Thứ ba, 22/5/2012, 08:17 GMT+7

'Không nên vì Vinashin, Vinalines mà hắt hủi kinh tế biển'

Theo đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP HCM), bài học lớn nhất sau những sai phạm tại Vinashin, Vinalines là phải minh bạch hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước như các công ty đại chúng.
> Đề án tái cơ cấu kinh tế vẫn chưa tính chi phí
> Sai phạm tại Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng

- Đề án tái cơ cấu nền kinh tế mà Chính phủ vừa trình vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào các ngành đóng tàu, vận tải biển… Sau những vụ việc tại Vinashin, Vinalines, lựa chọn này liệu có còn phù hợp?

Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng nên tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội với các tập đoàn. Ảnh: Hoàng Hà
Ông Trần Du Lịch cho rằng nên tăng vai trò giám sát của Quốc hội với các tập đoàn. Ảnh: Hoàng Hà

- Tôi nghĩ phải tách biệt 2 việc. Phát triển đóng tàu, vận tải hàng hải là những ngành mang tính chiến lược quốc gia. Tiếc rằng, chúng ta thiếu chính sách cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia, nguồn lực chỉ tập trung cho một số tập đoàn, tổng công ty.

Do đó, khi những sự việc này xảy ra thì càng cần phải khẳng định rõ ràng. Định hình những ngành công nghiệp riêng gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là kinh tế biển là cần thiết. Còn việc các tập đoàn làm ăn thua lỗ là chuyện riêng. Nếu như chúng ta nhìn các tập đoàn đó mà bi quan với cả ngành công nghiệp thì không nên. Rất tiếc rằng trong đề án này mới chỉ chọn ra ngành, chứ chưa có giải pháp gì cụ thể để phát triển những ngành đó.

- Tuy vậy, có một thực tế là nhiều nước phát triển hiện đã chuyển giao dần các ngành như đóng tàu, vận tải biển cho các nước kém phát triển hơn. Việt Nam tái cơ cấu kinh tế lại chọn ngành đó làm mũi nhọn thì liệu có hợp thời, nhất là khi ngành công nghiệp phụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu?

- Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho hoạt động đóng tàu chưa phát triển, chứ không phải là mình phải theo người ta, người ta làm mình phải làm, người ta thôi mình thôi.

Căn cứ xác định ngành gì làm mũi nhọn phải theo xu thế toàn cầu, có so sánh lợi thế tĩnh, động của Việt Nam. Ví dụ Việt Nam là nước có bờ biển dài, là cánh cửa nhìn ra thế giới. Kinh tế biển là lợi thế không phải quốc gia nào cũng có. Do vậy từ lâu chúng ta đã xác định đóng tàu, vận tải biển là ưu tiên nhưng chưa làm được gì nhiều.

Ở Việt Nam hiện nay, trong thương mại, dịch vụ giao nhận, hàng hải… hầu hết đều thuê ngoài, tốn ngoại tệ rất lớn, dẫn tới tình trạng xuất khẩu thì giá FOB (giá giao lên tàu), nhập khẩu thì giá CIF (tính cả phí vận chuyển). Thành ra dịch vụ người ta hưởng hết. Nhưng vì chúng ta cứ tập trung cho các tập đoàn, tổng công ty nên các ngành đó không phát triển được.

Đúng là nhiều nước hiện không muốn làm đóng tàu. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không làm, bởi như tôi nói ở trên, phải căn cứ vào vị thế. Có thể ta chưa đóng hay kinh doanh được những tàu lớn. Nhưng vận tải dọc bờ biển lại là ngành lợi thế của Việt Nam. Do vậy, không nên thấy người ta thôi không làm nữa thì mình cũng "hắt hủi theo".

- Theo ông bài học lớn nhất sau những vụ việc ở Vinashin, Vinalines là gì thưa ông?

- Như tôi đã đề cập nhiều lần thì bài học lớn nhất là công khai minh bạch. Mọi thông tin của doanh nghiệp Nhà nước cần được minh bạch giống như các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Như vậy, nó sẽ chịu sự giám sát chung của xã hội. Các tập đoàn, tổng công ty, một khi được xem là của Nhà nước, thì phải là doanh nghiệp của toàn dân.

Tiếc rằng các cơ quan quản lý đã hứa hẹn nhiều lần, nhưng đến nay chưa làm được. Tôi cho rằng phải đưa vai trò giám sát tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thành một đạo luật, hằng năm báo cáo Quốc hội. Quốc hội như vậy mới có thể trực tiếp giám sát được.

- Đối với đề án tái cơ cấu nền kinh tế, ông nhận xét gì về những điều được Chính phủ trình bày?

- Tôi từng hy vọng tại kỳ họp lần này, đề án mà Chính phủ trình sẽ đưa ra một số quyết sách để Quốc hội có thể thông qua, nhằm tạo động lực, chuyển biến được nền kinh tế. Tuy nhiên, với những gì nhận được, tôi nghĩ đây mới chỉ là cái khung, chưa phải đề án đầy đủ.

Bởi vì quan trọng nhất không phải là chúng ta nói phát triển ngành gì, trồng cây gì, nuôi con gì... mà quan trọng nhất là nguồn lực nào, cách làm nào, ai làm, làm lúc nào…? Tiếc là đề án chưa nêu được những ý này nên việc tính toán nguồn lực, khả năng thực hiện ở thời điểm này vẫn là rất khó.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - cho rằng đề án lần này không nhằm tạo ra thêm một "khâu đột phá" mà nhấn mạnh tới tính đồng bộ, ưu tiên cũng như cốt lõi của các giải pháp. Là một trong những người chấp bút cho đề án, ông Cung cho rằng có rất nhiều việc phải làm với doanh nghiệp nhưng quan trọng nhất là minh bạch thông tin. Ông Cung đề xuất áp dụng các thông lệ quốc tế cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để cải cách hoạt động, qua đó tăng hiệu quả và tính minh bạch.

Song Minh

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site

Tra cứu cổ phiếu

  • Diễn biến thị trường
  • HOSE
  • HNX

Thay đổi: 00%

Thay đổi từ đầu năm: 27.44%

Tổng KLGD: 0(cp)

Tổng GTGD: 0(tỷ)

Thay đổi: -0.51-0.66%

Thay đổi từ đầu năm: 29.95%

Tổng KLGD: 596,215(cp)

Tổng GTGD: 5(tỷ)

Detail
    • HOSE

    • HNX

    •  
    • Mã CK

    •  
    • TC

    •  
      • Khớp lệnh
      •  
      • Giá
      •  
      • KL
    •  
    • +/-

    •  
    •  
    •  
    •  
    • (Bấm vào nội dung bảng để xem chi tiết)

    •  
  •  
Vinaphone

Các mẹo để cắt giảm chi tiêu

Hàng tháng, tôi thường mua sắm đồ dùng trong gia đình, quần áo... đều thông qua thẻ tín dụng. Xin tư vấn cách để tôi có thể cắt giảm kế hoạch chi tiêu cho phù hợp hơn? (Minh Thư).

Năm 2011 Năm 2011 Năm 2011
Năm 2010 Năm 2010 Năm 2010
Năm 2009
 
 
 
 
Lien he quang cao