Thứ Ba, 29/05/2012, 10:48 [GMT+7]
.
.

Choáng váng chiêu ’bôi bẩn’ đồng nghiệp của một số tờ báo

(Đời sống) - Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ báo này đang dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu “đánh hội đồng”, bới lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…

Trong khi những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên là những mô hình báo chí thành công về mọi mặt thì nhiều tờ báo thuộc một số cơ quan ở TP Hồ Chí Minh đã tự đánh mất mình và đánh mất bạn đọc vì lối làm báo xơ cứng, thiếu hơi thở của đời sống, xa rời bạn đọc hoặc chỉ chạy theo lợi nhuận quảng cáo mà quên mất nội dung thông tin.

Ở thời đại thông tin, khi nhu cầu và trình độ của độc giả đã được nâng cao, những cách làm báo tự cho mình là chính thống theo kiểu “ông trời” con, muốn “phán” gì cũng được như báo Sài Gòn Giải phóng hoặc chỉ chạy theo phục vụ các “đại gia” nhiều tiền với la liệt các loại PR, quảng cáo trá hình trơ trẽn và thô thiển trên trang báo như báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh thì việc bị người đọc quay lưng, ngoảnh mặt cũng là điều dễ hiểu.

 Đã có hàng chục nghìn lượt trích dẫn, phỏng vấn và bài cộng tác các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học từng được đăng trên báo Đời sống và Pháp luật
Đã có hàng chục nghìn lượt trích dẫn, phỏng vấn và bài cộng tác các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học từng được đăng trên báo Đời sống và Pháp luật

Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ báo này đang dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu “đánh hội đồng”, bới lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…

Tác nghiệp theo cách... đứng trên tất cả

Như một sự sắp đặt mang tính chất “liên minh” từ trước, sáng hôm qua (28/5/2012), 2 tờ báo thuộc các cơ quan TP. Hồ Chí Minh là Sài Gòn Giải phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đồng loạt đăng bài phê phán báo “lá cải” và cơ quan quản lý báo chí.

 
 

Đón đọc:

-Làm báo lạ lùng kiểu báo Phụ Nữ TP.HCM

-Sự thật về nhóm phóng viên Nghi Anh - Trần Triều - Đường Loan

Trong khi tự cho mình quyền đưa ra nhận định thay cho cơ quan chức năng quản lý báo chí, để tăng tính “gây sốc”, tờ Sài Gòn Giải phóng còn dẫn ý kiến của một sĩ quan an ninh - Ông Nguyễn Tuấn Việt, thiếu tá, phó trưởng phòng An ninh báo chí (phía Nam) của Cục An ninh truyền thông đưa ra ý kiến “chỉ đạo” cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí là Bộ Thông tin -Truyền thông cần phải làm thế này, thế khác như sau:

"Cần kiên quyết, nghiêm minh trong việc quản lý và xử lý báo chí sai phạm; tránh tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí có đầy đủ công cụ quản lý trong tay nhưng không xử lý đúng mức đối với các cơ quan báo chí vi phạm.

Bộ Thông tin - Truyền thông cần tiến hành thanh tra và xử lý mạnh tay đối với các tờ báo có thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục. Đồng thời, cần sớm có quy hoạch báo chí, ngưng cấp phép đối với những tờ báo hoạt động không hiệu quả, cần mạnh dạn loại bỏ và xử lý người đứng đầu đối với các tờ phụ trương, chuyên đề đã có nhiều sai phạm”.

Những bài báo này sẽ khách quan và hữu ích nếu như mang tính xây dựng. Đáng tiếc là trong khi khoác “tấm áo đạo đức” và lên giọng dạy dỗ người khác, dưới chiêu bài phê phán báo “lá cải”, hai tờ báo này đã “trình diễn” một cách làm báo “lá cải” nhất với những lời bôi bẩn đồng nghiệp một cách thiếu văn hoá, thậm chí đưa ra những thông tin bịa đặt mà không hề kiểm chứng.

Một trong số những điều mà báo “lá cải” khiến nhiều người “sợ” nhất là việc trở thành nạn nhân của những cuộc “trả lời phỏng vấn” mà như không được nói, theo đó mọi câu trả lời đều được bóp méo, xuyên tạc, cắt cúp theo ý đồ của phóng viên, mọi việc làm, cử chỉ dù là vô tình của đối tượng phỏng vấn đều được đưa vào bài viết theo góc nhìn của người viết.

Những cuộc phỏng vấn này thường được đưa ra với một lời quy chụp chung chung theo kiểu: “nhiều người cho rằng…”, “có ý kiến nói rằng…”. Thì đây, trong bài “Ma trận truyền thông – choáng váng với báo lá cải”, một phóng viên trẻ của báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh đã không ngần ngại thể hiện cách tác nghiệp “phỏng vấn” theo kiểu “ông trời con” đối với… lãnh đạo một tờ báo khác.

Xin được trích lại nguyên văn đoạn box trong bài viết này: “Chiều 24/5/2012, chúng tôi hẹn phỏng vấn ông Trần Tiến Dũng - Trưởng văn phòng đại diện Báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia VN). Phóng viên đặt vấn đề:

“Một số người cho rằng tờ Đời sống và Pháp luật cùng một số ấn phẩm phụ như Hôn nhân và Pháp luật thứ 7, Người đưa tin đang dần lá cải hóa để thu hút bạn đọc, bất ngờ, ông Nguyễn Tiến Thanh (Tổng biên tập Báo Đời sống và Pháp luật), lúc này đang ngồi ở bàn làm việc bên cạnh, chen ngang cuộc phỏng vấn.

Ông nổi giận cho rằng phóng viên Báo Phụ Nữ TP đặt vấn đề sai và chỉ đạo ông Dũng ngưng ngay cuộc phỏng vấn. Ông Thanh quát tháo: “Báo Đời sống và Pháp luật hoạt động với tôn chỉ khác, không làm theo kiểu lá cải, người ta lấy căn cứ nào dám bảo báo của chúng tôi lá cải?. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP:

“Riêng trong tháng 5/2012, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ ra nhiều tin bài của Báo Đời sống và Pháp luật, đã vi phạm Nghị định 51. Ông Thanh tiếp tục cắt ngang: “Đó là chuyện của Sở, họ có quyền thống kê”. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP:

“Thưa ông, còn những ấn phẩm phụ của Đời sống và Pháp luật như Hôn nhân và Pháp luật, Người đưa tin thì thế nào?”. Ông Thanh vẫn chưa hết nóng giận, tuyên bố từ chối trả lời phỏng vấn”.

Trên thực tế, phóng viên này đăng ký gặp ông Dũng (quyền trưởng cơ quan đại diện, không phải trưởng Văn phòng đại diện như bài báo đưa) với nội dung trao đổi về kinh nghiệm của một tờ báo có lượng phát hành lớn, nhưng đến khi gặp lại đưa ra câu hỏi mang tính quy chụp cho rằng tờ báo “đang dần lá cải hoá để thu hút bạn đọc”.

Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp luật đã yêu cầu dừng cuộc phỏng vấn vì phóng viên trẻ này đã vi phạm quy chế phỏng vấn của cơ quan quản lý Nhà nước và nhắc nhở về đạo đức nghề nghiệp của người phỏng vấn cũng như quyền của người được phỏng vấn, không hề có chuyện nóng giận và quát tháo.

Việc bà tổng biên tập báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh cho đăng đoạn “phỏng vấn” nói trên đủ cho thấy thế nào là một tờ báo “lá cải” theo đúng nghĩa của từ này.

Kì II: Quy chụp và xúc phạm danh dự một cách vô văn hóa

Kì III: Không thể ’bán báo’ bằng cách xúc phạm người khác

 

  • Nhóm PV
;
.
.