Thứ Sáu, ngày 8 tháng 6 năm 2012

Cấp thẻ hành nghề có quản được người mẫu bán dâm?

(VTC News) - Hai đường dây mại dâm cao cấp bị bắt có liên quan tới hàng chục người mẫu. Dư luận nhiều người làm nghề chân chính cho rằng họ đang bị bôi nhọ bởi những kẻ hám lợi, ít học và kém nhân phẩm. Do đó, rất nhiều ý kiến đề xuất Cục NTBD phải cấp thẻ hành nghề người mẫu. Nhưng việc cấp thẻ hành nghề liệu có quản được người mẫu, và từ đó hạn chế nạn chân dài tham gia các đường dây gái gọi?

>> Toàn bộ thông tin về vụ bán dâm của Hồng Hà
>> Toàn bộ thông tin xung quanh vụ bán dâm của Mỹ Xuân


Người mẫu bán dâm tràn làn?

Khi hai đường dây mại dâm cao cấp của người mẫu Hồng Hà và hoa khôi, người mẫu Mỹ Xuân bị bắt, người ta liệt kê ra hàng loạt những cái tên được gắn mác người mẫu, diễn viên, ca sĩ đang trá hình làm nghề bán thân.

Dư luận nghề bức xúc. Tại Hội nghị sáng 1/6 của Bộ VHTT&DL (về triển khai thực hiện chỉ thị 65 chấn chỉnh các hoạt động biểu diễn), các công ty người mẫu đã lên án những người đội lốt nghệ sĩ để đi bán dâm hay làm những chuyện xấu, làm xã hội có những cái nhìn tiêu cực về giới nghệ sĩ nói chung.

“Cô ta làm cả xã hội nghĩ về giới mẫu như những người xấu xa” - bà Quỳnh Trang, Giám đốc sản xuất chương trình Vietnam's Next Top Model, nêu ví dụ về sự nguy hiểm trong việc để tình trạng người mẫu tự do, không được quản lý ở Việt Nam.

Người mẫu Hồng Hà tại cơ quan công an. 

“Tôi cho rằng các người đẹp biết xây dựng một hình ảnh đẹp trong mắt công chúng giờ hơi ít nên đã vô tình tạo ham muốn cho rất nhiều đối tượng săn đuổi họ. Việc trao đổi để mua bán thân xác núp sau nghề người mẫu là hệ quả của sự thoả mãn những ham muốn cá nhân dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong nghề nghiệp. Rõ ràng, công chúng đang bị hoang mang không hiểu "nghề người mẫu là gì" bởi chính những đối tượng này.

Chuyện này sẽ còn rất dài nếu xã hội không chung tay tìm cách giáo dục thế hệ trẻ theo lối sống lành mạnh hơn, nhân văn hơn” - Giám đốc Công ty người mẫu New Talent, Quang Tú chia sẻ.
 
Trước câu hỏi, làng mẫu chỉ một vài người bán dâm hay ở mức độ đáng phải báo động, Quang Tú thẳng thắn: đáng báo động, và sự báo động này là dành cho giới trẻ nói chung.

Hiệp hội nghề bó tay

Nói về danh xưng “người mẫu“, bà Thúy Hằng, Công ty Elite VN cho rằng: “Elite không dám cung cấp chứng chỉ cho người mẫu mà chỉ có Hiệp hội người mẫu VN mới có chức năng này. Chúng tôi chỉ đào tạo để sử dụng nhân lực cho công ty của mình. Tôi muốn hỏi danh từ người mẫu do ai cấp phép và sử dụng ra sao? Nhiều người mẫu không ai biết được đào tạo từ đâu ra cũng vỗ ngực là người mẫu và có người đùng một cái bị bắt khi bán dâm...“

Thực tế, Hiệp hội người mẫu được thành lập từ năm 2006, sau một cuộc vận động khá tốn công sức. Nhưng hoạt động của Hiệp hội này đến nay mới chỉ dừng ở việc cho các công ty người mẫu đăng ký hội viên.

Hoa hậu, người mẫu Mỹ Xuân vừa bị bắt khi làm gái mại dâm kiêm môi giới, càng khiến những cái nhìn về nghề người mẫu của công chúng thêm khắt khe. 

Theo Giám đốc chuyên môn của Elite, cựu siêu mẫu Thúy Hạnh thì: “Tôi không thấy Hiệp hội người mẫu làm gì cả”. Thúy Hạnh cho rằng, lẽ ra "hiệp hội người mẫu phải có trách nhiệm quản lý với tất cả những người mẫu tự do, còn những người nào tự nhận là danh xưng người mẫu mà không được cấp chứng chỉ thì xã hội không công nhận là người mẫu. Và những người như vậy đừng có mang danh “người mẫu” ra để làm làm xấu những người mẫu chân chính”.

Tại Hội nghị sáng 1/6 của Bộ VHTT&DL (về triển khai thực hiện chỉ thị 65 chấn chỉnh các hoạt động biểu diễn), Thúy Hằng cũng mong muốn Bộ xem xét việc cấp chứng chỉ người mẫu trong thời điểm người mẫu tự do quá nhiều, không có sự kiểm soát. Ý kiến này đã được Thúy Hạnh mới đây nhấn mạnh lại. Vậy thực chất, việc cấp thẻ hành nghề có phải là giải pháp hạn chế những lùm xùm đang xảy ra ở nghề người mẫu không?

Cấp thẻ có quản được người mẫu?

Để có cái nhìn sâu sát hơn về khả năng của việc cấp thẻ hành nghề người mẫu trong điều kiện thực tế của nghề này tại Việt Nam cũng như những thành quả có thể thu được, và cả nhưng mặt trái của việc cấp thẻ hành nghề, VTC News có trao đổi ngắn với bà Nguyễn Thúy Nga, Giám đốc Công ty người mẫu Elite VN.

- Cá nhân chị có ủng hộ việc cấp thẻ hành nghề người mẫu không? Và chị nghĩ, việc cấp thẻ này có khả thi với thực tế hiện nay của nghề người mẫu ở VN không?

- Tôi cho rằng việc cấp thẻ hành nghề là tốt, nhưng làm thế nào, quản lý ra làm sao, đưa ra quy chế để cấp thẻ và quản lý thế nào là một vấn đề quan trọng cần phải đưa ra thảo luận và xem xét kỹ mới có thể đạt được tiêu chí quản lý và phù hợp thực tế ở VN.

- Việc cấp thẻ sẽ có những lợi ích gì cho sự quản lý và phát triển của nghề này ở VN thưa chị?

- Việc cấp thẻ hành nghề người mẫu trên thực tế sẽ giúp cho các công ty quản lý người mẫu tránh được một số tai nạn theo kiểu “tai bay vạ gió” như vừa rồi có người mẫu Hồng Hà tự nhận là người mẫu của công ty Elite. Bên cạnh đó cũng một phần nào đó giúp cho việc quản lý người mẫu đi vào quy củ hơn.

Ví dụ chỉ có người mẫu có giấy phép mới được biểu diễn, nếu người mẫu vi phạm quy chế của Bộ VHTT&DL hay của Hiệp hôi người mẫu sẽ bị tước giấy phép hành nghề, như vậy sẽ phần nào hạn chế được một số cá nhân tự tung hô là người mẫu và được sử dụng trong một số show rẻ tiền để từ đó làm ảnh hưởng đến những người mẫu chuyên nghiệp khác.

Tuy nhiên, việc này chỉ có thể hạn chế một phần nào đó trong việc một số cá nhân lợi dụng danh nghĩa người mẫu để phát ngôn hay có những hoạt động xấu, làm ảnh hưởng đến hình ảnh nghề nghiệp. Việc làm gì, phát ngôn thế nào, quyết định hướng đi của mình vẫn nằm ở chính sự quyết định của cá nhân người mẫu.

Bà Nguyễn Thúy Nga - Giám đốc Công ty Người mẫu Elite VN. 

Bên cạnh đó, hiện nay internet rất phát triển, facebook hay các mạng xã hội khác, thậm chí một số trang báo mạng dễ dãi cũng vẫn có thể là nơi để một số cá nhân có thể quảng bá hình ảnh của mình đến với công chúng.

Ngoài ra việc phát thẻ hành nghề không thể là việc làm chuyên nghiệp hóa hay chuyên nghiệp nghề vì điều này nằm ở kỹ năng của người mẫu. Việc người mẫu Việt nam có chuyên nghiêp hay không nằm ở kỹ năng trình diễn, ý thức kỷ luật khi tham gia trình diễn, sự tôn trọng đạo diễn, nhà thiết kế, khách hàng chứ không phải ở thẻ hành nghề.

- Cấp thẻ hành nghề có phải là giải pháp để hạn chế được những scandal đeo bám làng mẫu thời gian qua không thưa chị? Nếu cấp thẻ hành nghề người mẫu tại VN, ngoài những cái được thì sẽ có những hệ lụy gì xảy ra trong thực tế, thưa chị?

- Tôi cho rằng việc phát thẻ hành nghề không thể dẹp tan được những scandal như vừa qua mà chỉ có thể phần nào dẹp bớt những sự việc này trong một thời gian nào đó. Như đã nói với sự phát triển internet như hiện nay việc PR hình ảnh của cá nhân, hay tổ chức nào đó để đạt đươc mục đích của mình khá dễ dàng.

Một cô hotgirl hay một cậu hotboy nào đó làm gì có thẻ hành nghề, cũng chắc chắn không cần đứng trên sàn diễn thời trang nào cũng có thể nổi như cồn trong xã hội thông qua internet. Cũng có nhiều người là người mẫu nhưng họ đâu cần phải đứng trên sàn diễn mà chỉ cần chụp hình cho các tạp chí, đâu có luật nào quy định phải là người mẫu mới được chụp quảng cáo đâu.

Chưa kể còn nhiều những biến tướng khác nhau trong lĩnh vực như thế này. Tôi cho rằng trong bất kể xã hội nào cũng có những sản phẩm như thế và không thể dẹp được vì đó là sự tồn tại song hành hợp lý.

Mỗi sản phẩm từ bất động sản, xe hơi, quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, phim ảnh, tạp chí… đều có nhiều loại chất lượng từ cao cấp đến bình dân cho người tiêu dùng tự lựa chọn theo khả năng, gu thẩm mỹ, văn hóa, ý thích của mình.

Giống vây, thị trường người mẫu cũng có người mẫu vedette, đến mẫu hạng A, B, C và PG. Ở các nước phát triển chuyện này là chuyện hết sức bình thường và vẫn được xã hội chấp nhận, họ chỉ khác VN ở chỗ là họ đã hết sức chuyên nghiệp trong việc phân cấp các sản phẩm chứ không lẫn lộn như ở VN.

Ví dụ ở các nước có nhiều người mẫu chụp cho các tạp chí khiêu dâm rất nổi tiếng và kiếm được nhiều tiền, nhưng họ chỉ có thể xuất hiện trên những tạp chí cho nam giới như Playboy, Penhouse… và được mặc định là người mẫu chụp khiêu dâm. Họ không bao giờ có cơ hội được xuất hiện trên những báo hay tạp chí chính thống và họ sẽ không thể nào đứng chung sàn diễn cũng và không thể nào cùng đẳng cấp với những người mẫu diễn catwalk.

Tôi cho rằng việc phân cấp sản phẩm quan trọng và hợp lý hơn là việc quản lý hay cấm đoán vì nó phù hợp với thực tế hơn. Công chúng là người tự lựa chọn sản phẩm từ tiêu dùng đến sản phẩm nghệ thuật theo ý thích, trình độ văn hóa của mình. Nó giống như việc bà nội trợ tự quyết định nên ra chợ cóc hay đi siêu thị để mua cá, thịt theo túi tiền và sở thích của mình, hoặc người đọc tự quyết định việc đọc tin trên những kênh thông tin chính thống hay xem tin và hình ảnh lá cải trên những kênh thông tin khác.

Tin liên quan

» Ca sĩ Trang Nhung bức xúc chuyện chân dài bán dâm
» Thanh Thảo ám chỉ Ngân Khánh bán dâm?
» Phương Thanh: 'Đã bán dâm thì đừng làm nghệ sĩ!'
» Bị nghi bán dâm 8000USD, siêu mẫu Trang Nhung lên tiếng
» Tung ảnh khoe thân: Chiêu người đẹp bán dâm 'làm giá'?
» Bán dâm, con đường ngắn nhất để... lụi tàn
» Thế giới 24h: Thiếu nữ Việt bị bắt vì nghi bán dâm
» Vụ Hoa hậu bán dâm: Mua dâm nghìn đô là 4 nông dân
» Vụ Hoa hậu bán dâm: Thêm một tú ông bị bắt giữ
» Chân dài PL bán dâm, Anh Thư sao dám mắng Trang Trần?

Đàm Mộng Hoài

Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 

Xem thêm tại đây

 

Chia sẻ:  


Mã xác nhận: loading...
 

Các bài đã đăng

Cấp thẻ hành nghề có quản được người mẫu bán dâm?
Cấp thẻ hành nghề có quản được người mẫu bán dâm? Cấp thẻ hành nghề có quản được người mẫu bán dâm?
5102477