên mục:

Kể từ ngày 1 - 1- 1995 chỉ thị số 406 TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất buôn bán và đốt pháo đã có hiệu lực.

15 năm nhìn lại và không nhìn sự việc đơn thuần với cái nhìn xấu xí, chúng tôi đưa bạn đọc về với những câu chuyện xa xưa trong một chút tự hào của người làng làm nghề pháo với những lý lẽ riêng của họ.

Hơn nữa qua loạt bài này chúng tôi muốn bạn đọc nhìn lại tổng thể những đổi thay đổi khác ở nơi mà trước đây là “thủ phủ của việc sản xuất pháo”, thực trạng đốt pháo và tai nạn do pháo qua tiếng nói của các chuyên gia .

Pháo là phải nổ mát mặt…

Ông Nguyễn Tiến Tần là nghệ nhân pháo hoa của làng Bình Đà, nghề làm pháo là nghề mà nghệ nhân này trọng vọng và đến nay chưa hết hoài niệm, khắc khoải khi nhớ về. Trong một ngày giáp tết, chúng tôi có dịp trò truyện với ông về pháo. Ông Tần khẳng định bản chất của pháo không phải chỉ đơn thuần là cái để vui chơi đơn thuần mà là cái để dùng dùng trong lễ lạt cúng thần linh.
 
 Nghệ nhân pháo hoa Nguyễn Tiến Tần nhớ truyền thống và kỉ niệm về nghề
Ông Tần lý giải: Vùng đất Bình Đà là nơi có đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (cha đẻ ra vua Hùng). Cũng là nơi nghề pháo là nghề của các cụ có từ ngàn xưa. Người Bình Đà làm 2 loại pháo chính là pháo nổ (phần chính là nổ) và pháo bông (hay còn gọi là bông hoa nghệ thuật). Cả hai loại pháo đều có những dịp dùng hợp lý.

“Ban ngày đốt pháo, ban đêm đốt bông. Pháo là hiệu lệnh báo xuất quân và tiến quân còn bông là báo hiệu thắng trận, ăn mừng và trở về. Ngay cả trong các loại pháo để báo hiệu xuất quân cũng có nhiều loại báo hiệu khác nhau như pháo trầm, pháo rồng…. Cũng bởi chính ý nghĩa này mà sau này những dịp lễ hội lớn của đất nước người ta không thiếu pháo hoa” ông Tần cho hay.

Người làng Bình Đà cũng có bao nhiêu câu chuyện hào sảng quanh chuyện pháo. Từ ngày 1/3 đến ngày 6/3 làng Bình Đà tổ chức hội truyền thống rất to, tắc hẳn cả tuyến đường lớn đi qua làng. Ở Hội làng đó các dòng họ lớn ở làng được giao nhiệm vụ làm những quả pháo (to như cái thùng gánh nước, đường kính 40 cm). Treo lên cây tre cao nhất làng đến lúc tiêm pháo, cháy lên đến quả pháo trên ngọn tre thì nổ đùng đoàng nghe sướng cả tai và cả làng trong hội ở dưới mát mặt với giấy bay phấp phới”.

Nói về quả pháo khổng lồ này, cụ H. một cụ lão trong làng nhớ lại: Tôi còn nhớ có năm làng làm pháo rất to, phải vài người khiêng rồi chen qua cửa vất vả lắm mới mang được ra đền. Các cụ ở làng xưa giỏi lắm, họ làm một quả pháo mà nổ được những 3 lần, đùng rồi lại đùng, đùng…

Nghề pháo trở nên thảm khốc hơn…

Từ năm 90 đến năm 1994 là lúc nghề pháo ở Bình Đà thịnh vượng hơn bao giờ hết. Người người làm pháo, nhà nhà làm pháo - trẻ con đi học về là lao vào lăn vỏ, se ngòi, người lớn đổ thuốc, người già tết bánh… ăn, ngủ nghỉ đều gần pháo tuy rằng không phải ai cũng biết kĩ thuật để làm pháo an toàn.
"Làng Bình Đà không làm pháo nữa nhưng vẫn có người chết vì pháo?" trong câu chuyện vỉa hè cụ ông này chia sẻ.
Xưa chúng tôi thức đêm đổ thuốc pháo dưới ngọn đèn dầu không nổ nhưng những năm cuối cùng chưa cấm pháo thì… người Bình Đà chết vô số vì thuốc pháo ngày càng nhạy” cụ H lý giải về lý do khiến nghề làm pháo trở thành một nghề nguy hiểm và khủng khiếp đối với người ở Bình Đà.

“Ngày xưa khi ngồi đây là lúc nào tai tôi cũng căng ra, chỉ cần một tiếng nổ là đã biết nhà bên đó tang tác cả rồi, chỉ còn giấy và nhà cửa tung hết mái người thì phải đưa đi cấp cứu vội vì nổ thuốc pháo. Càng ngày người Bình Đà làm càng nhiều và mức độ nguy hiểm càng cao ” ông Tần nói thêm.
 
Những cái chết do thuốc pháo cũng bởi những lý do rất ngớ ngẩn. Nhiều nhà tự chế thuốc pháo thấy còn ướt thì mang lên lửa đảo qua để khô hoặc phơi ra sân dưới ánh nắng hanh, người thì đang đổ thuốc có người lạ đến thăm cầm trên tay điếu thuốc lá, tàn thuốc vương vào thúng thuốc nổ để ở bên cạnh thế là… tất cả “đùng”.

Biết nguy hiểm nhưng người dân ở Bình Đà không từ bỏ nghề làm pháo bởi nghề làm pháo làm ra tiền rất nhanh, chỉ cần 3 tháng làm việc là có đủ tiền tiêu cả năm.

Cũng chính bởi lý do này mà những bác sĩ ở Viện Bỏng Quốc Gia nghe đến Bình Đà là đã giật mình. Bởi trong tổng số từ 60 đến 70 ca bệnh nặng do pháo nổ những năm ấy thì Bình Đà đã chiếm hơn một nửa.

  • Phan Loan

Bài 2: Pháo nổ tung… bộ hạ


 
   
Gửi ý kiến phản hồi
Liên hệ quảng cáo
Liên hệ quảng cáo

Đôi khi em cũng chạnh lòng lấy chồng nghèo

Tình yêu của anh và em chỉ gói gọn trong hai từ "xa cách", từ lúc yêu nhau đến lúc cưới chúng mình chỉ gặp nhau được khoảng 6 lần trong vòng 3 năm, bởi ngày đó anh còn theo đuổi hoài bão của mình.


vietnamnet.vn
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Nhận tin RSS
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
'; ABDZone[1] = ''; rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone);