Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD

Thứ bảy 21/01/2012 08:00
(GDVN) - Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng XI, trong thời gian tới, toàn ngành GD-ĐT phải đổi mới toàn diện và thực hiện tốt các công tác trọng tâm sau:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ngành giáo dục phải thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm

Tại Hội nghị tổng kết bốn năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006 CT-TTg về chống tiêu cực trong giáo dục, sơ kết ba năm thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được tổ chức tại Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo:

Một là: Hoàn chỉnh việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng để phát triển nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; đưa nền giáo dục nước ta tiến kịp nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam và thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020…

Hai là: Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT trong cả nước. Đẩy mạnh phân cấp và đề cao tự chủ các cơ sở GD-ĐT. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng xã hội học tập để người dân được học tập suốt đời.

Ba là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, ổn định và phát triển về chất lượng, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”. Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có tầm nhìn xa để tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ ra các kế hoạch cụ thể cho sự phát triển giáo dục nước nhà.

Bốn là: Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy: tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản theo hướng giảm tải, phù hợp với chủ trương GD-ĐT đã đề ra. Làm tốt công tác phổ cập giáo dục cho người mù chữ… Triển khai có kết quả Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Năm là: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp trường lớp, cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóa, cùng với sự tăng cường đầu tư của Nhà nước là sự đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Xây dựng nhà ở, khu nội trú cho giáo viên và học sinh yên tâm công tác và học tập.

Sáu là: Quan tâm sâu sát hơn nữa cho giáo dục của các vùng xa, vùng sâu, đảm bảo công bằng trong giáo dục. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với con em của người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người dân tộc, con gia đình nghèo, người khuyết tật… và những vùng có nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi các trường ĐH

Olympic tiếng Anh Hà Nội

Hiệu trưởng nghỉ hưu vẫn phải làm việc

Kinh nghiệm dạy con của các GS nổi tiếng

Thành công từ... trường đời

Bạo lực học đường

Sửa đoạn kết Tấm Cám

Bài văn xúc động về đồng tiền của trò Ams

Rơi nước mắt cuộc sống học sinh vùng cao

SV Ngoại thương: Lương 1.000 USD, không làm?

Các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập ở miền Bắc

KTX tốt nhất Hà Nội


Tùng Linh (trích đăng theo GDTPHCM)