Bà con hàng xóm đều khóc thương cho bà Phương.
Những ngày này, ở xóm Lẻ, thôn Kim Giang, xã Đại Cường (Ứng Hòa – Hà Nội) xôn xao lên chuyện bà Phạm Thị Phương, người cùng thôn ổ đi làm giúp việc bị chủ nhà tra tấn dã mãn phải nằm viện. Đi từ đầu làng rồi đến cuối làng đều có những tiếng xì xào kể chuyện, người than ngắn, người thở dài, thậm chí có nhiều người rớt nước mắt khi nói về thân phận của bà Phương. Và nếu hễ thấy có chiếc xe nào đứng khự trước cổng nhà cụ Tạ Thị Huê là mọi người lại kéo đến hỏi thăm tình hình của bà Phương.
Có giọng người đến thăm nhà, bà cụ Tạ Thị Huệ lọm khọm, nhấc từng bước chân nặng nề, chậm chạp ra đón. Mặc dù ở cái tuổi 95 xưa này hiếm, mắt đã kém, chân đã chậm, tay đã run, nhưng mẹ Huệ vẫn cố gắng để hỏi han về công việc của phóng viên.
XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHƯƠNG
|
"Nào ngờ để ra nông nỗi này!" - mẹ Huê nói. |
Hay tin có phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về tìm hiểu sự việc của bà Phương, hàng xóm của bà kéo tới chật nhà. Chị Tạ Thị Tuyết, một người hàng xóm của bà Phương bảo: “Từ xưa đến nay trong làng này, ai cũng biết bà Phương vốn tính hiền lành, tử tế, cả đời chẳng to tiếng với ai bao giờ. Vậy mà không hiểu sao đi giúp việc được thời gian đã bị đánh đập tới nông nỗi này cơ chứ. Hay là bà ấy lành hiền quá nên bị người ta bắt nạt? Rõ khổ…”.
Theo những người dân trong làng, thì chính sự nghèo túng và gia cảnh cô độc nên nhiều người trong làng cũng đi làm giúp việc gia đình ở khắp nơi. Bởi chính cái nghèo ấy khiến nhiều người phải rời quê đi kiếm tìm cái ăn, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Cái sự nghèo khó của bà Phương thì chỉ nhìn căn nhà lụp xụp, tồi tàn và chẳng có gì đáng giá đã toát lên cảnh bần hàn.
|
Hàng xóm đến hỏi thăm động viên mẹ Huê |
XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHƯƠNG
“Ở làng cũng có mấy chục người đi làm giúp việc như bà Phương nhưng chỉ có người bị chủ không trả tiền công thôi. Còn bị đánh đập cũng có nhưng tra tấn dã man như thế làng chưa có ai bị như vậy cả. Chúng tôi rất bất bình vì những hành vi tàn độc của bà kia (tức nói bà Trần Thị Tuyết Minh - PV) thì nhẫn tâm quá. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm để răn đe những kẻ khác” - chị Phạm Thị Thủy, sụt sùi thương cảm với bà Phương là hàng xóm đề nghị.
Người mẹ liệt sĩ 95 tuổi vẫn phải một lần nữa khóc con.
Khổ nhất vẫn là cụ Tạ Thị Huê, mẹ đẻ bà Phương, một gia đình chính sách - mẹ liệt sỹ. Mẹ Huê sinh được 3 người con, 2 trai, 1 gái. Năm 1971, khi đất nước còn trong lửa đạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất, thì người con trai cả Phạm Văn Đoãn đã anh dũng hy sinh tại chiến trường miền Nam.
Có giọng người đến thăm nhà, mẹ Huệ rón rén bước ra ôn tồn hỏi han chuyện khách. Dù nay mắt đã
mờ chân chậm, đầu óc chẳng còn minh mẫn như ngày trước, nhưng với bản năng của người mẹ cũng đã mường tượng được có điều gì đó chẳng lành xảy ra với con gái mình.
Cụ Huê chìa bàn tay đã nhăn nheo vì tuổi già nắm lấy bàn tay của tôi, tay cụ run run không phải vì trời rét hay là vì tuổi già mà chắc là vì cụ đã linh cảm được những điều xấu đã xảy ra với đứa con gái của cụ....
Ông Phạm Quốc Kỳ (em trai bà Phương) cho biết, hôm người làng đưa bác Phương về, cụ cứ sờ lên mái tóc rồi hỏi: “Sao tóc con rối như này mà không chải đi, hay ốm hả con? Sao mẹ hỏi mà cứ không nói gì thế?”. Người nhà sợ cụ sốc nên giấu biệt mọi chuyện, khi PV ngồi trao đổi với gia đình, ông Phạm Quốc Kỳ (em trai bà Phương) cũng nói khéo để mẹ xuống giường nằm nghỉ lưng.
“Hôm bác Phương về vì vết thương đau quá nên cứ ú ớ mê sảng, cụ lại dậy sang bảo: Sốt cao như thế thì phải đưa đi viện chứ sao còn chưa đi? Nhưng nhà không muốn cụ biết ảnh hưởng đến sức khỏe. Mấy hôm nay, mội người trong làng biết chuyện đến hỏi thăm cụ cũng biết chuyện rồi và còn mắng: Sao chị thằng Kỳ đau như thế mà không nói cho mẹ?. Tôi phải đỡ lời, chị con cũng sơ sơ thôi mẹ à. Nghĩ mà…” – ông Kỳ lánh mắt ra cửa giấu đi những giọt nước mắt của người đàn ông.
Mẹ Huê sinh được 3 người con 2 trai, 1 gái. Người con cả là liệt sĩ thời kháng chiến chống Mỹ, tiếp đến là bà Phương và ông Kỳ. Nhưng điều mẹ Huê lo lắng nhất vẫn là bà Phương.
“Cái Phương số nó khổ lắm. Thời con gái cũng có người đến nhưng tính khí nó chậm, tôi sợ mai này việc gia đình, con cái không cáng đáng được nên ở vậy cũng tôi. Chẳng biết đi làm ăn thế nào mà người ta đánh đập như thế? Nó có sao không chú, có sống được không? Tết có về nhà được không vậy…?” - giọng mẹ Huê run run, hỏi dồn về tin tức bà Phương khi PV đến thăm hỏi gia đình.
Khi chúng tôi ra về, trong ngôi nhà 2 gian đã rêu mốc, mẹ Huê vẫn bần thần lủi thủi một mình ngóng mong được đi viện, được nhìn và chăm sóc người con gái đáng thương của mình. Phía ngoài cổng thi thoảng vẫn có người gọi ới hỏi thăm của làng xóm than quen…
XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHƯƠNG