sgtt.vn, 14.05.2012  
img Đọc báo theo ngày:
Ngày 14.05.2012, 09:20 (GMT+7)

Đạp cổng trường, đổ văn hoá

SGTT.VN - Chuyện phụ huynh thức đêm thức hôm, chen lấn mua hồ sơ vào lớp 1 cho con em xảy ra ở trường THCS Thực Nghiệm (Hà Nội) sáng 12, 13.5 không mới. Năm ngoái, tình trạng tương tự đã xảy ra tại các trường mầm non như Thành Công A, Bình Minh.

Rạng sáng 12.5, hàng trăm người đứng ở cổng trường chờ lấy đơn sau đó đạp luôn cả cổng trường. Ảnh: VNN

Nhưng khi những hình ảnh đó tái hiện với mức độ căng thẳng mỗi năm càng cao (năm nay, đám đông phụ huynh đã xô đẩy chen lấn đến sập cả cổng trường Thực Nghiệm) thì hẳn, những ai có hình dung về một chế độ giáo dục bình thường, đã không khỏi sửng sốt.

Những hình ảnh trên phản ánh một sự rối loạn đang xảy ra trong môi trường văn hoá giáo dục. Nó khởi phát từ tâm lý bất an, mất lòng tin của phụ huynh về tính công bằng trong chính sách trang bị điều kiện chất lượng giáo dục cho người dân. Cụ thể, đó là sự thiếu công bằng trong phân bổ điều kiện và chất lượng giáo dục ở trường công lâu năm đã ám ảnh tâm trí các phụ huynh. Hành động bằng mọi giá, đạp đổ cả hàng rào của lòng tự trọng và ý thức văn minh để giành giật một chỗ học có chất lượng cho con em là một trong những động cơ chống lại cảm giác nghi ngờ thường trực trong chọn lựa môi trường giáo dục cho con em.

Nhìn từ phía gia đình, những hình ảnh rất xấu trên cũng phản ánh một nhận thức giáo dục bất ổn từ phía các phụ huynh. Cho đến nay, nhiều người đem con đến trường với tâm lý thay vì tạo những điều kiện văn hoá hậu thuẫn từ gia đình thật tốt để con cái nỗ lực học tập thì lại trăm sự trông chờ ở nhà trường, vì thế, trường càng nhiều thành tích càng đem lại sự yên tâm cho phụ huynh.

Quan niệm giáo dục thụ động đó nguy hiểm ở chỗ, nó không đòi hỏi tố chất, sự nỗ lực từ phía người học, mà lại đặt nặng thành tích (hình thức) của môi trường giáo dục. Cảnh chen lấn xô đẩy đăng ký cho con vào trường THCS Thực Nghiệm xảy ra trong một vài năm gần đây có lý do: đây là trường mà GS Ngô Bảo Châu và nhiều nhà khoa học từng theo học. Chắc hẳn, với nhiều phụ huynh, đã nảy sinh tâm lý mong muốn tương lai thành đạt, rạng rỡ của con em qua sự nghiệp của các vị giáo sư. Nhưng ít ai nhớ rằng, để có một sự nghiệp lớn, thì ngoài tài năng, chất lượng môi trường giáo dục, thì tinh thần, ý chí học tập, nền tảng văn hoá phía gia đình là những nhân tố mang tính quyết định.

Văn hoá gia đình, không chỉ gói gọn trong môi trường gia đình, mà là nhận thức, hành xử với môi trường xã hội chung quanh, trong đó có tương quan hỗ trợ với nhà trường. Đừng mong con em hạnh phúc khi đến trường học, tôn trọng thầy cô, ra đời sống biết lễ độ với tha nhân, có ý thức văn hoá cộng đồng nếu như ngay ngày đầu tiên đưa con đến trường, chính các bậc phụ huynh đã cố tình làm ngược những điều đó.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Đánh giá bài viết:  

Bài liên quan

ý kiến bạn đọc
Nội dung (Xin bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
Kiểu gõ:
Họ và tên
Địa chỉ email
Nhập mã bảo vệ:
Tài liệu đính kèm: (.doc, .jpg, .gif, .zip, .rar, .pdf)
 Thông báo cho tôi qua email khi có phản hồi mới
09:52 ngày 14.05.2012
SGTT.VN - Sở Xây dựng TP.HCM vừa kiểm tra các dự án xây dựng nhà ở trên địa bàn một số quận huyện TP.HCM. Theo đó, trong hơn 50 dự án được kiểm tra, sở Xây dựng phát hiện 16 dự án được phê duyệt từ năm 2006 – 2009 nhưng đến nay vẫn “án binh bất động”, hiện trạng vẫn là những bãi đất trống.
SGTT.VN - Theo nghị định vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1.6.2012 các loại ôtô, xe máy sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay đã phải đóng nhiều loại phí và thuế, do vậy thêm khoản phí trên càng khiến doanh nghiệp, người dân khó khăn.

Xem thêm »

'; ABDZone[1] = ''; } else { ABDZone[0] = ''; ABDZone[1] = ''; } rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone);