Cập nhật 08/01/2012 07:05:23 AM (GMT+7)
Go.vn

Nghiên cứu lọt trình quốc tế của một sinh viên

- Không chỉ mang tính cộng đồng hay nhân văn, tính ứng dụng thực tiễn của một số công trình nghiên cứu của sinh các trường ĐH tại VN còn được đánh giá là đã đạt tầm khu vực và quốc tế.

Đó là những sản phẩm vừa dành giải Nhất cuộc thi “Tài năng khoa học trẻ VN” và huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” năm 2011 do Bộ GD-ĐT và TƯ Đoàn TNCS HCM trao tặng vào sáng 7/1 tại Hà Nội.

Công trình “Nghiên cứu thực hiện phản ứng Suzuki sử dụng xúc tác phức palladium cố định trên chất mang nano từ tính” của SV Đặng Bảo Trung, ĐH Bách Khoa, ĐH QG TP.HCM được hội đồng đánh giá là một công trình nghiên cứu “mẫu mực” về xúc tác dị thể, từ việc thiết kệ xúc tác, chế tạo đến đánh giá hiệu quả xúc tác.
Huỳnh Hữu Cảnh và cậy gậy do nhóm em thiết kế.

Công trình này được đánh giá đã tiếp cận đến trình độ khu vực và quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đăng trên tạp chí uy tín quốc tế trong danh mục ISI (Chinese Journal of Catalysis) với Impact factor 0,786 (tạm dịch là “Chỉ số ấn tượng", liên quan với mức độ ảnh hưởng của TC, cho ta biết TC có thường xuyên được các nhà KH quan tâm và sử dụng hay không).

“Cánh tay nối dài” của người khiếm thị

Với nhóm 4 SV gồm Huỳnh Hữu Cảnh (chủ đề tài), Nguyễn Anh Tuấn, Hồ Phạm Uyên Phương và Nguyễn Thị Thùy Dung (Khoa GD đặc biệt, ĐH Sư phạm TP. HCM) sản phẩm cây gậy có gắn mô hình đèn và âm thanh cho người khiếm thị xuất phát từ chính hoàn cảnh của cá nhân.

Lê Văn Quyền, SV Công nghệ thông tin ĐH Bách Khoa Hà Nội cùng 3 bạn khác trong nhóm xuất sắc đạt giải Nhất với công trình giúp đỡ người chạy thận nhân tạo.

Cả Cảnh và Phương đều là những người khiếm thị. “Nhiều lần ra đường, với người mắt sáng đã là nguy hiểm, người khiếm thị như chúng em càng khó khăn hơn” – Phương tâm sự.

Hữu Cảnh chia sẻ: “Cây gậy không chỉ giúp di chuyển, nó là người bạn thân thiết, cánh tay nối dài của chúng em. Nhận thấy cây gậy thông thường hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại đông, nhiều chướng ngại vật nên em và các bạn đã cùng nhau thực hiện ý tưởng làm cây gậy với âm thanh và ánh sáng này” .

Gậy được thiết kế dạng gập, gọn nhẹ, dễ mang theo, dọc thân gậy có gắn một số bóng đèn màu, phần chạm đất có bánh xe lăn, gần tay cầm của gậy có nút bấm âm thanh và đèn. Đèn giúp di chuyển vào ban đêm và còi báo âm thanh khi di chuyển băng qua đường, lúc đi vào đám đông.

“Làm như vậy vừa tạo chú ý cho người đi đường vừa dễ hơn trong việc nhờ người xung quanh giúp đỡ” – Cảnh cho biết.

Khó khăn lớn nhất của nhóm, theo Phương chia sẻ: “Vì là người khiếm thị nên việc thiết kế với bọn em là vất vả nhất rồi vì không thể tự điều kiện phương tiện nên phải thuê xe ôm chở đi mua nguyên vật liệu, khá tốn kém”.

Mai Thị Thanh Chung, ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng

Được sự giúp đỡ của những người anh, người chị đi trước có kinh nghiệm cùng việc tận tình chỉ bảo của TS Nguyễn Thị Kim Anh, một số công ty nên khó khăn của nhóm dần được khắc phục.

Từ khi bắt tay vào làm (tháng 10/2010), sau gần 5 tháng sản phẩm đầu tiên của nhóm ra đời và dần dần được sửa chữa, hoàn thiện. Niềm vui lớn nhất của Cảnh và các bạn chính là sự đón nhận nhiệt tình của các bạn có chung hoàn cảnh và những đóng góp chân thành, những phản hồi của người dân về sản phẩm.

Cảnh cho biết nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và ước mong sẽ có một xưởng sản xuất những cây gậy như thế này phục vụ người khiếm thị với giá thành ước tính chỉ từ 200.000-250.000 đồng (gậy thường cũng đã gần 200.000 đồng).
Sáng tạo giúp người chạy thận nhân tạo

Với sản phẩm là hệ thống rửa quả lọc để tái sử dụng trong chạy thân nhân tạo, Lê Văn Quyền, SV Công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cùng 3 thành viên khác trong nhóm tin tưởng rằng: “Người bệnh sẽ giảm được chi phí mỗi lần chạy thận, chất lượng quả lọc được đảm bảo nghĩa là người bệnh sẽ được điều trị tốt hơn.

Và nếu trước đây một quả lọc thận với người bác sĩ lành nghề, rửa bằng tay, số lần tái sử dụng có thể từ 3-5 lần thì sản phẩm của nhóm giúp tăng gấp đôi số lần tái sử dụng và tối đa là 15 lần mà chất lượng thì đảm bảo vì hoàn toàn tự động, lượng dung dịch và nước cũng được tính toán để tiết kiệm tối đa”.

Theo khảo sát của nhóm SV, hiện việc chạy thận nhân tạo chỉ có tại BV Bạch Mai và quy trình rửa quả lọc còn nhiều hạn chế. Sau hơn 1 năm làm việc, sản phẩm được các chuyên gia và Bộ GD-ĐT đánh giá cao. Nhóm hi vọng sẽ sớm hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị đưa thực nghiệm vào bệnh viện tiến tới áp dụng được trên cả nước, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Giải “Tài năng khoa học trẻ VN” (trước đây là “Sinh viên nghiên cứu khoa học) năm 2011 dành cho SV trên cả nước do Bộ GD-ĐT chủ trì đã nhận được 304 công trình gửi tham gia xét giải. Trải qua 2 vòng với tổng cộng 36 hội đồng đánh giá, BTC đã chọn trao 13 giải Nhất, 30 giải Nhì, 50 giải Ba và 105 giải Khuyến khích cho 470 SV.


Văn Chung
Gửi ý kiến phản hồi

'Tôi không bi quan về 95%...'

Có ít nhất 4% trong số 5% kia trực tiếp hay gián tiếp, gần hay xa có thể sẽ nhập với 95% kia. Ngược lại, trong số 95% kia có thể có 30-40 hay 50% mong muốn được trở về 5% kia.


vietnamnet.vn
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Nhận tin RSS
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.