Xuân Hinh giả gái: Giống cả tới… “đôi gò bồng đảo” Danh hài Xuân Hinh tham gia đĩa hài Tết “
Xuân Hinh kén chồng” do Công ty Nghe nhìn Thăng Long sản xuất và phát hành qua 2 tiểu phẩm
Bắt đền đại gia và
Thị hến kén chồng. Đặc biệt nhất, anh đều giả gái trong cả hai tiểu phẩm trên.
Từ lâu, giả gái không còn là chuyện hiếm của các nghệ sỹ hài Việt Nam. Bản thân Xuân Hinh cũng từng rất nhiều lần “hóa thân” phụ nữ trong các tiết mục biểu diễn. Vì vậy, không ít khán giả kỳ vọng hình ảnh “gái lẳng” Xuân Hinh sẽ hết sức mới lạ, độc đáo trong đĩa
hài tết năm 2012.
|
Xuân Hinh giả gái ấn tượng trong Bắt đền đại gia. |
Với tiểu phẩm
Bắt đền đại gia, cây hài kỳ cựu hóa thân cô gái chuyên dùng nhan sắc lừa đảo các đại gia có “máu dê”, một lúc nhận chửa hoang với cả 3 anh chàng. Dưới sự chỉ đạo sắc sảo của đạo diễn Doãn Hoàng Giang, ẩn chứa đằng sau những trận cười sảng khoái, khán giả sẽ nhận ra nhiều vấn đề nóng nhất trong xã hội hiện đại như ngoại tình, lừa đảo, lối sống buông thả của con người.
Cảm nhận đầu tiên khi theo dõi
Bắt đền đại gia là hình ảnh giả gái của Xuân Hinh (cũng là tên nhân vật trong tiểu phẩm – PV) được đầu tư kỹ lưỡng, chau chuốt từ bộ váy dạ hội vàng óng cho tới các đồ trang sức, thậm chí tới cả sự “nở nang” trông như thật của "đôi gò bồng đảo" khi diện váy dạ hội.
Không gian cảnh quay tiểu phẩm diễn ra phần lớn trong ngôi nhà mẹ con Xuân Hinh hầu như không có ngoại cảnh, vì vậy, khả năng ứng biến, giao tiếp của Thanh Thanh Hiền - Xuân Hinh có thêm nhiều điều kiện bộc lộ.
Không phụ sự mong mỏi khán giả, cặp đôi ăn ý nhiều năm thể hiện các màn tung hứng đối đáp hết sức thú vị, khéo léo. Thêm vào đó, cả hai đều trình diễn khả năng ca hát cuốn hút giúp cho tiểu phẩm thêm phần mềm mại, hấp dẫn hơn.
Bắt đền đại gia có đoạn Xuân Hinh bị mẹ hỏi tại sao lại chửa hoang với tận 3 ông, “gái lẳng” hóm hỉnh trả lời: “
Thế bán hàng, bà muốn nhiều khách hay ít khách. Thế phở ngon thì tôi chỉ bán 1 bát cho 1 người thôi à. Nói chung hàng ngon phải bán cho nhiều người chứ”...Cử chỉ, nét mặt cho đến cách nhấn nhả câu của Xuân Hình thể hiện rõ nét sự “lẳng lơ” khiến khán giả vừa cười, vừa phục sự ví von hóm hỉnh, gần gũi như vậy.
Mang bầu giả, nhưng “gái lẳng” Xuân Hinh quyết tâm bắt đền tất cả những kẻ từng qua lại - “
kể cả đánh vữa cũng bắt đền”. Rồi tiếp đó, gọi điện dụ các chàng lần lượt đến và tuyên ngôn xanh rờn: “
Tôi chửa là cứ đẻ - không nuôi được là gửi về cho công ty anh nuôi, cho mẹ anh nuôi, vợ anh nuôi…” Sợ quá, các đại gia lần lượt giao tiền, sổ đỏ cho “gái lẳng” Xuân Hinh.
Hài tết Xuân Hinh hầu như năm nào cũng có một vài từ ngữ nhạy cảm.
Bắt đền đại gia không ngoại lệ, đó là khi nhân vật Xuân Hinh nói về tên của mình: “
Xuân Hinh là đủ kêu rồi - đủ cho thiên hạ đứng ngồi không yên, đủ cho thiên hạ đến để “phọt” tiền cho Xuân Hinh”. Hay đoạn bắt đền chàng trai làm chửa hoang, Xuân Hinh so sánh cái thai to bằng cái dép hoặc nhí nhảnh nói chuyện quan hệ tế nhị với “đại gia” máu dê: “
Đã bảo người ta nhạy lắm còn không nghe cơ! Hôm đấy cứ bảo người ta cố lên cho con nó khỏe, bây giờ nó khỏe thì tự giải quyết lấy”…Tuy nhiên, xét trong từng văn cảnh, sự tục tĩu, bậy bạ hầu như không có trong
Bắt đền đại gia.
Thị Hến kén chồng châm biến thảm họa Da nâu Không chỉ giúp khán giả “cười thật đã” với nhiều tình huống oái oăm trong cuộc sống hiện đại, tiểu phẩm
Thị Hến kén chồng của Xuân Hinh chuyển thể từ tích dân gian nổi tiếng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lại đưa người xem về với không gian tết xưa, với những ông Huyện, ông Xã, ông Đề mang trong mình “máu dê” nhưng khúm núm sợ vợ.
Trong tiểu phẩm, nhân vật nữ chính Thị Hến do Xuân Hinh đảm nhận, bên cạnh đó là các gương mặt quen thuộc làng hài như Thanh Thanh Hiền (bà huyện), Hồng Quân (Thằng hầu); Thu Hằng (bà xã), Phú Đôn (thầy Đề) Minh Nguyệt, Tiến Minh…
|
Cảnh "nhạy cảm" cuối cùng trong tiểu phẩm Thị Hến kén chồng. |
So với
Bắt đền đại gia, Thị Hến kén chồng sở dụng dùng nhiều từ ngữ khá "thô" như: “
con mẹ”, “mẹ bố nó”, “bà mà bắt được, bà xẻo cho chó nó ăn”, nhiều câu nói, hành động liên tưởng chuyện chăn gối vợ chồng tế nhị. Thêm nữa, kịch bản bạo dạn xây dựng tuyến nhân vật quen thuộc như ông Huyện, ông Xã, thầy Đề ham của lạ, sợ vợ một phép…
Bù lại,
Thị Hến kén chồng đã sáng tạo thêm nhiều tình huống ứng xử hài hước, khéo léo hợp văn cảnh làm người xem không có cảm giác quá dung tục, bị cũ, nhàm. Chẳng hạn như chi tiết thầy Xã “châm biếm” ca khúc thảm họa “Da nâu” của Phi Thanh Vân khi vừa đi vừa hát “em
có một ước ao, em có một khát khao, một cái ao…”; “tỉa đểu” việc hối lộ thông qua hình ảnh ngược đời: viên lính quèn ăn tiền đút lót của ông huyện, bà huyện, thầy Đề…
Cần phải nói thêm rằng,
Thị Hến kén chồng dành khá nhiều đất diễn cho Xuân Hinh - một nghệ sỹ luôn thành công suất sắc với các vai giả gái đỏng đảnh, lẳng lơ. Do vậy, sự sáng tạo, tung hứng không ngừng của danh hài với các diễn viên khác khiến tiểu phẩm vừa dung dị, gần gũi lại không kém hài hước, hóm hỉnh hấp dẫn từ đầu đến cuối.
Câu chuyện
Thị Hến kén chồng kết thúc bằng nụ cười hỉ hả của Thị Hến khi cả 3 gã ham “của lạ” biết mình bị lừa (Thị Hến thực tế là người hầu).
Nụ cười sảng khoái của “Thị Hến” Xuân Hinh gợi nhớ lời chia sẻ cách đây ít lâu của anh trên báo chí: “
Tiếng cười giáo dục con người mạnh hơn tiếng khóc. Bạn có thấy có đất nước nào mà như ở Việt Nam có nhiều chuyện tiếu lâm như thế không? Cuộc sống của chúng ta còn khó khăn, cho nên Việt Nam mới nhiều chuyện tiếu lâm như thế. Tiếng cười rất quan trọng. Tiếng cười nâng đỡ, an ủi tâm hồn con người qua những thăng trầm cay đắng”.