"Có thật anh đấy không Hùng?".-"Anh đây rồi. Anh sống rồi!"
31/12/2011 07:25:47
- Chuông điện thoại đổ, chị Lại Thị Thoa (31 tuổi ở xóm 8, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) mệt quá không thể trở mình để nhấc máy. Người thân nói đó là người chồng sống sót trên con tàu Vinalines Queen gọi về nhưng chị không tin. Cố gượng người nghe giọng chồng, chị thốt lên: Anh đó phải không Hùng?
Anh Đậu Ngọc Hùng lên tiếng: Anh đây em. Anh còn sống nhưng mệt lắm. Không khí lặng đi giây lát giữa hai đầu dây điện thoại. Nỗi đau, sự hi vọng và có lúc đã thất vọng nhưng rồi niềm vui vỡ òa ở gian nhà nhỏ giữa chiều 30 cuối năm tại xã nghèo Sơn Hải.
Uống nước cháo chờ tin chồng!
Chúng tôi về Sơn Hải khi đêm đông đã sập. Đến đầu xã Sơn Hải hỏi anh Hùng bị chìm tàu sống sót cứ ngỡ như “mò kim đáy bể”. Ấy vậy, người đàn bà nghe tin đã chỉ rành mạch đường đến nhà thuyền viên này. “Hùng con bà Ngoan, Hùng chồng Thoa chứ gì. Cả cái xóm này đang đến chia vui với người thân của anh ấy đây”, một người dân nói.
Chân bước vào cổng nhà anh Hùng, chị Thoa ôm con ngồi trên trong buồng, bên cạnh là hàng xóm. Người đàn bà mới quá 30 chút đỉnh với khuôn mặt thất thần ôm đứa con gái trong lòng. Ai đó bảo nó mới ngất dậy thì nghe được tin chồng đấy. Ba ngày nay chị nằm bẹp dường, chỉ uống nước cháo cầm hơi để chờ tin chồng.
Phải rất lâu sau khi chúng tôi nói chuyện chị mới nhớ giây phút nghe được tiếng chồng. Khoảng 14h chiều qua (tức 30/12/2011) có chuông điện thoại nhưng vì mệt nên chị không bốc máy. Người cô ruột nghe điện. Phía đầu giây bên kia, anh Hùng lên tiếng. Người cô đã choáng váng không tin vào tai mình.
Anh Đậu Ngọc Hùng lên tiếng: Anh đây em. Anh còn sống nhưng mệt lắm. Không khí lặng đi giây lát giữa hai đầu dây điện thoại. Nỗi đau, sự hi vọng và có lúc đã thất vọng nhưng rồi niềm vui vỡ òa ở gian nhà nhỏ giữa chiều 30 cuối năm tại xã nghèo Sơn Hải.
Uống nước cháo chờ tin chồng!
Chúng tôi về Sơn Hải khi đêm đông đã sập. Đến đầu xã Sơn Hải hỏi anh Hùng bị chìm tàu sống sót cứ ngỡ như “mò kim đáy bể”. Ấy vậy, người đàn bà nghe tin đã chỉ rành mạch đường đến nhà thuyền viên này. “Hùng con bà Ngoan, Hùng chồng Thoa chứ gì. Cả cái xóm này đang đến chia vui với người thân của anh ấy đây”, một người dân nói.
Chân bước vào cổng nhà anh Hùng, chị Thoa ôm con ngồi trên trong buồng, bên cạnh là hàng xóm. Người đàn bà mới quá 30 chút đỉnh với khuôn mặt thất thần ôm đứa con gái trong lòng. Ai đó bảo nó mới ngất dậy thì nghe được tin chồng đấy. Ba ngày nay chị nằm bẹp dường, chỉ uống nước cháo cầm hơi để chờ tin chồng.
Phải rất lâu sau khi chúng tôi nói chuyện chị mới nhớ giây phút nghe được tiếng chồng. Khoảng 14h chiều qua (tức 30/12/2011) có chuông điện thoại nhưng vì mệt nên chị không bốc máy. Người cô ruột nghe điện. Phía đầu giây bên kia, anh Hùng lên tiếng. Người cô đã choáng váng không tin vào tai mình.
Nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt vợ con anh Hùng. Ảnh: Trọng Đức |
Chị Thoa nằm trên giường nghe vậy, cố ngước cổ dậy nhăn mặt không tin mà nghĩ bị đùa. Rồi người cô thốt lên. Thật rồi. Thằng Hùng. Chị Thoa lúc này vùng dậy như người chết đuối vớ được cọc cố ngoi lên mặt nước để tìm sự sống. Mong mỏi về người chồng ba ngày qua khiến chị không thể không hi vọng dẫu biết là rất mong manh.
A lô. Thoa phải không em, tiếng Hùng nhẹ từ ngàn dương. Chị Thoa run rẩy: Có thật anh không Hùng?
Anh đây rồi. Anh sống rồi. Anh được người ta vớt lên tàu nhưng hiện đang mệt lắm.
Chỉ nghe chồng nói đến đó, chị Thoa ném tấm thân tàn tạ xuống giường nghĩ suy.
Có lẽ sau nhiều tiếng đồng hồ nghe điện thoại của chồng rồi ngồi trò chuyện với phóng viên, chị vẫn chưa tin sự kỳ diệu đến với gia đình mình. Khuôn mặt và đôi mắt thất thần của chị đã nói lên tất cả.
“Em không thể ngờ chồng có thể sống được. Giờ em vẫn chưa tin anh ơi”, chị Thoa chia sẻ.
Điều kỳ diệu chiều 30 tết!
Không những chị Thoa, mà ngồi chuyện trò, bà Ngô Thị Ngoan (mẹ anh Hùng) cũng rất kiệm lời. Người mẹ này không buồn nữa nhưng nụ cười vẫn chưa nở. “Nghe con dâu nói điện thoại với chồng, tôi cũng nghĩ nó đùa để cho bố mẹ vui nhưng không...”, bà Ngoan tâm sự.
Điều kỳ diệu chiều 30 tết!
Không những chị Thoa, mà ngồi chuyện trò, bà Ngô Thị Ngoan (mẹ anh Hùng) cũng rất kiệm lời. Người mẹ này không buồn nữa nhưng nụ cười vẫn chưa nở. “Nghe con dâu nói điện thoại với chồng, tôi cũng nghĩ nó đùa để cho bố mẹ vui nhưng không...”, bà Ngoan tâm sự.
Bố mẹ của thuyền viên Đậu Ngọc Hùng. Ảnh: Trọng Đức |
Khi thấy con dâu buông máy, vài phút sau chuông điện thoại lại reo, bà Ngoan cầm máy. Hùng phía bên kia đầu dây giọng vẫn yếu ớt. Hùng đó con, bà Ngoan nói như khóc.
Hùng: Dạ mẹ. bà Ngoan đứng lặng giữa nhà. Phải mấy giây sau đó, bà mới định thần để hỏi han sức khỏe của con. Rồi Hùng kể với mẹ về sự sống sót của mình. “Nó bảo khi tàu chìm thì may mắn vớ được cái phao. Rồi nằm lênh đênh trên biển mấy ngày. Hôm nay may mắn được một con tàu của nước Anh cứu lên thuyền.
Lên thuyền nó đã mượn điện thoạn để liên lạc về nhà cho người thân đỡ lo. Con tôi sống rồi phải không anh”, câu hỏi của người mẹ chẳng có ai trả lời nhưng như một lời khẳng định để động viên.
5h chiều cùng ngày, điện thoại lần thứ 3 từ ngàn trùng lại gọi về. Giọng bố, mẹ, vợ con người thuyền viên may mắn khe khẽ trong điện thoại. Ở gian nhà cấp bốn đã rêu phong, hàng xóm nghe được cả tiếng cười. Thật sự điều kỳ diệu ập đến vào chiều 30 tết.
Một nhà vui, nhiều nhà buồn!
3 ngày trước khi nghe được điện thoại của con, qua người thân, gia đình bà Ngoan nghe được tin tàu của Hùng bị chìm. Cả nhà nghe mà như sét đánh, chẳng làm được gì. Không khí trong nhà buồn thiu. Có lẽ bấy giờ tiếng chuông điện thoại đổ là điều mong mỏi nhất hơn cả miếng ăn.
Hàng xóm đến chia vui cùng gia đình anh Hùng. Ảnh: Trọng Đức |
Hàng xóm nghe chuyện cũng kéo đến động viên, chia sẻ. Những ngày đó, nhà Hùng ở quê nhà lúc nào cũng nhộn nhịp nhưng đến đó, người ta chỉ thấy sự buồn bã, thất vọng.
Giờ thì khác, khi chúng tôi đến căn nhà đã động đậy bởi giọng nói, tiếng cười. Nhiều tiếng đồng hồ qua, khuôn mặt Thoa đã rạng ngời. Nụ cười như trong bức ảnh cưới chị đứng bên chồng đặt trang trọng nơi đầu giường vậy. Bà Ngoan cũng đã đi lại nói chuyện với mấy bà hàng xóm cười như được mùa cá…
“Vui lắm. Cả xã này ai cũng mừng cho gia đình ông bà Ngoan. Từ chiều đến giờ mọi người đến chia sẻ không ngớt. Gia đình đã phải mượn thêm mấy cái bàn cho bà con uống nước. Cưới thằng Hùng cũng vui ra ri (như thế)”, ông Nguyễn Huy Thân-hàng xóm anh Hùng cười nói.
Khi chúng tôi ra về, đường xã nghèo sâu hun hút, uốn lượn. Tiếng hàng xóm vọng ra lời chia sẻ. Mừng cho Hùng nhưng thương quá cho gia đình các thuyền viên xấu số khác trên tàu Vinalines Queen! Chợt thấy lành lạnh bên tai.
Mong nhiều kỳ diệu sẽ đến.
Ngàn trùng dương ơi!
Một người dân Sơn Hải chết vì tàu chìm |
*"Năm vừa qua xã Sơn Hải cũng có hơn 40 người đi xuất khẩu lao động. Chủ yếu là đi lao động ở các nước như Malaysia, Hàn Quốc… Nhưng đi tàu lớn như Hùng thì hiếm lắm. Đầu tháng 11/2011 tại địa bàn xã cũng đã có một người chết vì tàu đắm khi đi xuất khẩu lao động. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Tiến Giới (38 tuổi)”, ông Thái Bá Hải-Trưởng Công an xã Sơn Hải trả lời. *Anh Đậu Ngọc Hùng là con trai duy nhất trong gia đình 5 chị em. Hùng là con trai út. Từ nhỏ Hùng vốn theo cha ra biển và thạo nghề sông nước. Hùng lấy vợ năm 2006 và đã có một cháu gái 4 tuổi. Mới đi tàu được gần 1 năm thì xảy ra vụ việc trên. Theo người dân xã Sơn Hải thì rất có thể do sự thạo nghề mà trong lúc gặp nạn Hùng đã nhanh chóng và may mắn vớ được phao cứu sinh! |
Trọng Đức
.