>> Chuyện cung đình Việt Nam lên báo Trung Quốc “Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà” Hậu thế hẳn còn thuộc làu những câu mô tả khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897 trong bài “Vịnh khoa thi Hương” của Tú Xương. Cảnh sĩ tử “vai đeo lọ”, lều chõng đi thi nay chỉ còn là dấu tích của lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến. Giáo dục khoa cử xuất hiện từ thời nhà Lý với kỳ thi đầu tiên vào năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông. Trải qua bao triều đại phong kiến, lều, chõng đã trở thành những vật bất ly thân với các nho sĩ lấy khoa cử làm con đường tiến thân. Ngô Tất Tố trong truyện “Lều chõng” (đăng trên báo "Thời vụ" năm 1939 và được in sách vào năm 1941) cũng nhận định: “Lều chõng với nước Việt Nam chẳng khác một đôi tạo vật đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa…”. Trên trang China.com.cn (Trung Quốc) cũng đăng tải loạt ảnh thú vị, chân thực về cảnh khoa cử thời phong kiến tại Việt Nam. Quang cảnh nhộn nhịp chốn trường thi. Trường thi Nam Định năm 1897. Tân khoa được nhà vua ban tiệc mừng. Các tân khoa làm lễ tạ ơn vua tại vọng miếu. Giám khảo trường thi Trần Sĩ Trác. Các quan giám khảo tại trường thi. Cảnh xướng danh các nho sĩ đỗ đạt. Các tân khoa dạo phố. Nho sĩ tụ tập xem tên những người có tên trong bảng vàng. Một thầy đồ thời xưa. Một nho sĩ thời bấy giờ. Các tân khoa rạp người hành lễ tạ ơn Tổng đốc.
Trường thi Nam Định năm 1897.
Tân khoa được nhà vua ban tiệc mừng.
Các tân khoa làm lễ tạ ơn vua tại vọng miếu.
Giám khảo trường thi Trần Sĩ Trác.
Các quan giám khảo tại trường thi.
Cảnh xướng danh các nho sĩ đỗ đạt.
Các tân khoa dạo phố.
Nho sĩ tụ tập xem tên những người có tên trong bảng vàng.
Một thầy đồ thời xưa.
Một nho sĩ thời bấy giờ.
Các tân khoa rạp người hành lễ tạ ơn Tổng đốc.