Khoảng thời gian Tổng thống Dmitry Medvedev tại vị ở Kremlin có thể sẽ đi vào lịch sử như một giai đoạn nước Nga bắt đầu có những bước tiến dài trong cuộc chiến chống tham nhũng, và những thay đổi trong luật pháp để mang lại các màu sắc đa dạng trong đời sống chính trị của đất nước.
Ngày Putin trở lại
Putin trở lại, lợi hại hơn xưa?
Ông Medvedev trở thành thủ tướng Nga
Nhấn nút ‘tái thiết’ quan hệ
Mặc dù cuộc khủng hoảng Nam Ossetia đã khiến quan hệ giữa Nga và Mỹ căng thẳng, nhưng Tổng thống Medvedev và người đồng nhiệm Mỹ Barack Obama lại thiết lập một ý chí chính trị chung nhằm kích hoạt nút “tái thiết’ trong các kế hoạch của họ.
Hồi tháng 3/2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã giới thiệu với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov một mô hình “nút tái thiết’ để tượng trưng cho quan hệ song phương đang được cải thiện. Tuy nhiên, một nút nhỏ màu đỏ cùng với từ “tái thiết” lại nhanh chóng trở thành một loạt đề tài khôi hài khi mà nó bị dịch nhầm thành từ “quá tải” trong tiếng Nga. Điều mỉa mai hơn nữa là chính từ “quá tải” đó lại thể hiện ngày càng chính xác tình trạng quan hệ giữa hai cường quốc trong bối cảnh một loạt các động thái gần đây.
Hệ thống phòng thủ tên lửa
Nhìn lại hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược mới (START), gần như là một điềm gở khi mà chính quyền Obama nói về việc cắt giảm thật lớn các đầu đạn hạt nhân mỗi khi họ xây dựng một hệ thống tên lửa phòng thủ mới ở Đông Âu. Bỏ đi một ít tên lửa hạt nhân khi xây dựng một lá chắn thật lớn, cách làm này không qua mặt được chính quyền Medvedev.
Trong khi đó, ông Medevdev cảnh báo Mỹ và NATO rất nhiều lần trong hai năm cuối nhiệm kỳ của ông rằng nếu như không có một thỏa thuận về hệ thống tên lửa phòng thủ, thế giới sẽ lại phải đối mặt với một cuộc chạy đua vũ trang mới.
“Tôi không thể nào hài lòng với phản ứng của phía Mỹ đối với đề xuất của tôi và với phản ứng của NATO nói chung” – lãnh đạo Nga nói với các nhà báo trong Hội nghị thượng đỉnh G-8 tại Deauville, Pháp, vào năm ngoái. “Tại sao ư? Bởi vì chúng ta đã lãng phí thời gian vô ích. Ngay cả khi hôm qua chúng tôi nói về việc năm 2020 sẽ là hạn chót… là năm chấm dứt việc xây dựng một hệ thống bốn giai đoạn của cái gọi là phương pháp tiếp cận thích nghi”.
Cải cách chính trị
Trong một nỗ lực nhằm đưa thêm sự đa dạng chính trị vào hệ thống hiện thời của Nga, cũng như nhượng bộ với các yêu cầu từ những phe chỉ trích, ông Medvedev đã ký một sắc lệnh nhằm đơn giản hóa các thủ tục và yêu cầu để đăng ký các đảng phái chính trị mới.
“Bộ Tư pháp không nên bị coi là một rào cản – như cách những thành viên tham gia trong các cuộc thảo luận trước đã gọi tên – nhưng đó nên là một bộ lọc tốt để loại trừ những gì không hợp pháp” – ông Medvedev nói.
Trước đó, Bộ Tư pháp đã bác bỏ các đăng ký thành lập đảng phái đối lập. Luật này được cả hai viện thông qua, theo đó, giảm số lượng thành viên cần thiết để đăng ký thành lập đảng từ 45.000 xuống còn 500 người. Luật này cũng loại bỏ các yêu cầu bắt buộc đảng phải thu thập đủ số chữ ký để tham gia vào các cuộc bầu cử.
Ông cũng ký một luật cho phép bầu cử trực tiếp các thống đốc bang.
“Luật này đi vào hiệu lực ngay từ lúc này, cho phép các lãnh đạo của các vùng trên khắp đất nước sẽ được bầu trực tiếp từ các cuộc bỏ phiếu kín của mọi công dân trên toàn địa bàn” – ông Medevdev tuyên bố.
Và cuối cùng, một việc làm nữa cũng được coi là cải cách chính trị, đó là việc ông Medvedev đã thông qua một sắc lệnh thành lập kênh truyền hình công tại Nga, dự kiến lên sóng từ ngày 1/1/2013.
Đấu tranh chống tham nhũng
Mặc dù từ lâu ông Medvedev đã tuyên bố chiến tranh chống lại nạn tham nhũng ở Nga, thì mãi tới khi nhậm chức Tổng thống, ông mới có thể chiến đấu trực diện với cuộc xung đột ‘đẫm máu’ này.
“Tham nhũng đã trở thành một vấn nạn mang tính hệ thống, và do đó chúng ta cần một phản ứng mang tính hệ thống để đối phó với nó” – ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, ông Medvedev đã xác định cuộc chiến mà ông sẽ phải đối mặt trong suốt thời gian ở Kremlin.
Hành động đầu tiên của ông Medvedev làm Tổng thống đó là ký một lệnh bắt buộc các quan chức, kể cả Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng phải kê khai thu nhập, toàn bộ gia đình của những người này cũng phải tuân thủ luật trên. Bản thân Tổng thống cũng phải thực thi luật này.
Đó là cuộc chiến không ngừng nghỉ đối với Medvdev, thậm chí cho đến ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống. Hồi tháng Ba, ông đã đệ trình lên Duma Quốc gia một luật nhằm kiểm soát tài sản của mọi ‘công bộc của dân’, và nói với đa số quốc hội rằng ông muốn luật này được thảo luận và thông qua càng sớm càng tốt.
Dự thảo luật này của ông Medvedev nhằm buộc mọi ‘công bộc của dân’ phải công khai thu nhập và chi tiêu của họ. Luật này còn yêu cầu các quan chức nhà nước phải báo cáo chi tiêu của vợ/ chồng và con cái nếu như các khoản này liên quan tới việc mua bán đất đai, xe cộ và cả an ninh. Cuối cùng, luật này yêu cầu mọi tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc mua bán trên là phải hợp pháp.
Cho dù nước Nga vẫn còn cả một chặng đường vô cùng dài trước khi ‘tham nhũng’ đi vào dĩ vãng, và đất nước tuân thủ luật pháp, thì những nỗ lực của Medvedev là không thể phủ nhận khi ông đã đặt đất nước đi theo con đường đúng đắn.
Hiện đại hóa và cải cách
Tổng thống Medvedev còn cho thấy ông là một chính trị gia ‘đi cùng công nghệ”. Ông tận dụng mọi thế mạnh của internet, ông tham gia các mạng xã hội, có blog cá nhân và cả tài khoản Twitter. Ông còn thiết lập nên một chương trình cho phép ông có thể theo dõi và giám sát các nhân viên chính phủ thực hiện các mệnh lệnh như thế nào.
“Tôi muốn cài đặt chương trình này lên máy tính cá nhân của tôi, do đó, tôi có thể thấy ở nút nhấn xem điều gì đã xảy ra với sắc lệnh, ai chịu trách nhiệm về việc trì trệ này, và cần phải làm gì với ‘thủ phạm’”.
Hiện đại hóa quân sự
Cuối cùng, ông Medvedev đã đặt nền móng cho việc tổ chức hợp lý hóa triệt để quân đội Nga. Quân đội Nga hiện đứng thứ 4 trên thế giới, với hơn 1 triệu quân nhân và 20 triệu lính dự bị.
Theo yêu cầu của Medvedev, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga, tướng Makarov cho biết Nga sẽ tiến hành tuyển mộ theo cấu trúc tương tự như của các thành viên quốc gia thuộc NATO, dần dần loại bỏ hệ thống dựa trên việc tòng quân nhằm tuyển mộ các binh sĩ theo hợp đồng.
“Chúng tôi sẽ tiến xa hơn theo hướng các lực lượng vũ trang theo hợp đồng” – ông Makarov.
Nhìn toàn diện, nhiệm kỳ bốn năm vừa qua của ông Medvedev tập trung vào việc cải tổ và hiện đại hóa. Điều này đã tạo ra một sự cân bằng hoàn hảo với trọng tâm an ninh và ổn định của Vladimir Putin – người tiếp tục chèo lái nước Nga 6 năm tới. Giờ đây, ông Putin sẽ tiếp nối đoạn đường của ông Medvedev: hy vọng nối lại ‘nút tái thiết’ với Mỹ, cũng như đưa ra được một thỏa thuận với Mỹ và NATO về lá chắn tên lửa ở châu Âu.
Nếu thiếu các thỏa thuận then chốt đó, Nga sẽ buộc phải thay đổi chiều hướng, và tìm kiếm các đồng minh mới ở châu Á. Mỹ và châu Âu giờ đây có cơ hội để bắt kịp cùng Nga nhằm giải quyết các vấn đề khốc liệt trên toàn cầu, bao gồm chủ nghĩa khủng bố và kinh tế đình đốn. Sẽ là một bất hạnh ghê gớm nếu như cơ hội quý giá này bị bỏ lỡ trong một khoảnh khắc giao thời then chốt trong lịch sử.
Lê Thu (Theo RT)
Góc khuất huyền bí của tổng thống đắc cử Pháp Tất cả mọi con mắt ở châu Âu đều đổ dồn về Francois Hollande - người vừa thắng cử Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tới. Nhưng đến giờ mọi người vẫn chưa hiểu ông thực sự là ai. Khi phụ nữ trở thành vũ khí chính trị hữu hiệu Một bà nội trợ, bà mẹ của 5 đứa con liệu có giúp sức được gì cho chồng trong cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ. Bạn đừng bị đánh lừa, đó có thể là một vũ khí chính trị đầy hữu hiệu. Sự tỏa sáng của con gái Park Chung-hee Park Geun-hye - con gái của cựu lãnh đạo Park Chung-hee - đã gây dựng hình ảnh về một người phụ nữ can trường nhưng mền mại, trong sạch và đáng tin cậy để có thể ra tranh cử Tổng thống Hàn Quốc trong năm tới. |