Nói và làm: Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tế
Mưa lớn, gió thốc. Gió quần quật như tát vào mặt, như nhấc bổng bất cứ thứ gì lên cao. Nhiều người dân Sài Gòn dù biết trước cơn bão sẽ đến nhưng không trở tay kịp và ngủ lại qua đêm ở khách sạn…
Sáng nay (2/4), đường phố Sài Gòn ngổn ngang rác, cây xanh, bảng hiệu ngã đổ. Lao công của công ty môi trường nhanh chóng có mặt dọn dẹp hiện trường để đảm bảo giao thông đầu tuần được thông suốt. Các quán cà phê mở cửa trễ hơn vì nhân viên phải dành nhiều thời gian buổi sáng để dọn dẹp, chà rửa bàn ghế… Các cửa hàng ăn uống, quán nước dọc đường, đâu đâu người dân cũng bàn tán xôn xao về sự kinh hoàng của cơn bão vừa quét qua TPHCM. Với người dân Sài Gòn, đây là cơn bão “lạ”. Cơn bão xuất hiện ngay giữa tháng 3 Âm lịch, bão mạnh và đi vào trung tâm của miền Nam là điều… xưa nay hiếm.
Trước đó, khoảng 15h chiều 1/4, mưa lớn bắt đầu xảy ra trên địa bàn TPHCM. Cơn mưa kéo dài và gió mạnh bắt đầu nổi lên. Nhiều người đi đường tấp vào các hàng quán trú mưa trông trời tạnh để tiếp tục hành trình. Nhưng không như những cơn mưa Sài Gòn khác, chợt đến rồi chợt đi, cơn mưa chiều 1/4 kéo dài lê thê và càng về tối, mưa càng nặng hạt, gió càng mạnh hơn. Không đợi được nữa, nhiều người đội mưa ra đường. Thế nhưng, gặp phải gió lớn quét vào mặt, nhiều người lại tấp vào những nhà cao tầng để… “cố thủ”.
Tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (P.22, Q.Bình Thạnh), đường Ung Văn Khiêm, Điện Biên Phủ, Kha Vạn Cân, Xô Viết Nghệ Tĩnh… do đường rộng, không gian ít bị che khuất bởi những dãy nhà cao tầng, nên gió từ hướng sông Sài Gòn thổi vào rất mạnh. Trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, người dân đi từ hướng cầu Sài Gòn vào Quận 1 thì bị gió đẩy ngã. Đi hướng ngược lại thì bị gió tấp vào mặt. Lúc 18h-19, có ít nhất 15 người đi đường hướng từ Q1 ra cầu Sài Gòn trên đường Nguyễn Hữu Cảnh bị gió thổi ngược cuốn phăng cả người và xe.
Đường phố chỉ còn vài chiếc xe buýt và taxi chạy. Vắng hẳn xe máy. Luồng gió quá mạnh, nhiều người đi không được, lùi cũng không xong nên dừng xe, đứng chôn chân một chỗ. Có ít nhất 3 người, đa phần là phụ nữ bị mưa, gió lạnh, ngất xỉu xuống đường Nguyễn Hữu Cảnh và được người dân ra cứu.
Trước cổng Khu căn hộ cao cấp SaiGon Pearl, hàng trăm người đi đường tấp vào tòa nhà ẩn nấp. Gió vẫn cứ thốc từng cơn liên hồi nên nhiều người đợi đến 21 giờ và ngủ vật vã bên thềm tòa nhà.
Trên các tuyên đường khác, cây cối cũng ngã đổ và tiếng các mái tôn phần phật khi bị gió thốc gây nỗi hoảng sợ cho người dân. Cô Phượng (52 tuổi, nhà ở Thủ Đức) cho biết: “Vợ chồng tui đi An Giang về, khi đến ngã ba Trung Lương (Tiền Giang) thì trời mưa. Ráng chạy về đến đây rồi, còn cách nhà vài km mà vẫn không đi nổi nữa”. Nhiều người dân trú ngụ tại tòa nhà SaiGon Pearl đã gọi điện báo cho người thân để biết về việc mình bị mắc kẹt vì mưa bão. Có người đã khóc vì hoảng loạn…
Cây xanh ngã đổ khắp
nơi sau cơn bão
|
Tại cầu Bình Triệu, gió mạnh nên nhiều người đi đường không trở tay kịp. Họ dừng xe ven đường rồi ôm vào những thanh sắt của thành cầu… “cố thủ” cho đến khi cơn gió mạnh quét qua xong mới dám lên xe đi tiếp. “Nếu không ôm thành cầu kịp thì có vẻ cả nhà tôi đã bị cuốn bay xuống sông rồi”, anh Khoa, nhà trên đường Kha Vạn Cân bàng hoàng kể lại.
Trong đêm qua, nhiều quận của TPHCM bị cúp điện. Nhiều người không về nhà kịp đã phải vào khách sạn ngủ tạm. “Bão kinh quá. Chưa bao giờ thấy con người nhỏ bé trước vũ trụ thế này. Thấy mà thương dân miền Trung quá. Năm nào cũng chịu vài cơn bão mà họ vẫn bám đất, bám làng”, anh bảo vệ tòa nhà SaiGon Pearl khẽ rùng mình.
Theo Dân trí
Nửa đêm, nữ sinh lớp 12 lẻn vào nhà dùng gối đè lên mặt và bóp cổ ông nội cho đến khi bất tỉnh rồi lục túi lấy tiền.
"Bộ đội thì đánh giặc cho giỏi, nông dân thì làm nhiều thóc gạo, nhà ngoại giao thì khôn khéo đấu tranh..."
“Nói chuyện bắt HLV Taekwondo Lê Minh Khương ở khoang hạng VIP là không phải, vì tôi ngồi khoang hạng thường, nhìn thấy người ta bẻ tay ông ấy ở khoang hạng thường”, đạo diễn Trần Lực bất bình lên tiếng.
Vì sao Lê Hoàng Hùng, một người chồng hết mực yêu vợ, thương con, cả cuộc đời hầu như không có lỗi lầm gì đáng kể đối với vợ, cuối cùng lại nhận lấy cái chết thảm thương do chính vợ mình gây nên?
Bạn hãy thể hiện sự am hiểu, sự quan tâm và ý thức trách nhiệm của mình với các vấn đề của đất nước bằng cách gửi cho chúng tôi những bài bình luận, đánh giá, phân tích các vấn đề chính trị xã hội nổi cộm trong năm 2010 để nhận được những phần thưởng đầy ý nghĩa nhân dịp tết đến xuân về.
Thượng tá Vũ Tiến Sơn, Phó trưởng Phòng PC45 Công an TP Hải Phòng nói với tôi rằng, trong đời làm án hình sự của mình, anh chưa từng gặp một kẻ sát nhân nào lạnh lùng, bình thản như Nguyễn Dũng Giang. Có thể gọi hắn là một Nguyễn Đức Nghĩa thứ hai, nếu hiểu theo cách hắn đã phi tang xác nạn nhân thì cũng không kém gì Nguyễn Đức Nghĩa về sự dã man.