Thứ sáu, 23/3/2012, 13:01 GMT+7

Cuộc đời dữ dội của 'chị Hằng'

Mặt trăng từng có bề mặt khá phẳng trong thuở sơ khai, song những vụ bắn phá của thiên thạch khiến bề mặt của nó trở nên nham nhở.

Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.

Các chuyên gia của Trung tâm bay vũ trụ Goddard thuộc Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng những hình ảnh do Lunar Reconnaissance Orbiter, phi thuyền đang bay quanh mặt trăng, chụp để dựng lên đoạn video về quãng đời 4,5 tỷ năm của "chị Hằng", Popular Science cho biết.

Khoảng 4,5 tỷ năm trước, một thiên thạch khổng lồ hay một hành tinh đâm trúng mặt trăng. Nhiệt do cú va chạm sinh ra đủ lớn để khiến đá tan chảy. Lượng vật chất văng ra ngoài trái đất tạo nên một quả cầu nóng đỏ. Dung nham bao phủ bề mặt của mặt trăng rồi nguội dần theo thời gian, tạo nên lớp vỏ.

Lớp vỏ tồn tại chưa được bao lâu thì một thiên thạch khổng lồ lao trúng cực nam của mặt trăng, tạo nên vùng lòng chảo Aitken ngày nay. Rồi khoảng từ 3,8 tới 4,1 tỷ năm trước, vô số thiên thạch liên tục bắn phá mặt trăng. Tàn tích của những vụ bắn phá đó là những vùng gồ ghề ở phần tối vĩnh cửu của mặt trăng, nơi có những hố sâu và cả những dãy núi đạt độ cao tới 3.000 m. Số lượng thiên thạch lao vào mặt trăng giảm dần theo thời gian.

Minh Long (Video: NASA)

Link Site
Chân dung khoa học
Phạm Tuân 'còn muốn bay' Chạy đua với bệnh tim Tiền phải là tên đầy tớ giỏi
GIá đừng học toán thì hơn Tôi có hòn vọng thê 'Đốt tiền để sưởi'
 
 
Tin hot
 
 
 
Lien he quang cao