Tiểu thư Hà thành bán “vốn tự có” lấy tiền... bao giai
(Phunutoday) - Phải quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt đau đớn cũng là để Phạm Hoàng Lê (17 tuổi, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) - con gái mình - khỏi xấu hổ. Chị Lan không thể ngờ đứa con chị nâng niu như trứng mỏng từ bé đã trở thành đứa trẻ hư hỏng từ lúc nào. Tới lúc này, chị mới đau đớn nhận ra không phải cứ cho con thật nhiều tiền, sống thật thoải mái đã là làm tròn bổn phận của một người mẹ.
Càng vàng lá ngọc
Không giống những số phận đặc biệt cùng cảnh khác, Nguyễn Hoàng Lê được sinh ra trong một gia đình giàu có, bố mẹ đều có công ty riêng. Bận việc ở ngoài, họ thuê cho Lê một bà vú, cho em một cuộc sống nhung lụa. Từ nhỏ tới lớn, chẳng mấy khi Lê được hưởng hơi ấm từ bàn tay mẹ bởi đó là công việc của người vú nuôi.
Chị Lan - mẹ Lê - cho rằng chỉ cần cho con một cuộc sống vật chất đầy đủ là tròn nghĩa vụ và chị luôn hãnh diện vì đã không để con phải thiếu thứ gì. Trái lại, được cha mẹ bọc trong nhung lụa nhưng Lê chưa bao giờ hãnh diện về điều đó.
Trong thâm tâm Lê luôn thèm khát những điều giản dị như bữa nào cũng được ăn cơm với bố mẹ, thi thoảng được bố mẹ đánh mắng, được dẫn đi chơi như các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, điều ước nhỏ nhoi đó của em chưa bao giờ thành hiện thực, dù em có làm sai điều gì cũng chẳng có ai trách mắng, bởi bố mẹ còn bận rộn với công ty riêng của mình.
Thậm chí, có những khoảng thời gian nhất định trong năm, dù ở chung nhà, cả tháng em cũng không gặp mặt bố mẹ mình bởi khi họ còn đang ngủ thì em đã tới trường, còn khi họ về thì em đã đi ngủ… Nhiều lần, Lê tìm cách quậy tơi bời như trốn học, đánh nhau… để được bố mẹ mắng mỏ, nhưng oái oăm thay, người bị mắng, bị phạt lại là người vú nuôi dạy em từ nhỏ, còn Lê chỉ bị phạt bằng… tiền quà vặt. Có lẽ sự thèm khát tình cảm quá lớn ấy khiến em dễ dàng bị lạc đường khi quen với Tĩnh - một gã trai bụi đời hơn em 5 tuổi.
Tĩnh là con một của người đàn bà sớm góa chồng, người ngoại tỉnh. Cả hai mẹ con sống bằng nghề bán đồ bảo hộ lao động ở ga Hà Nội. Số tiền lãi hạn hẹp từ mẹt hàng không đủ cho hai mẹ con sống qua ngày, buộc Tĩnh trở thành kẻ trộm cắp vặt lấy tiền tiêu. Để rồi một ngày, Tĩnh và Lê gặp nhau khi cả hai cùng đi “hóng gió”, có điều, Lê hóng gió cho vơi bớt nỗi buồn, còn Tĩnh “hóng gió” để xem có ai sơ hở gì thì cướp giật.
Chẳng biết vì duyên cớ gì, Tĩnh đổi ý không cướp đồ của Lê mà làm quen để rồi biết rằng Lê chính là con mồi béo bở có thể giúp hắn không phải đi cướp giật như trước nữa. Tĩnh đã lên kế hoạch chinh phục Lê hết sức công phu, cho Lê được sống những ngày ấm áp, đầy thương yêu để rồi sau đó hắn biến cô bé thành gái gọi lúc nào không hay.
Trượt dốc
Có lẽ cái bí mật tày đình từ một tiểu thư biến thành gái gọi sẽ bị Lê ém nhẹm nếu chị Lan không vô tình phát hiện con gái có biểu hiện lạ. Ở cái độ tuổi bẻ gãy sừng trâu mà lúc nào Lê cũng uể oải, mệt mỏi, nhất là đôi lông mày tự nhiên dựng đứng, còn bụng thì cứ nhô ra. Sợ con bị tổn thương, chị không dám hỏi thẳng mà nhờ tới dịch vụ thám tử tư. Chẳng phải chờ lâu, chị có câu trả lời ngay ngày theo dõi đầu tiên. Cái tin Lê chẳng những sống với người yêu như vợ chồng mà còn làm thêm nghề “bán phấn buôn hương” khiến chị Lan chết đứng. Chị không thể lý giải nguyên nhân Lê chìm trong vũng bùn nhơ ấy là gì. Bởi số tiền chị cho Lê hàng tháng cũng bằng số tiền lương chị trả cho một trưởng phòng kế toán ở công ty mình.
Sau nhiều lần gặng hỏi, chị chỉ nhận được một thái độ lạnh lùng, cong cớn của cô con gái. Cho tới khi Lê biết mình sắp làm mẹ thì cô bé mới hoảng hốt thú nhận tất cả. Lê quen Tĩnh - một thanh niên mới lớn, thất học hơn mình 5 tuổi - trong một lần bỏ học đi chơi ở công viên Tuổi Trẻ.
Ảnh minh họa |
Trong lúc Lê ngồi thả hồn trên ghế đá thì bị một nhóm thanh niên cùng độ tuổi ức hiếp, bắt phải đưa tiền. Đang trong lúc bối rối, đầy sợ hãi, Tĩnh xuất hiện, cứu cô bé thoát nạn. Đó là lý do Lê quen Tĩnh và làm em say nắng “chàng hiệp sỹ dũng cảm” từ lần gặp mặt đầu tiên. Về sau, Lê phát hiện ra đó chỉ là một màn kịch khi vô tình gặp lại những kẻ định “trấn lột” mình ở chính trong nhà Tĩnh. Tuy nhiên, khi nghe “người yêu” thì thầm “vì quá yêu và ngưỡng mộ em nên lấy cái cớ đó làm quen…” thì Lê cũng chẳng nỡ giận mà còn lấy đó làm niềm tự hào.
Đáng ngạc nhiên hơn, Lê còn biết rõ dù sống với mẹ nhưng Tĩnh vẫn theo nghề trộm cắp vặt, hay cùng chúng bạn đi trấn lột kẻ khác, lấy tiền ăn chơi. Chính Lê thời gian đầu thường xuyên được Tĩnh bao ăn, chơi bằng tiền kiếm được ấy.
Lê nức nở với mẹ: “Với người khác, anh Tĩnh là một kẻ xấu, nhưng con biết vì dòng đời xô đẩy nên Tĩnh mới làm vậy”. Để thuyết phục mẹ tin lời mình, Lê đã kể lại chuyện không ít lần Lê thuyết phục Tĩnh bỏ nghề trộm cắp và đưa tiền cho Tĩnh tiêu nhưng gã thanh niên mới lớn này nhất định không nhận, còn nói gã yêu Lê chứ không yêu tiền của Lê. Và rồi để thuyết phục được người yêu “bỏ nghề”, Lê đã phải đem cái ngàn vàng của mình tặng cho Tĩnh như một lời cảm ơn. Sau lần đầu tiên đó, Lê thường xuyên dâng hiến cho Tĩnh tất cả từ thể xác tới tiền bạc như một lời khẳng định của tình yêu.
Theo lời Lê kể, cũng từ đó, Tĩnh mới chịu nghe mình, không tham gia trộm cắp vặt nữa. Tuy nhiên, số tiền Lê được mẹ cho hàng tháng không đủ trang trải cho cả hai ăn chơi vài buổi. Hơn nữa, để qua mặt gia đình, thoải mái đi chơi với “người yêu”, Lê chẳng còn cách nào khác là phải nhờ tới sự trợ giúp của người vú nuôi. Đánh vào tâm lý vì nghèo mà buộc phải đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình của vú Hải, Lê đạt được thỏa hiệp mỗi khi cô đi đâu chơi qua đêm thì nhiệm vụ của bà là bằng mọi cách phải nói dối cho Lê; bù lại, Lê sẽ thưởng cho bà một khoản tương đương bằng một tuần lương. Nếu làm không tốt, Lê sẽ cho bà thôi việc. Nghe cô chủ nhỏ đánh trúng tâm lý, vú Hải dù không muốn cũng phải gật đầu chấp nhận bởi cuộc sống của cả gia đình đều trông vào tiền lương của vú ở thành phố.
Sợ không thực hiện lời hứa sẽ bị vú Hải mách mẹ, lại muốn có tiền bao bọc người yêu, Lê quyết định nghe theo lời Tĩnh đem bán cái vốn tự có. Lúc đầu, cũng như bao cô gái khác, Lê co rúm người vì sợ hãi trước người lạ. Sau, thấy công việc vừa nhẹ nhàng, đơn giản lại kiếm được nhiều tiền, em cũng buông xuôi. Nhưng rồi tự Lê cũng nhận thấy cái nghề tưởng “chẳng mất gì” ấy cũng lắm nhọc nhằn. Đó là nghề đưa em từ một tiểu thư con nhà giàu trở thành một con điếm để nhận lấy sự khinh bỉ của mọi người xung quanh, bao gồm cả những gã đàn ông đã đi qua cuộc đời em.
Tuy nhiên, điều đó với em không sợ bằng nỗi lo để vuột mất tình cảm của Tĩnh dành cho mình. Có lẽ từ nhỏ tới lớn, chưa bao giờ em cảm nhận được một tình cảm nồng ấm như quãng thời gian bên người mình yêu. Những ngày lễ, ngày Tết, bố mẹ còn bận gặp gỡ bạn bè, đối tác. Tĩnh thì khác, chưa bao giờ Tĩnh quên mua quà và ở bên em những ngày quan trọng trong năm như thế. Lê kể cho mẹ nghe mọi chuyện trong sự sợ hãi xen lẫn hãnh diện vì tìm được một người khiến em có thể hy sinh tất cả mà không hối tiếc.
Lê không thể ngờ Tĩnh chiều chuộng em như một bà hoàng cũng vì Lê chấp nhận hy sinh bản thân mình để nuôi Tĩnh. Chỉ vài tiếng trước đó, chính miệng Tĩnh đã vô tình khoe chiến tích và tâm sự thật với người “anh em mới quen” mà không hề biết đó là thám tử tư.
Lê được xem đoạn clip thám tử tư ghi lại về buổi “truyền nghề” của Tĩnh như một chiến tích đáng nể. Tĩnh khoe tài năng có thể “điều khiển” Lê - một tiểu thư nhiều tiền lắm của - như một con rối, giúp mẹ con gã có một cuộc sống dễ chịu hơn. Gã cũng thẳng thắn thừa nhận biết Lê dại thì lừa, chứ thừa hiểu không bao giờ có khả năng đến trước cửa nhà Lê, chứ đừng nói tới chuyện bước qua cánh cổng để vào nhà làm rể. Thậm chí, Tĩnh còn cười chế nhạo khi “anh bạn mới vào nghề” lo sợ cho Tĩnh việc có quan hệ với trẻ vị thành niên…
Chị Lan biết sau buổi nói chuyện, Lê đã gọi cho Tĩnh để xác nhận lại thông tin trong đoạn clip chị cho con xem. Chị không rõ Tĩnh đã nói những gì, tuy nhiên chị có thể khẳng định Tĩnh không còn dám cười nhạo chuyện có thể bị kiện vì có quan hệ với trẻ vị thành niên như trước. Tĩnh cũng thừa đủ khôn để hiểu những gì chị nói với gã không phải chuyện đùa. Thà gã nhận thêm một khoản kha khá từ chị còn hơn phải trả giá cho những chuyện hắn đã làm với Lê, bởi gã biết chị nắm trong tay không ít bằng chứng mà có ma mãnh tới đâu cũng không thể chối cãi.
Chị đành để con gái ra nước ngoài học, chạy chốn khỏi vũng bùn nhơ trong cảm giác đầy đau đớn, chua xót. Giờ, chị mới hiểu sinh con ra, không chỉ nuôi con mình ăn học đầy đủ đã là làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ…
Kim Hoa