Tin bài cùng chuyên mục
Vẫn còn 7.000 vé tàu Tết
Tăng giá vé xe buýt trợ giá từ 1/1/2012
Khi kiều nữ nghiện “Enter”
Hà Nam: Hiểm họa trên cây cầu mục nát lan can
Chỉ thị cấm pháo…
“Việc sản xuất, buôn bán và đốt pháo ở nước ta trong thời gian qua, tuy đã được quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và đã xử lý một số vụ vi phạm, nhưng tình trạng sản xuất, buôn bán trái phép, đốt pháo tuỳ tiện, nhất là trong các ngày lễ Tết, hội hè, liên hoan, khai trương... ngày càng nhiều” mở đầu chỉ thị cấm pháo đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ.
Sau này chỉ thị còn nêu thêm: “Do sản xuất và đốt pháo đã gây ra hàng ngàn vụ tai nạn, cháy nhà, chết người hoặc gây thương tật suốt đời, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, tổn thất kinh tế, ô nhiễm môi trường rất lớn không thống kê được”.
Các đêm giao thừa, việc đốt pháo trong các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng v.v... kéo dài liên tục từ 30 đến 40 phút, tạo tiếng nổ ồn ào, làm cho người già, trẻ em, người yếu tim, thần kinh yếu không chịu nổi, khói pháo dày đặc kéo dài, xe ô tô, xe gắn máy có lúc không đi lại được, gây tắc nghẽn giao thông.
Theo báo cáo của 44/53 địa phương, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Tuất (1994) đã có 728 vụ tai nạn do pháo gây ra, làm chết 71 người, làm bị thương 765 người và tiêu tốn hàng 20-30 tỷ đồng.
Để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, cũng là xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chung của nhân dân trong cả nước và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ IV về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: “Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa)…”
Sắp tết Nhâm Thìn pháo lậu lại đổ vào nội địa ngày càng nhiều (Ảnh nguồn CAND). |
Cấm nhưng vẫn có pháo nổ!
Ở một xã nhỏ ở huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, cán bộ xã ML kể chuyện: Ngày 30 tết một đồng chí cán bộ xã đi dạo tết bị trẻ con trong xã tung pháo dọa, loạng choạng ngã xuống mương. Cán bộ này tức đến ứa nước mắt, bức xúc nói: Cấm thì vẫn cấm nhưng pháo lậu vẫn tuồn về xã theo đủ kiểu và rất khó kiểm soát.
Còn một cán bộ y tế của xã Q. (cũng ở huyện Đông Hưng) kể chuyện: Gần tết năm ngoái anh có tiến hành một ca cấp cứu do pháo đặc biệt. Bố con nhà anh B đang chuẩn bị đón tết bằng một quả pháo đặc biệt, bố dặn con: “Phải nén một quả pháo thật “hách” để nổ tưng bừng, nghe cho sướng tai”… Và dặn cậu con trai dồn cố thuốc pháo vào một quả pháo cối. Thế nhưng đang dồn thuốc pháo thì pháo phát nổ, tai nạn khiến cậu trai bị hỏng hoàn toàn bộ phận sinh dục. Thứ pháo đó chỉ là một thứ pháo tự chế nhưng sức tàn phá vô cùng vẫn phổ biến ở nhiều vùng quê..
Theo một hướng khác, dịp cuối năm nay là một đợt vất vả của các ban ngành chức năng về việc bắt pháo lậu. Các nguồn tin cho biết pháo lậu vẫn tuồn vào Thủ đô bằng các hình thức vận chuyển bằng xe máy, ô tô với khối lượng lớn. “Liên tiếp bắt hàng trăm cân pháo lậu”, “Quảng Ninh bắt hơn 800 kg pháo lậu”, “Bắt 64 kg pháo lậu ở Thanh Hóa”… ở bất cứ vùng miền nào, người ta vẫn bắt chấp tất cả để vận chuyển pháo.
Thủ phủ sản xuất pháo vẫn có người chết vì pháo nổ?
Hiện trường vụ nổ pháo năm trước tại Bình Đà (Nguồn Internet) |
Về Bình Đà hôm nay ra đường, thấy người dân phơi lông gà công nghiệp rất nhiều. Hỏi ra mới biết, từ khi có lệnh cấm sản xuất pháo, nhiều người dân phải chuyển nghề, người làng Bình Đà chuyển nghề buôn bán và mổ gà công nghiệp cung cấp cho trung tâm Hà Nội.
Nhiều người nói “Sau cấm pháo, làng Bình Đà giàu hơn”. Thế nhưng với những nghệ nhân như ông Nguyễn Tiến Tần và cụ H. thì những năm đầu sau cấm pháo làng nghèo đi rất nhiều. Chỉ sau này sự nhanh nhạy trong kinh tế của dân làng Bình Đà phát huy, họ mở mang buôn bán thì làng mới đổi thay.
Thế nhưng cá nhân ông H. cũng không ngần ngại cung cấp các thông tin cụ thể: Cấm pháo nhưng hằng năm ở đây vẫn xảy ra những vụ nổ, ngay tháng 10 năm ngoái cũng là một vụ nổ lớn… Ông H khẳng định: “Cấm nhưng vẫn có pháo nổ” giá trị của đồng tiền lớn quá khiến người ta bất chấp tính mạng.
Một số nghệ nhân làm pháo hoa ở làng như ông Nguyễn Tiến Tần thỉnh thoảng vẫn dùng kinh nghiệm của mình để làm pháo hoa trong các dịp lớn như kỉ niệm của các tỉnh như Cao Bằng, Đà Nẵng, Quảng Nam… Và mỗi khi những “bông hoa nghệ thuật” ấy phát sáng trên bầu trời họ lại hào hứng, vui tươi như thể lại làm thêm được một việc có ích trong xã hội.
- Phan Loan
Bài 3: “Con quỷ” nào đã khiến pháo nổ ngày càng kinh hoàng?