Một nghiên cứu mới đây công bố một kết luận gây sốc, đó là người giàu thường có xu hướng trái đạo đức và dễ nói dối, phá luật hoặc hành xử tệ với những người khác.
Bernard Madoff phạm các tội gian lận chứng khoán, khai man và một số cáo trạng khác. Tổng cộng, ông phải lĩnh án 150 năm tù giam. Ảnh: Getty Images |
Nghiên cứu này tập trung vào quan điểm rằng người nghèo thường có xu hướng hành xử trái đạo lý nhiều hơn do họ thiếu tiền để chi trả cho các nhu cầu tài chính.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại viết rằng "tính độc lập tương đối" và "độc lập ngày càng cao" của khối tài sản lại khiến họ hành xử tệ hơn.
Ngược lại, những người nghèo hơn lại ít gian lận hơn, bởi vì họ phụ thuộc nhiều hơn vào cộng đồng.
Người giàu cũng chia sẻ "cảm giác về quyền lực và không cần chú ý tới các hậu quả do hành động của người này đối với người khác".
Theo hãng ABC News, nghiên cứu này đã phân tích thứ hạng của một người trong xã hội khi được phân định bằng tài sản của họ, danh tiếng và học thức của họ.
Hãng ABC trích dẫn lời của tác giả rằng các khác biệt trong hành vi đạo đức có thể giải thích được ít nhất là một phần nào đó nhờ thực tế rằng những người thượng lưu thường có thái độ tích cực với tính tham lam.
"Chúng tôi phát hiện ra là với những người có thứ hạng cao trong xã hội, quan điểm coi sự tham lam và lợi ích cá nhân là những thứ đáng để theo đuổi rất phổ biến" - ABC trích lời ông Paul Piff - tác giả của nghiên cứu. "Điều này cộng hưởng với rất nhiều sự kiện diễn ra trong những ngày này".
Hãng CNN trích lời Piff: "Tình trạng giàu có hơn dường như khiến cho bạn thậm chí còn muốn giàu có hơn nữa, và mong muốn đó đẩy bạn đến việc làm cong luật hoặc phá luạt để phục vụ cho lợi ích cá nhân của mình".
Trong khi đó, tờ Canadian Press lại dẫn lời của Stephane Cote - phó Giáo sư về hành vi và tâm lý tổ chức tại Đại học Toronto: "Chúng tôi phát hiện ra một xu hướng mà trong đó, những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu - những người có nhiều tiền nhất, có thu nhập cao nhất, học vấn tốt nhất và công việc danh tiếng nhất - lại có xu hướng thể hiện hành vi thiếu đạo đức hơn".
"Điều này không có nghĩa là người giàu nào cũng sẽ thiếu đạo đức hơn những người thua kém hơn về tiền bạc... Nhưng chúng tôi đã thấy một xu hướng như vậy".
Piff nói rằng các kết quả này tất nhiên không thể áp dụng lên tất cả những người giàu có, và lưu ý tới các đóng góp từ thiện của những người như Bill Gates và Warren Buffett.
Ông cũng chỉ ra tỉ lệ tội phạm ở mức cao trong các khu vực nghèo nhất ở trong nước đã đi ngược lại với các phát hiện của nghiên cứu này.
- Lê Thu (GP)