Điều đáng buồn
Trong vài năm tới, Việt Nam có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT và những gian lận trong kỳ thi này sẽ không còn làm cho những người làm giáo dục nói riêng và người dân Việt Nam nói chung cảm thấy bức xúc. Các bộ trưởng giáo dục về sau cũng không phải đỡ búa rìu của dư luận chất vấn về vấn nạn trong thi tốt nghiệp THPT nữa. Thực tế ở nước ta, cầm tấm bằng THPT trong tay cũng không có nhiều ý nghĩa vì nó chỉ là bước đệm để đi thi đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc học nghề.
chất lượng là chính
có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp pt khi và chỉ khi chất lượng giáo dục thực sự được nâng cao từ bậc học mầm non cho đến ptth.
ý kiến của tôi
Mấy ngày nay mình cũng có đọc tin quay clip Bắc Giang, mình khá bức xúc. Mình cũng đã từng thi tốt nghiệp, mình cũng phải học chăm chỉ lắm mới đạt kết quả như mong muốn. Mình nghĩ chỉ do 1 số it tường thôi, chứ ở trường mình công tác coi thi rất là chặt chẽ,những ai học kém, không chịu học thì mới rớt thôi. Mình không đồng ý với ý kiến của bạn Duc Anh. Thứ nhất là chỉ có 20% đỗ tốt nghiệp (bạn nghĩ dân mình học kém thế à). Thứ hai là "chỉ có bị điên thì mới thi trượt tốt nghiệp" đều đó chỉ đúng với những trường như: trường của bạn,và 1 số trường như Đồi Ngô thôi.
bệnh thành tích
thi tôt nghiệp chỉ là hình thức thôi. Nên xét tốt nghiệp cho các em là hợp lí. Nếu thi nghiêm túc chỉ 40 phần trăm là thực chất.
Nói, nói nữa, nói mãi....
Những con số thống kê đã nói lên tất cả. Chỉ sau 1, 2 năm mà tỷ lệ thi đỗ từ < 50% mà lên tới >90% thì đó là điều cực kỳ phi lý. Nhà tôi có chị gái, em gái, anh rể đều làm giáo viên. Có những học sinh cấp 3 mà không làm nổi phép tính nhân chia phân số. Khi thi học kỳ thì phải " nhìn lên trần nhà mà cho điểm " ( nguyên văn anh tôi nói ). Nếu học thật, thi thật thì cả trường 100 học sinh không quá 10 học sinh có thể tốt nghiệp. Giáo dục, giáo dục, giáo dục.... Tiêu cực, tiêu cực, tiêu cực
SỰ HỌC THỜI NAY
Các bạn a! Thời đại này chúng ta cho con em đi học để lấy được cái bằng thôi ấy chứ đừng mong thầy cô giáo dạy các em nên người. Tôi có đứa cháu năm nay học lớp 1. Thi tổng kết năm vừa rồi cháu về " khoe": "Làm bài thi cô giáo đọc kết quả cho chúng con chép. Cô bảo bạn nào không làm theo cô đọc bị điểm thấp cô sẽ phạt." Thật là ngao ngán, căn bệnh thành tích ăn mòn vào ngay cả những người được gọi là thầy, là cô, là những người được ăn lương " GIÁO DỤC" đó. Tư duy nào cho các em đây? Bây iờ tôi phải dạy con cháu chúng tôi thế nào đây?
Sẽ có người mù chữ tốt nghiệp phổ thông
Nếu chúng ta không làm gì, hoặc né tránh bằng cách bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp thì sẽ có người mù chữ tốt nghiệp phổ thông. Hàng nghìn tỷ đồng bỏ vào giáo dục như muối bỏ xuống biển. Giáo dục xuống cấp nghiêm trọng, người thầy không có trách nhiệm với học sinh.
Cần xem lại mục tiêu chống bệnh hình thức trong giáo dục
Như bài báo trên phản ánh, chuyện tăng tỷ lệ tốt nghiệp không phản ánh đúng chất lượng đào tạo. Theo tôi, ngay cả trước đây khi vừa có phong trào "hai không" sau kỳ thi tú tài lần thứ nhất vài tuần thì tổ chức thi tú tài lần hai. Những học sinh rớt lần một sau vài tuần ôn hầu hết đều thi đỗ ở lần thức hai. Vậy làm sao một học sinh học 12 năm không đủ thi đậu lần 1 mà chỉ sau vài tuần có thể thi đõ gần hết ở lần thức 2? Theo ý kiến của tôi đó chỉ là "hình thức" mà bộ trưởng che mắt thiên hạ cho dù ai cũng biết đó là dối trá. Vì vậy chính những nhà quản lý là người tạo ra bệnh hình thức. Vậy làm sao để xóa bỏ bệnh hình thức: theo tôi với cơ chế điều hành như hiện nay thì không bao giờ xóa được bệnh hình thức cả. Vì vậy các cán bộ có chức quyền cứ nhắm mắt, bịt tai lại mà thông bóa trước nhân dân rằng: Kỳ thi đã hoàn thành tốt đẹp, nghiêm túc, đảm bảo chất lượng. Trong khi tiêu cực tràn lan, học sinh không có kiến thức vẫn đỗ.
Quốc Nạn
Thế hệ trẻ đã, đang và sẽ học được những gì từ nhà trường. Đó là sự dối trá, đạo đức giả, bệnh thành tích, hình thức ... Nó còn tệ hơn khi được thể hiện bởi những tấm gương xấu là chính những người thày, người làm giáo dục. Những người đang rao giảng những giá trị đạo đức, nhân văn này nọ ...
Từ nhiều năm nay trình độ thực sự của thế hệ mới tham gia lực lượng lao động đã ngày càng yếu kém, làm tăng chi phí, tăng gía thành sản phẩm, giảm năng suất lao động, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế của hàng hóa sản xuất tại VN trên thị trường quốc tế.
Thế hệ trẻ ngày càng có nhiều kẻ cơ hội, chạy chọt, đầu cơ, giành giật công sức của người khác, trong khi những người có năng lực thực sự làm ra của cải vật chất ngày càng ít.
Người ta nói quá nhiều về kinh tế tri thức, tăng giá trị thặng dư, trong khi lực lượng lao động lại ngày càng xuống cấp cả về chuyên môn lẫn đạo đức thì mục tiêu này chắc chắn sẽ chẳng bao giờ đạt được.
nên bỏ kỳ thi phổ thông
CÓ MỘT CÁI KHÓ LÀ NGAY CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ HOẶC LÀM CÔNG NHÂN THÔI THÌ CHỦ DOANH NGHIỆP HỌ CŨNG ĐÒI HỎI PHẢI CÓ BẰNG 12. NẾU ĐỂ CHO CÁC CHÁU TRƯỢT THÌ CHĂNG LẼ CÁC CHÁU KHÔNG ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC CÔNG NHÂN TRONG KHI TAY NGHỀ CỦA CÁC CHÁU CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC. VÌ VÂY TÔI ĐÊ NGHỊ HỌC XONG LỚP 12 THÌ CẤP CHO HỌ CÁI BẰNG " ĐÃ HỌC QUA PHỔ THÔNG TRUNG HỌC" ĐỂ CHO CÁC CHÁU ĐI LÀM HOẶC HỌC NGHỀ. CÒN CHÁU NÀO THI ĐƯỢC ĐẠI HỌC THÌ THI ĐI HỌC LÊN CAO HƠN. CÒN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG NÀO GIỎI TRƯỜNG NÀO KHÔNG GIỎI THÌ CHO CÁC TRƯỜNG TỰ CHỌN RA CÁC HỌC SINH GIỎI NHẤT TRƯỜNG MÌNH RA THI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG KHÁC. SAU ĐÓ ĐÁNH GIÁ XEM TRƯỜNG NÀO HƠN. TẤT NHIÊN PHẢI PHÂN BIỆT GIỮA TRƯỜNG THÀNH PHỐ VÀ TRƯỜNG NÔNG THÔN
nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tôi là một thí sinh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007, năm đầu tiên thực hiện "Hai không" của Bộ giáo dục. Mang tiếng là "Hai không", nhưng năm đó nạn chép bài, quay cóp, phao thi vẫn tiếp tục diễn ra, chỉ khác một điều là giám thị thì "tỏ ra" chặt chẽ, nghiêm túc hơn một chút. Mặc dù vậy, tỉ lệ trượt tốt nghiệp năm đó cũng là xấp xỉ 30%. Các năm về sau, tỉ lệ tốt nghiệp được nâng cao dần, đến nay đã lên đến gần 100%. Bản thân tôi cũng như các bạn từng trải qua kỳ thi này đều hiểu rằng, kỳ thi đang dần trở nên tệ hại, hình thức giống như từ năm 2006 trở về trước, thời điểm mà thầy cô của tôi tuyên bố rằng: "chỉ có bị điên thì mới thi trượt tốt nghiệp". Theo ý kiến của tôi, Bộ giáo dục và đào tạo nên bỏ hẳn việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT vì kỳ thi này mãi mãi chỉ là một kỳ thi hình thức, không phục vụ được mục đích gì, chỉ gây lãng phí tiền của, thời gian, làm lợi cho mấy cửa hàng photo, in ấn. Còn nếu như Bộ bảo rằng kỳ thi diễn ra thật sự là quan trọng, cần thiết và nghiêm túc, tôi chỉ tin điều này nếu tỉ lệ tốt nghiệp đạt chưa đến 20% (tỉ lệ thực chất).
Cấp chứng chỉ thi TN
Nên đặt câu hỏi : Tại sao tiêu cực không phổ biến ở kỳ thi ĐH, CĐ mà chỉ phổ biến ở kỳ thi tốt nghiệp ? Phải chăng là do công tác đảm bảo an toàn ở kỳ thi ĐH,CĐ tốt hơn ?Tất cả chúng ta đều sẽ trả lời rằng đấy không phải là lý do chính. Bộ Giáo dục hãy tìm nguyên nhân thì sẽ tìm ra được giải pháp tốt cho vấn đề thi tốt nghiệp phổ thông. Hãy bỏ việc cấp bằng tốt nghiệp PT đi. Vẫn tổ chức thi TNPT và thay vì việc công nhận đỗ hay không đỗ là việc cấp chứng chỉ thi TN, trên chứng chỉ ghi kết quả thi. Kết quả thi này sẽ là cơ sở cho các công việc khác xem xét đến như việc thí sinh có được tiếp tục đăng ký thi ĐH,CĐ không hay là cơ sở cho các nhà tuyển dụng lao động tham khảo.
thất vọng
Thật sự là quá thất vọng với ngành giáo dục của nước ta. Không phải tôi mong muốn các em thi rớt nhiều, thế nhưng thực chất, những con số 98, 99% mang giá trị ảo nhiều hơn. Một ngành then chốt, là cơ sở cho biết bao ngành khác, thế nhưng ngành giáo dục của nước ta đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Từ chuyện quay cóp khi thi, điểm ảo khi học, rồi đến chạy bằng chạy cấp, mọi thứ đều có thể xảy ra. Không giải quyết dứt điểm thì liệu đến bao giờ Việt Nam chúng ta mới lớn mạnh lên được.
Quanh co quá
Đúng như lời bài hát "Bà tôi" vẫn là cái làng có cái đường quanh co, quanh co và quanh co.
THÀNH TÍCH
có quá nhiều tiêu cực thì sao mà tỉ lệ không cao, lại là căn bệnh thành tích.
Bộ GD nên làm ngay
Tôi nghĩ cách tốt nhất xử lý vụ việc ở trường dân lập Đồi Ngô là :
1. Không xử phạt thí sinh công bố clip.
2. Cho toàn bộ trường dân lập Đồi Ngô thi tốt nghiệp lại trong thời gian sớm nhất để các em còn thi ĐH. Có sự giám sát thi của Bộ GD và ĐT.
Sai đâu sửa đấy, thi lại thật nghiêm. Khi đó dư luận không còn ý kiến về tình trạng và chất lượng thi cử nữa. Em học sinh quay clip kia cũng được dịp thể hiện rõ năng lực học của mình như em mong muốn. Dư luận cũng không còn phải lên tiếng bênh vực hay khen chê em học sinh kia nữa.
tỷ lệ ảo?
hong thanh tính
- Xe khách trượt 40 mét, hơn chục người bị thương (09/06)
- Voi vườn thú Hà Nội chết (09/06)
- Xử lý sự cố ở thủy điện Sông Tranh trước 31/7 (09/06)
- Phỏng vấn học bổng Bellerbys, Anh (09/06)
- Hội thảo du học New Zealand (09/06)
- Những vụ gian lận thi tốt nghiệp THPT đình đám (08/06)
- Chàng trai luyện thi miễn phí cho học sinh (07/06)
- 'Vụ ném phao ở Bắc Giang là bài học của ngành giáo dục' (07/06)
- Lãnh đạo Bắc Giang 'bất ngờ' với clip ném phao thi (06/06)
- Xét nghiệm đột xuất phát hiện sinh viên sử dụng ma túy (06/06)
- 'Em còn nhiều clip ném phao thi chưa công bố' (06/06)
- Độc giả nhận sách 'Khoảng trời bình yên cho con' (05/06)
- Clip ném 'phao' vào phòng thi xảy ra tại Bắc Giang (05/06)
- Giám thị ném 'phao' vào phòng thi tốt nghiệp (05/06)
- Duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT đến năm 2015 (04/06)
- 34 thí sinh bị đình chỉ trong kỳ thi tốt nghiệp 2012 (04/06)
- Đáp án thi tốt nghiệp THPT năm 2012 (04/06)
- Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT (04/06)
- Hướng dẫn làm bài thi môn tiếng Anh (04/06)
- Gợi ý làm bài thi môn Toán (04/06)
Đáp án thi đại học năm 2011 |
- Thí sinh hài lòng với đề thi Lịch sử
- 'An ninh quốc phòng' vào đề thi Địa lý
- Thí sinh phấn khởi kết thúc ngày thi đầu
- 'Thói dối trá' vào đề Văn tốt nghiệp
- Một triệu thí sinh bắt đầu làm bài thi tốt nghiệp
- Sĩ tử chen chân cầu may trước kỳ thi tốt nghiệp
- Chiêu làm 'phao' thi tốt nghiệp của sĩ tử
- Vở luyện viết lớp 1 sai chính tả
- Con phụ huynh vây trường sẽ được nhận vào lớp 1
- Phụ huynh vây trường vì 'sợ con không được vào lớp 1'
Đặt camera
Mình dạy cho học sinh mà đi coi thi cho học sinh quay tài liệu thế. Nếu muốn nghiêm túc phải đặt camera thì giám thị và thí sinh không giám làm như thế nữa