Trung Quốc sợ tên lửa Ấn Độ?
Cập nhật lúc :7:00 AM, 25/04/2012
Những phản ứng gay gắt của báo giới Trung Quốc cũng như động thái triển khai loạt tên lửa dọc biên giới với Ấn Độ có vẻ như “hơi thừa” bởi Bắc Kinh thực sự không có nhiều lý do để lo sợ sức mạnh tên lửa của New Delhi.

Bước ngoặt của Ấn Độ

Trước sự theo dõi sát sao của cộng đồng quốc tế, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng tiếp cận sâu vào lãnh thổ Trung Quốc và châu Âu.

Tin bài liên quan:
>> Ấn Độ phóng thành công tên lửa có khả năng bắn tới Bắc Kinh
>> Báo Trung Quốc: Ấn Độ đừng 'ảo mộng' với tên lửa
>> Ấn Độ - Trung Quốc ‘chơi trò chiến tranh kiểu mới’
“Tên lửa đáp ứng tất cả các nhiệm vụ mục tiêu với độ chính xác rất cao”, Giám đốc phụ trách vụ thử tên lửa Ấn Độ SPDash tuyên bố.

Uday Bhaskar, nhà phân tích chiến lược tại Quỹ Hàng hải quốc gia ở New Dehli giải thích rằng, Agni-5 kết hợp nhiều công nghệ tinh vi. “Tên lửa Agni-5 có tầm bắn vượt quá 5.000 km. Quan trọng hơn nữa, nó có khả năng gọi là MIRV, nghĩa là khả năng mang hơn một đầu đạn hạt nhân và có khả năng bắn trúng nhiều mục tiêu khác nhau”, ông Uday Bhaskar cho hay.

Sự kiện phóng thành công này đánh dấu một cột mốc quan trọng cho Ấn Độ cả về khoa học, quốc phòng cũng như sức mạnh răn đe.

Vụ phóng tên lửa thành công ghi dấu mốc quan trọng đối với Ấn Độ. Ảnh: Hindustan Times.

Đài truyền hình Trung ương Ấn Độ cho rằng, vụ phóng là “thời khắc lịch sử cho Ấn Độ và nó cho thấy New Delhi đã gia nhập câu lạc bộ các nước có tên lửa đạn đạo tự chế”.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng hân hoan tuyên bố sau khi vụ phóng tên lửa được thực hiện rằng: “Tôi chúc mừng tất cả các nhà khoa học và các nhân viên kỹ thuật của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) và các tổ chức khác, những người làm việc không biết mệt mỏi để nỗ lực củng cố sự phòng thủ và an ninh của đất nước chúng ta”.

Được phát triển với chi phí lên tới 480 triệu USD, tên lửa Agni-5 cao 17,5m, nặng 50 tấn và có ba tầng, được đẩy đi bằng nhiên liệu rắn. Nó có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân nặng tới hơn một tấn. Các nhà phân tích cho rằng gia đình tên lửa Agni sẽ là trụ cột trong kho vũ khí hạt nhân dựa vào tên lửa của Ấn Độ. Năm 2010, Ấn Độ thử thành công Agni-2, tên lửa đạn đạo tầm trung với tầm xa 2.000km.

Trong khi đó, các quan chức khác ở Ấn Độ hoan nghênh vụ phóng thành công, xem đây là bằng chứng để New Delhi xác định vị thế của mình trong số các quốc gia hùng mạnh và tiến bộ về khoa học nhất thế giới. “Ngày hôm nay đất nước chúng ta có thể ngẩng cao đầu”, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony khẳng định.

Mang tâm lý phấn khởi không kém, ông Harsh Pant, một chuyên gia quốc phòng tại ĐH King's, London, mô tả vụ phóng tên lửa là một trong những bước tiến của Ấn Độ trên trường quốc tế và từ sau đây, New Delhi xứng đáng để được ngồi ở “mâm trên”.

Nhanh chóng nổi lên như một cường quốc kinh tế thế giới, Ấn Độ muốn đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế và từ lâu ngấp nghé vị trí thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong những năm gần đây, nước này nổi lên như nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới nhằm nâng cấp vũ trang cho một lực lượng quân đội lớn nhưng đã lỗi thời.

“Giận thì giận mà thương càng thương”

Sự hoan hỉ của Ấn Độ ngay lập tức bị báo giới Trung Quốc “dội gáo nước lạnh” với những lời lẽ khinh thường. Tờ Global Times của Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ đang ảo tưởng về sức mạnh tên lửa của mình.

“Ấn Độ không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình. Ngay cả khi quốc gia này sở hữu tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược tại Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa là New Delhi có thể ngạo mạn giành mọi lợi thế trong các tranh chấp với Bắc Kinh. Ấn Độ nên nhớ rõ rằng, tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Trong tương lai gần, New Delhi sẽ không còn chút cơ hội để sánh kịp với Bắc Kinh trong cuộc đua vũ khí”, Global Times cảnh báo.

Tuy nhiên, dù tỏ ra chủ quan nhưng Trung Quốc vẫn điều động khá nhiều đơn vị tên lửa triển khai dọc biên giới với Ấn Độ ngay sau khi có tin nước này chuẩn bị thử tên lửa tầm xa. Theo đó, một loạt tên lửa hành trình Trường kiếm CJ-10/DH10 được điều động từ Quảng Đông, Quảng Tây tới tập kết tại khu vực biên giới.

Cho dù không phải là loại tên lửa chủ lực tầm xa của Trung Quốc, nhưng CJ-10 với tầm bắn lên tới 2.000km vẫn đủ sức vươn tới gần hết lãnh thổ Ấn Độ.

Trung - Ấn dẫu thế nào cũng cần có nhau. Ảnh: The Hindu.

Động thái “phòng thân” của Trung Quốc là dễ hiểu bởi vụ phóng thành công gửi một thông điệp tới châu Á và rộng hơn nữa là thế giới rằng, Ấn Độ giờ có khả năng sản xuất và phóng một hệ thống có tính phức tạp cao mà mới chỉ có 5 nước khác (Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc) sở hữu. Do vậy, Agni-5 có thể cho phép Ấn Độ sở hữu một tài sản răn đe rất lớn.

Hơn nữa, vụ phóng tên lửa thành công có thể sẽ thôi thúc tham vọng của giới quân sự Ấn Độ tiến tới hoàn thiện hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn tới châu Mỹ, bất chấp sự kìm chế của một số nước đồng minh.

Dẫu vậy, theo quan sát, nếu phân tích “cụ tỉ” sức mạnh tên lửa Ấn Độ thì có thể thấy sự phòng ngừa của Trung Quốc với loạt tên lửa hành trình Trường kiếm có thể là “hơi thừa”.

Theo họ, Trung Quốc có thể “kê cao gối” trước cái gọi là “bước tiến tên lửa của Ấn Độ” này. Dù việc Ấn Độ thử nghiệm Angi-5 có thể trở thành mối nguy lâu dài đối với chính sách chính trị - quân sự của Bắc Kinh nhưng rõ ràng trình độ kỹ thuật quân sự của Ấn Độ vẫn chưa thể đạt đến độ trở thành mối đe dọa trước mắt với Trung Quốc.

Giờ đây khi những lời chúc mừng, ca tụng về thành công của vụ phóng tên lửa tầm xa nhất của Ấn Độ Agni-5 đã qua, thông điệp chúc mừng của Thủ tướng đã được truyền tải, các nhà khoa học và cơ quan chiến lược Ấn Độ phải tập trung vào bước tiếp theo là hoàn thiện phát triển và vận hành tài sản phòng thủ chiến lược này.

Tên lửa Agni-5 thực tế có thể tạo ra bước đột phá lớn về công nghệ cho các nhà khoa học tên lửa Ấn Độ song cũng sẽ phải cần nhiều vụ thử nữa trước khi Agni-5 có thể được xem là vũ khí phòng thủ tin cậy.

Vả lại, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cũng đã liệt kê một số nhược điểm của tên lửa Ấn Độ và khẳng định tên lửa “thực chất không tạo ra đe dọa gì”.

Dù Agni-5 về mặt lý thuyết cho phép Ấn Độ bắn được đầu đạn tên lửa tới Bắc Kinh và Thượng Hải, nhưng thực tế cho thấy tên lửa chỉ được phóng đi khi các nhà chức trách chắc chắn điều kiện thời tiết hỗ trợ tốt nhất. Vì vậy, vụ phóng phần lớn được xem là một cuộc phô diễn hơn là một cuộc bắn thử thực sự, nhằm chứng tỏ với các đối thủ của Ấn Độ rằng New Delhi đã có khả năng tên lửa

Trà My (tổng hợp)
Ý kiến của bạn In bài này
Dành cho quảng cáo
X