Thứ Tư, 02/05/2012, 07:09 [GMT+7]
.
.

Những hậu duệ tài năng của gia tộc họ Trần

(Người nổi tiếng) - “Tứ đại gia tộc Tưởng, Tống, Khổng, Trần cũng là người phàm, đều có thể mắc sai lầm. Nay công, tội của họ đều đã được lịch sử phán xét”, Trần Lâm Dĩnh Tăng, cô con dâu thứ ba của gia tộc họ Trần - những ngày tháng đã qua của gia tộc mình…

1. Trần Lâm Dĩnh Tăng sinh ra tại Đài Bắc, Đài Loan nhưng quê gốc ở Chiết Giang, là con gái của Lâm Doãn, bậc Quốc học Đại sư của Đài Loan.

Trần Lâm Dĩnh Tăng cũng từng là con gái nuôi của Trần Lập Phu. Sau khi học hết cấp 2, Trần Lâm Dĩnh Tăng từng sang du học Tây Ban Nha trong suốt 11 năm cho tới khi lấy được tấm bằng thạc sĩ triết học của trường Đại học Mandrid.

Sống ở nước ngoài từ nhỏ, Trần Lâm Dĩnh Tăng là người rất hướng ngoại và thẳng thắn. Hiện tại, Trần Lâm Dĩnh Tăng là chủ tịch Quỹ văn hóa giáo dục và nghiên cứu y học Lập Phu.

Trần Lâm Dĩnh Tăng, cô con dâu thứ ba của gia tộc họ Trần
Trần Lâm Dĩnh Tăng, cô con dâu thứ ba của gia tộc họ Trần


Nhiệm vụ của quỹ này là tích cực thúc đẩy giao lưu y học và văn hóa giáo dục giữa Trung Quốc và Đài Loan. Khi cha chồng bà là Trần Lập Phu và chồng bà là Trần Trạch Sủng còn sống đều từng là chủ tịch của quỹ này.

So với ba gia tộc Tưởng, Tống, Khổng, gia tộc họ Trần của hai anh em Trần Lập Phu và Trần Quả Phu có lẽ ít “nổi tiếng” hơn cả.

Tuy nhiên, vào thời điểm bấy giờ thì thế lực của “nhị Trần” thực sự không hề thua kém gì ba gia tộc của Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn và Khổng Tường Hy. Trần Lập Phu sinh năm 1898, tên thật là Tổ Yến, hiệu là Lập Phu.

Còn anh trai Trần Quả Phu sinh năm 1892, hơn Trần Lập Phu 9 tuổi, tên là Tổ Đạo, hiệu là Quả Phu.

Anh em họ Trần là thị trấn Đông Lâm, Ngô Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Hai anh em họ Trần là những người đứng đầu “phái CC”, một phe phái rất có thế lực trong Quốc dân đảng.

Trần Lập Phu từng là bí thư cơ yếu của Tưởng Giới Thạch, Bí thư trưởng Quốc dân đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Phó viện trưởng Viện Lập pháp,… Trong khi đó, Trần Quả Phu từng giữ các chức thường vụ và tổ chức nội bộ Quốc dân đảng.

Anh em họ Trần từng quan hệ rất mật thiết với Tưởng Giới Thạch, thậm chí có người con cho rằng, Tưởng Giới Thạch đã dựa vào thế lực của “nhị Trần” để thâu tóm toàn bộ quyền lực của Quốc dân đảng.

Tuy nhiên, sau khi Quốc dân đảng thất bại trong cuộc nội chiến với phe Cộng sản và phải rút chạy ra Đài Loan vào năm 1949, Tưởng Giới Thạch đã mượn cớ cải cách để tước bỏ toàn bộ quyền lực của anh em họ Trần.

Trần Lập Phu
Cha nuôi Trần Lập Phu


 Bắt đầu từ đây, dòng họ Trần bước vào thời kỳ suy vong. Sau khi mất hết quyền lực, Trần Lập Phu viết thư cho Tưởng Giới Thạch xin được ra nước ngoài, Tưởng đã đồng ý.

Tại Mỹ, Trần Lập Phu đã mở một nông trường nuôi gà nhỏ và sống cuộc sống rất bình thường cùng với người vợ của mình. Năm 1967, Trần Lập Phu trở về Đài Loan định cư, nhưng không bao giờ tham gia vào các hoạt động chính trị nữa. Trần Quả Phu qua đời vào năm 2001 ở tuổi 101.

Trong khi đó, số phận của người anh Trần Quả Phu không được may mắn như vậy. Kể từ sau khi trở thành “người thường”, Trần Quả Phu mắc phải căn bệnh ung thư phổi.

Do em trai là Trần Lập Phu đã ra nước ngoài, bản thân Trần Quả Phu trong suốt thời gian “làm quan” lại thanh liêm nên tiền bạc trong nhà ngày một túng thiếu. Căn bệnh của Trần Quả Phu vì thế nên không được chữa trị tới nơi tới chốn.

Năm 1951, chỉ hai năm sau khi rút chạy ra Đài Loan, Trần Quả Phu qua đời ở tuổi 60.

2. Trần Lập Phu có 3 người con trai, 1 người con gái. Con trai cả tên là Trần Trạch An tốt nghiệp khoa nông học trường Đại học Đài Loan.

 Do Trần Quả Phu không có con trai nối dõi nên Trần Trạch An được Trần Lập Phu cho sang làm con thừa tự của anh trai mình.

Trần Trạch An sau đó du học ở Mỹ trở thành một chuyên gia về bệnh lý học thực vật tại trường Đại học Princeton. Hiện tại, Trần Trạch An đã ngoài 80 tuổi.

Con trai thứ hai của Trần Lập Phu là Trần Trạch Ninh, tốt nghiệp khoa cơ điện trường Đại học Đài Loan, sau đó sang học tại trường Học viện Công nghệ Massachusetts.
Sau khi tốt nghiệp tại đây, Trần Trạch Ninh làm công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) tại một công ty của Mỹ. Hiện tại, Trần Trạch Ninh đã 79 tuổi.

Con gái thứ ba của Trần Lập Phu là Trần Trạch Dung, sang Mỹ học nhạc từ năm 16 tuổi, hiện tại đã 72 tuổi. Người con trai út là Trần Trạch Sủng.

Trạch Sủng có hai bằng thạc sỹ ở khoa thiết kế công nghiệp và khoa công trình hàng không của đại học Purdue. Sau khi tốt nghiệp, Trần Trạch Sủng làm việc tại Los Angeles. Trần Lâm Dĩnh Tăng chính là vợ của “công tử thứ ba” nhà họ Trần.

Năm 1950, mới 9 tuổi, Trần Trạch Sủng theo cha sang Mỹ. Khi đó, Trần Lập Phu đã rời khỏi chính đàn và trở thành một người chăn nuôi và kinh doanh gà tại New Jersey. “Trại chăn nuôi gà của cha chồng tôi (Trần Lập Phu) được duy trì hơn chục năm, còn bị cháy hai lần và gặp cả dịch cúm.

Có người từng nghi ngờ, nói rằng Trần Lập Phu làm sao có thể thắt cà-vạt và cho gà ăn được? Chồng tôi đã trả lời họ rằng, anh thực sự không hiểu cha tôi. Ông ấy là người rất chú trọng lễ nghi.

Lúc bấy giờ có rất nhiều người tìm tới nông trại để gặp cha tôi. Ông ấy không muốn mặc quần áo lao động để tiếp khách vì thế mới thường mặc Âu phục và thắt cà-vạt khi làm công việc ở nông trại.

Quả thực, lúc bấy giờ, Khổng Tường Hy, Tống Tử Văn và một số người khác đều từng đến nông trại tìm gặp Trần Lập Phu.

Khi chị Trạch Dung đính hôn, cha mẹ chồng tôi đã tự tay dùng trứng gà nuôi được trong nông trại để làm 3 chiếc bánh gato để chiêu đãi hơn 150 khác.

Ngoài ra, còn rất nhiều người thích món tương ớt của mẹ chồng tôi. Tất cả đều làm bằng ớt tươi, vừa rẻ lại vừa đẹp mắt”, Trần Lâm Dĩnh Tăng nhớ lại những kỷ niệm về gia đình chồng. Trần Lâm Dĩnh Tăng cho rằng, trạng thái của Trần Lập Phu lúc đó giống như một ông “tướng về hưu”.

Trong ấn tượng của Trần Lâm Dĩnh Tăng, việc kinh doanh của nông trại gà của Trần Lâm Phu ở Mỹ không được thuận lợi. Do vậy kinh tế nhà họ Trần tại Mỹ gặp rất nhiều khó khăn.

Anh trai Trần Quả Phu
Anh trai Trần Quả Phu


Trần Lâm Dĩnh Tăng nói rằng, khi Trạch Sủng, chồng bà học tại một trường công lập của Mỹ cho tới khi ông vào học tại Đại học Purdue đều là vừa học vừa làm rồi nhờ sự trợ giúp của các anh chị mới hoàn thành được các chương trình học. Việc công tử thứ 3 nhà họ Trần gặp gỡ người bạn đời của mình cũng là duyên số.

“Trước đó, chúng tôi chưa từng biết nhau, có thể là do bố mẹ chồng tôi đã có ý sắp xếp từ trước. Năm 1976, khi tôi vừa từ Tây Ban Nha về Đài Bắc thì tôi mới gặp Trần Trạch Sủng. Mọi người bàn về âm nhạc và vũ đạo Tây Ban Nha.

Chúng tôi rất hợp nhau. Ông ấy biết rất nhiều thứ, là một người rất hiểu nước Mỹ nhưng lại có tư duy rất truyền thống.

 Lúc đó, tôi 23 tuổi, tôi cảm thấy ở người đàn ông hơn mình 12 tuổi trưởng thành hơn mình rất nhiều và cho tôi một cảm giác an toàn”, Trần Lâm Dĩnh Tăng nhớ về lần đầu tiên gặp Trần Trạch Sủng.

Vào năm 1977, Trần Lâm Dĩnh Tăng và công tử thứ 3 nhà họ Trần kết hôn. Năm 1982, họ trở về Đài Loan định cư, Trần Trạch Sủng bắt đầu mở một công ty công trình thiết bị điện tại đây.

Trong mắt của cô con dâu Trần Lâm Dĩnh Tăng, Trần Lập Phu là một người sùng Nho học.

Vào năm 1969 sau khi Trần Lập Phu trở về Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã gửi điện báo mời Trần Lập Phu làm phó trưởng ban của Ủy ban phục hưng văn hóa Trung Hoa ở Đài Loan.

Tưởng Giới Thạch khi đó là trưởng ban. Trần Lập Phu có một cuốn sách tên là “Làm từ gốc”, trong đó, Phu nói rằng, Trung Quốc mặc dù kinh tế phát triển song cái gốc văn hóa lại cực kỳ bảo thủ.

Ngày 31/1/1988, Tưởng Kinh Quốc mắc bệnh và qua đời, Trần Lập Phu tìm tới hơn 30 bậc nguyên lão của Quốc dân đảng khi đó như Tưởng Vỹ Quốc, Triệu Diệu Đông,… cùng kiến nghị một phương án gọi là “Lấy văn hóa thống nhất Trung Quốc”. Bản kiến nghị của Trần Lập Phu đã tạo nên một chấn động lớn trên cả đảo Đài Loan.

 Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Trần Lập Phu hoạt động rất tích cực nhằm đẩy mạnh mối quan hệ giao lưu giữa Đài Loan và Trung Quốc. Trần cho rằng, giống như một chiếc giếng, chính trị là tạm thời còn văn hóa mới là cái nguồn nước vĩnh viễn.

Do vậy, có thể dụng những biện pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề chính trị đồng thời dùng văn hóa để tăng cường sự tiếp xúc, cải thiện mối quan hệ chính trị.

Tuy nhiên, kiến nghị của Trần đã bị Lý Đăng Huy, chủ tịch Quốc dân đảng khi đó gạt bỏ với lý do: Quá sơ sài.

Theo trí nhớ của Trần Lâm Dĩnh Tăng, cuộc sống những năm cuối đời của Trần Lập Phu rất đơn sơ và điều độ: Mỗi sáng dậy vào lúc 5 giờ, sau đó là đọc sách, viết thư pháp.

Trần Lập Phu rất bảo thủ, nếu như có 10 đồng thì chỉ tiêu 7-8 đồng chứ không tiêu hết. Trần Lập Phu làm giám đốc Học viện Y dược Trung Quốc Đài Loan hơn 30 năm, cống hiến cho học viện này cho tới tận khi qua đời.

 “Ông ấy tổ chức một hội gọi là Hội người cao tuổi. Những người trên 80 tuổi mới được gia nhập hội, sau đó do thành viên không nhiều, ông lại hạ tiêu chuẩn xuống chỉ còn 60 tuổi”.

Trong những năm cuối cùng của cuộc đời, việc người vợ Tôn Lộc Khanh qua đời chính là sự việc tác động lớn nhất tới Trần Lập Phu.

“Bà tốt nghiệp trường mỹ thuật ở Thượng Hải nhưng lại thích việc nội trợ, là một người mẹ hiền thục mẫu mực.

Tình cảm vợ chồng giữa họ rất tốt, cha chồng tôi thường nói với chúng tôi rằng ông yêu những đức tính tốt của vợ nhưng đồng thời cũng kính trọng những điểm khác biệt ở bà”.

Trần Lâm Dĩnh Tăng tiết lộ, sau khi qua đời, Trần Lập Phu không để lại nhiều tiền. “Ông giống như một học giả, rất được những người thế hệ sau tôn trọng. Ông luôn dạy con cháu là phải biết dựa vào khả năng của chính mình.

 Cuộc sống của nhà họ Trần không khác gì nhiều với những gia đình khác ở Đài Loan. Ông từng có nhà ở Thiên Mẫu, Đài Loan. Căn nhà này là do Tưởng Kinh Quốc dẫn ông đi xem rất kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, tiền mua đất và xây nhà đều do bốn người con của ông trả góp theo từng tháng. Sau khi mẹ chồng tôi qua đời, vào năm 1992, ông đã đem căn nhà này bán đi rồi đem số tiền này chia đều cho 4 người con”.

3. Con cháu đời thứ ba nhà họ Trần cho tới hiện tại có khoảng 12 người, đều là những người làm việc trong các trường đại học, các bệnh viện và ngành tài chính ngân hàng.
“Chúng đều rất xuất sắc, đều là những sinh viên tốt nghiệp tại những trường danh tiếng nhất của Mỹ như Havard, MIT, Purdue,…”, Trần Lâm Dĩnh Tăng tự hào nói về thế hệ thứ ba của gia tộc họ Trần.

Cậu con cả của Trần Lâm Dĩnh Tăng và Trần Trạch Sủng là Trần Thiệu Thành, tên tiếng Anh là Victor, năm nay 27 tuổi, con trai thứ hai là Trần Thiệu Nhân, tên tiếng Anh là Stanford, năm nay 25 tuổi.

Cả hai anh em sau khi học xong cấp 3 ở Đài Loan đều sang Mỹ học tại khoa quản lý công thương ở trường Đại học Purdue, ngôi trường mà Trần Trạch Sủng đã từng học khi còn trẻ.

Vào tháng 7 năm ngoái, Trần Trạch Sủng cùng vợ con tới Bắc Kinh du lịch. Bắt đầu từ đó, Trần Trạch Sủng cảm thấy toàn thân đau nhức. Tới đầu tháng 8, sau khi trở về Đài Loan và đi kiểm tra sức khỏe và phát hiện có khối u.

Trần Trạch Sủng đã trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh tình của Trần Trạch Sủng lại trầm trọng thêm, không bao lâu sau thì ông qua đời. Việc người chồng của mình ra đi đột ngột khiến Trần Lâm Dĩnh Tăng đau xót vô cùng.

“Ở nhà, chồng tôi là một cuốn sách bách khoa của cả gia đình. Ông ấy đã dự định trong 2 năm tới đây sẽ về nghỉ hưu, sống một cuộc sống nhàn nhã, vui vẻ.

Giờ kế hoạch ấy chưa thực hiện được thì ông ấy đột ngột qua đời. Mọi việc diễn ra thật đột ngột, thật chẳng khác gì giấc mộng.

 Victor vẫn còn chưa tốt nghiệp. Nó buộc phải nghỉ học tại trường một năm để giúp đỡ anh trai quản lý công việc của ông ấy”. Trần Lâm Dĩnh Tăng nói rằng, khi đó, đứa con trai út của mình là Stanford vẫn không quen được việc bố đã qua đời.

Stanford nói với bà rằng, cậu gọi điện cho bố nhiều lần mà không thấy bố trả lời điện thoại… Rồi đến khi nhận ra rằng, bố cậu đã qua đời, Stanford lại òa khóc.

Bữa cơm cuối cùng có đầy đủ cả bốn thành viên trong gia đình họ là bữa ăn trong một nhà hàng ở Bắc Kinh trong chuyến du lịch năm ngoái.

Sau đó, mỗi lần tới Bắc Kinh, Trần Lâm Dĩnh Tăng lại tìm tới quán ăn này, ngồi ở chiếc bàn mà gia đình họ từng quây quần bên nhau.

 “Đó là nơi khiến tôi đau lòng nhất nhưng cũng là nơi giúp tôi nhớ lại những hồi ức đẹp. Tôi ngã ở đâu thì sẽ đứng lên ở đó”, Trần Lâm Dĩnh Tăng nói.

Rất nhiều việc buộc Trần Lâm Dĩnh Tăng phải kiên cường hơn, giống như một thứ trách nhiệm với gia đình, dòng họ. Chẳng hạn như trong lần đàm phán thứ hai giữa Đài Loan và Trung Quốc, Chu Ân Lai từng viết một bức thư gửi cho Trần Lập Phu.

Bức thư đó hãy còn lưu ở trong nhà dòng họ Trần. Cũng vì thế, Trần Lâm Dĩnh Tăng cũng hy vọng mình cũng có thể tìm được một cơ quan có đủ uy tín và thẩm quyền để giữ gìn những tài liệu của Trần Lập Phu giống như cháu ngoại của Tống Tử Văn.

4. Vào năm 1993, Trần Lâm Dĩnh Tăng từng gửi văn bản lên Cục tài sản quốc hữu Đài Loan xin cấp quyền sở hữu căn nhà cũ của Trần Lập Phu. Tuy nhiên, Trần Lâm Dĩnh Tăng đã bị Ngân hàng Đài Loan kiện vì chiếm hữu trái phép và buộc phải phá bỏ căn nhà.

Sau 14 năm kiện tụng kéo dài, cuối cùng tòa án tuyên bố Trần Lâm Dĩnh Tăng thua kiện.

Mặc dù Trần Lâm Dĩnh Tăng từng nhiều lần đều nghị cải tạo căn nhà cũ của Trần Lập Phu ở Đài Bắc thành Nhà tưởng niệm, tuy nhiên, căn nhà của Trần Lập Phu tại Đài Bắc vẫn bị phá bỏ.

Không còn cách nào khác, Trần Lâm Dĩnh Tăng chỉ còn biết chụp những bức ảnh lưu lại hình ảnh của căn nhà trước khi bị dỡ bỏ để làm kỷ niệm. Mặc dù như vậy, Trần Lâm Dĩnh Tăng vẫn hy vọng có thể qua con đường pháp luật để tiến hành cuộc đấu tranh của mình.

 Trần Lâm Dĩnh Tăng cho rằng, những chứng cứ mà Ngân hàng Trung Quốc cung cấp cho tòa án ít nhất có 2 loại tài liệu không giống với Cục tài sản quốc hữu và những tài liệu gia đình đang giữ.

 “Quyền lợi mà chúng tôi bảo vệ giống như bất cứ công dân bình thường nào khác. Không ngờ chính quyền lại đưa ra nghi ngờ chúng tôi ngụy tạo giấy tờ.

Trong thời kỳ Lý Đăng Huy, họ đều dùng cách này để lấy lại những căn nhà mà chính phủ thời trước đã phân phối cho con cháu các thành viên Quốc dân đảng. Thời kỳ sau đó, sự việc này vẫn tiếp diễn”.

Từng có người khuyên Trần Lâm Dĩnh Tăng nên bỏ cuộc, tuy nhiên, cô con dâu nhà họ Trần không muốn làm như vậy.

Nhận thua không phải là bản tính của Trần Lâm Dĩnh Tăng, cũng không phải là cách làm của nhà họ Trần. Hiện tại, ngoài việc đòi lại căn nhà cũ của Trần Lập Phu, Trần Lâm Dĩnh Tăng còn rất bận bịu với việc mua lại tờ “Trung ương nhật báo”.

“Trung ương nhật báo” là tờ báo do Trần Lập Phu lập ra đồng thời cũng là tổng biên tập đầu tiên. Tuy nhiên, vào ngày 6/1 năm nay (2012), sau 69 năm tồn tại, do làm ăn thua lỗ, tờ báo này đã phải đình bản.

“Tôi đã từng nói với ông Mã Anh Cửu rằng mình muốn mua lại Trung ương nhật báo. Oong Mã Anh Cửu cũng vui vẻ đồng ý.

 Tôi chỉ có thể định giá tờ báo khi có các báo cáo tài vụ của báo. Tuy nhiên, người ta cứ chần chừ mãi không đưa ra những báo cáo này, chúng tôi là người mua cũng không thể nào biết được tình trạng kinh doanh của nó”.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, Trần Lâm Dĩnh Tăng từng nói rằng, tờ “Trung ương nhật báo” là tờ báo rất có ý nghĩa với gia tộc họ Trần, do vậy cô và con cháu họ Trần nhất định sẽ làm mọi cách để tờ “Trung ương nhật báo” tiếp tục tồn tại và phát hành.

Lần đầu tiên Trần Lâm Dĩnh Tăng gặp Tống Mỹ Linh là vào bữa tiệc sinh nhật lần thứ 100 của bà khi bà đứng cạnh người cha chồng đã quá cố Trần  Lập Phu của Trần Lâm Dĩnh Tăng.

Nhìn hai người tuổi đã trên dưới trăm tuổi đứng cạnh, Trần Lâm Dĩnh Tăng không khỏi cảm thấy rất rõ sự chảy trôi của thời gian và lịch sử. Đó là một cảm giác rất khó hình dung và diễn tả song cũng rất rõ ràng.

“Hiện tại chúng tôi cùng con cháu nhà họ Khổng, Tống, Tưởng cũng thương xuyên liên hệ. Mỗi khi bất ngờ gặp nhau ở đâu đó, chúng tôi lại nghĩ: Chúng tôi là những người có những mối liên hệ rất mật thiết.

Chúng tôi đều là những người làm chứng của lịch sử. Tứ đại gia tộc Tưởng, Tống, Khổng, Trần cũng là người phàm, đều có thể mắc sai lầm. Nay công, tội của họ đều đã được lịch sử phán xét”, Trần Lâm Dĩnh Tăng, cô con dâu thứ ba của gia tộc họ Trần - những ngày tháng đã qua của gia tộc mình…

  • Đại Nam


 

;
.
.
.