Bà Yến không thể từ nhiệm?

Thứ Hai, 07/05/2012 04:09

Bà Đặng Thị Hoàng Yến có thể sẽ bị buộc từ nhiệm đại biểu Quốc hội theo điều 56 của Luật Tổ chức Quốc hội vì lý do kê khai lý lịch không trung thực

Trả lời báo chí, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đặng Thị Hoàng Yến khẳng định đã gửi đơn xin từ nhiệm và đã báo với Trưởng Ban Công tác ĐB của QH Nguyễn Thị Nương về việc không tham dự cuộc họp cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) vào chiều 5-5 vì “thấy việc này không còn cần thiết”. Bà Hoàng Yến cũng giải thích việc “xin rút khỏi QH” là do đã “mệt mỏi” vì “chịu nhiều sức ép dư luận”.
 
Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến trả lời báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội vào tháng 11-2011.

Trong khi đó, cùng chiều 5-5, Ủy ban TVQH đã có 3 giờ họp bàn về vấn đề xem xét bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Dư luận đặt câu hỏi vì sao Ủy ban TVQH phải họp bãi nhiệm ĐB Hoàng Yến mà không giải quyết theo đơn từ nhiệm?

Việc bà Hoàng Yến làm đơn từ nhiệm ĐBQH là dựa theo điều 57 của Luật Tổ chức QH.
Điều 57 nêu rõ: “ĐBQH có thể xin thôi làm nhiệm vụ ĐB vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận ĐBQH xin thôi làm nhiệm vụ do QH quyết định; trong thời gian giữa hai kỳ họp QH thì do Ủy ban TVQH quyết định và báo cáo với QH tại kỳ họp gần nhất”.
Căn cứ vào điều luật này, ĐBQH chỉ được từ nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác. Còn về trường hợp không trung thực trong kê khai hồ sơ lý lịch ứng cử, ĐBQH sẽ phải bị bãi nhiệm theo điều 56 của Luật Tổ chức QH.
Cụ thể, điều 56 của luật này nêu rõ: “ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị QH hoặc cử tri bãi nhiệm…”.
Đó là cơ sở để trong cuộc họp kín chiều 5-5, các ủy viên tham dự phiên họp đã tham gia bỏ phiếu về việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Hoàng Yến, theo hướng buộc bãi nhiệm chứ không xem xét từ nhiệm.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại kỳ họp thứ 3 của QH khóa XIII (khai mạc ngày 21-5) tới đây, dự kiến QH sẽ bàn công tác nhân sự của QH trong một buổi sáng thứ bảy (ngày 26-5).
Ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định đã nghiên cứu quy trình bãi nhiệm ĐBQH và QH khóa trước cũng đã có tiền lệ bãi nhiệm ĐB Mạc Kim Tôn (Thái Bình).
“Chúng tôi đã nghiên cứu các quy định về bãi nhiệm tư cách ĐBQH. Theo đó, sẽ có cuộc họp với trưởng đoàn, họp các đoàn để thảo luận; tiếp đến là Ủy ban TVQH hội ý và báo cáo QH. Sau đó, ĐBQH bị đề nghị bãi nhiệm có thể phát biểu tại QH trước khi QH bỏ phiếu quyết định” - ông Phúc trình bày.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, việc xem xét bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến chắc chắn được đưa vào chương trình kỳ họp QH cuối tháng 5 tới đây.
Tuy nhiên, ông Phúc cho biết phương án cụ thể và thời điểm xem xét sẽ phải lấy ý kiến của toàn bộ 500 ĐBQH tại phiên họp trù bị trước khi diễn ra kỳ họp (ngày 20-5).
Trước đó, kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến đã được gửi đến Ủy ban TVQH và thẩm quyền của Ủy ban TVQH chỉ là đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của QH, còn quyền quyết định việc bãi nhiệm thuộc về QH.
Theo đó, bà Hoàng Yến chỉ bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH khi có tối thiểu 2/3 trong tổng số 500 ĐBQH bỏ phiếu đồng ý bãi nhiệm.
Bảo Trân
[Quay lại]
10 ý kiến

Thăm dò ý kiến

Việt Nam có nên mở casino?
  •  Nên. Cho người Việt Nam vào chơi luôn vì nó đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho đất nước.
  •  Nên. Nhưng không cho người Việt Nam vào chơi và có cơ chế quản lý thật tốt.
  •  Không nên. Tệ nạn phát sinh nhiều từ đây. Chuyện Trần Thúy Liễu và Dư Kim Liên (đốt chồng, thuốc chồng) vì thua bạc còn sờ sờ ra đó.
Có nên thu phí lưu hành xe cá nhân?
  •  a. Không nên. Tận thu trong thời buổi giá cả gì cũng tăng là làm khổ cho dân.
  •  b. Bao giờ Nhà nước làm đường sá ngon lành, không ổ gà, ổ voi, không lô cốt hay hố tử thần thì mới tính chuyện thu phí.
  •  c. Nên. Nhưng phải tính toán hợp lý. Mức từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm cho xe máy là quá cao đối với dân.
  •  d. Nên. 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm đâu có bao nhiêu.
vote result