Chủ Nhật, 08/01/2012, 06:13 [GMT+7]
.
.

Mỹ xung đột Iran, chiến tranh thế giới III sẽ nổ?

(Phunutoday) - Tình hình ở Vịnh Ba Tư đang nóng lên. Bất chấp cảnh báo của Iran, Mỹ cho biết họ sẽ tiếp tục tăng cường nhóm tàu sân bay trong khu vực. Các chuyên gia nói rằng các bên đe dọa lẫn nhau và đang đứng trước nguy cơ bắt đầu chiến sự thực tế.

Nếu Mỹ đánh Iran rất có thể chiến tranh thế giới lần thứ III sẽ xảy ra?

Hôm nay cuộc tập trận "Velayat-90" ở eo biển Hormuz của Iran đã kết thúc. Khoảng 40% xuất khẩu dầu sang châu Âu và Mỹ đi qua eo biển này. Iran đe dọa sẽ chặn eo biển này, lập tức Hoa Kỳ phản ứng ngay: nhóm tấn công dẫn đầu là tàu sân bay John C. Stennis được đưa đến gần khu vực tập trận của Iran. 

Đáp lại, tư lệnh Iran Ataolla Salehi đe dọa Wasington sẽ gặp "rắc rối" nếu nhóm tàu quân sự của Mỹ tăng lên, và tuyên bố rằng Iran đã chuẩn bị đầy đủ để "đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa nào, và đủ khả năng để thực hiện tất cả mọi động thái cần thiết."

Mỹ trả lời rằng họ sẽ không ngừng các hoạt động của mình nhằm mục đích đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực. Hiện tại hành động của các bên giống như trò khoe cơ bắp, bởi vì trên thực tế không bên nào cần đến một cuộc chiến tranh. Nhà Đông Phương học Boris Dolgov khẳng định:

Tư lệnh Iran Ataolla Salehi đe dọa Wasington sẽ gặp "rắc rối" nếu nhóm tàu quân sự của Mỹ tăng lên, và tuyên bố rằng Iran đã chuẩn bị đầy đủ để "đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa nào, và đủ khả năng để thực hiện tất cả mọi động thái cần thiết."

“Iran không muốn xung đột với Hoa Kỳ bởi vì không đủ mạnh để chống lại các xung đột quân sự của một nước có các đồng minh hùng mạnh, trong đó có Israel. Tại Hoa Kỳ, các chính trị gia nước này đang vận động hành lang ủng hộ Israel, có cả vận động hành lang một số đối tượng khác nhau, đại diện cho lợi ích của những người không muốn xảy ra xung đột. Và tất cả mọi vấn đề ở đây đều phụ thuộc vào quyết định cụ thể của các nhà lãnh đạo chính trị. Hiện tại chưa thể có quyết định bắt đầu hành động quân sự chống Iran.”

Tình hình này sẽ rất nguy hiểm vì trong trường hợp một chiến dịch quân sự cho dù là quy mô nhỏ xảy ra ở vùng Vịnh Ba Tư, thì ngay lập tức sẽ dẫn đến cuộc xung đột toàn cầu, lôi kéo gần như tất cả các nước trong khu vực. Nhưng đây không phải là tất cả các nước đều chống Iran. Nước này cũng có những đồng minh. Bà Lydia Kulagina, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu phương Đông, Viện hàn lâm khoa học Nga cho biết:

Iran ngày càng thể hiện thái độ cứng rắn hơn với Mỹ và đồng minh

“Tất nhiên, các quốc gia ở đây chống lại bất kỳ hành động quân sự nào trong khu vực. Bởi vì bất kỳ hành động quân sự nào, thậm chí rất nhỏ, thậm chí chỉ với hoạt động của không quân mà thôi, sẽ gây ra sự trả đũa của Iran đối với các nước láng giềng. Và cuộc chiến này nhất thiết sẽ lan rộng ra cả khu vực. Nếu chúng ta nói về vùng Vịnh Ba Tư, các nước ở đây có thái độ tiêu cực hơn đối với Iran. Có một số lý do cho việc này. Trước hết, đó là vấn đề người Shiite. Thứ hai, đó là chính sách hạt nhân của Iran. Điều này gây ra những phản ứng tiêu cực. Nhưng một số nước khác, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon, trong trường hợp chiến tranh sẽ không là đối thủ của Iran. Họ sẽ ủng hộ Iran và thậm chí giúp nước này.”

Đồng minh chủ yếu của Iran là Syria. Phương Tây không được lòng chế độ chính trị ở cả hai nước. Mục tiêu chính của tất cả mọi chiến dịch Mỹ ở Trung Đông vẫn là lật đổ Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và Bashar al-Assad. Tuy nhiên, họ vẫn không thể kích hoạt kịch bản "Libya" tại các nước này. Phần nhiều là do Liên Hiệp Quốc và các cầu thủ quốc tế như Nga và Trung Quốc tiếp tục phản đối mọi hành động quân sự chống Iran và Syria. Chẳng hạn, Trung Quốc đã lên án Barack Obama vừa ký dự luật về lệnh trừng phạt kinh tế mới chống Iran. Còn Nga thì vẫn tiếp tục nhấn mạnh giải pháp ngoại giao để giải quyết cả hai vấn đề.

  • Phú nguyễn (theo Tiếng nói nước Nga)
;
.
.