>> Tưởng Giới Thạch và những bí mật phong thủy ít người biết
>> Tưởng Giới Thạch cai sex nên bị phì đại tiền liệt tuyến?
Tưởng Hiếu Văn (14/12/1935 – 14/4/1989) là con trai trưởng của Tưởng Kinh Quốc và Tưởng Phương Lương, thuộc thế hệ thứ ba của “vương triều” họ Tưởng. Trong cuốn "Hồ sơ tình ái của Tưởng Kinh Quốc" của hai tác giả Ông Nguyên, Vương Phong, những bí mật động trời về thói xấu của cháu trai Tưởng Giới Thạch được phơi bày trước công chúng.
|
Tưởng Hiếu Văn. |
Trang Fenghuang mới đây đã trích nguyên văn một đoạn trong cuốn sách này, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những góc khuất trong đời tư của Tưởng Hiếu Văn – một hậu duệ không kém phần đình đám của gia tộc họ Tưởng.
“Những ngày sống tại số 18 Đông lộ, Trường An, chúng tôi cũng chia sẻ với Hiếu Văn tuổi thanh xuân của cậu ta, cùng có những hành vi quái dị mà giờ đây nghĩ lại thấy thật ấu trĩ, nhưng thời bấy giờ thì chẳng chút hề hấn gì.
Vào buổi chạng vạng tối của một ngày đầu hạ, sau khi tan học, Hiếu Văn bèn chạy tới phòng chúng tôi, cùng mọi người tán chuyện. Một vệ sĩ bỗng lên tiếng đề nghị tối nay sao không thử trò hết sức mạo hiểm: ‘Tại ký túc xá nhân viên ngân hàng Hoa Nam bên cạnh có các cô gái xinh đẹp mỹ miều, nhân tối nay, chúng ta đi xem trộm họ tắm, được không? Không chừng còn được xem cảnh phu thê hành phòng (ý chỉ chuyện quan hệ tình dục) ấy chứ!”. Nghe thấy vậy, Hiếu Văn vô cùng hứng khởi bèn to giọng hưởng ứng.
Đêm đó, sau khi vợ chồng Tưởng Kinh Quốc đã ngon giấc, Hiếu Văn và Khâu Minh Sơn len lén chạy đến cửa phòng chúng tôi để tập hợp. Mấy tên vệ sĩ chúng tôi lập tức tháp tùng hai người họ triển khai hành động. Một vệ sĩ có trách nhiệm mang vác thang tre, còn ai nấy đều đi nhẹ nói khẽ bước tới phía bức tường gỗ gần khu ký túc xá nhân viên ngân hàng Hoa Nam, sau đó đặt cầu thang dựa chắc vào tường. Từng người, từng người trèo lên xem. Hiếu Văn cũng xếp lượt với chúng tôi để leo lên thang chiêm ngưỡng. Những người khác thì nhìn qua chiếc lỗ nhỏ trên tường, hướng mắt về phía có ánh đèn mờ, hy vọng có thể chứng kiến cảnh tượng đã mắt.
Khu ký túc xá này cách bức tường gỗ chỉ chừng hai, ba mét, nhưng trong bóng tối mịt mù ‘thò tay không thấy 5 ngón’ ấy, thậm thụt nhìn trộm cả đêm, không ngắm được cảnh tắm nào, cũng chẳng có chuyện ‘hành phòng yến hảo’ (ý chỉ chuyện quan hệ nam nữ).
Từ đầu tới cuối chỉ trông thấy một đôi vợ chồng trẻ, đang nằm sóng đôi trên chiếc giường gỗ. Người đàn ông mặc áo sơ mi, quần short, nữ mặc đồ lót, vừa tán chuyện, vừa phẩy quạt xua nóng. Chúng tôi cứ cố đợi chờ cho họ ‘hành động thêm một bước’, nhưng đợi tới khoảng 11h vẫn chẳng có gì xảy ra, họ chỉ tắt đèn đi ngủ. Cả khu ký túc của ngân hàng Hoa Nam chìm trong bóng tối, dường như tất thảy mọi người đều đã tắt đèn đi ngủ. Đảo qua đảo lại suốt cả đêm, ai cũng bị muỗi cắn, nổi nốt đầy thân, mấy người chúng tôi lòng đầy thất vọng kéo quân về phòng. Đám vệ sĩ thì tiếp tục thay ca, Hiếu Văn và Khâu Minh Sơn về giường đi ngủ, hẹn nhau chờ dịp may lại hành sự, xem liệu có chộp được cảnh vợ chồng ân ái hoặc quý phi tắm rửa hay không…”
Cũng theo sách này, thành tích học tập của Tưởng Hiếu Văn thời học trung học không mấy sáng sủa, nếu đằng hằng đọ sức với bạn học sẽ khó qua khỏi cửa ải thi cử. Năm 1952, hiệu trường trường trung học Thành Công là Phan Chấn Cầu – vốn là bậc “đàn em” của Tưởng Kinh Quốc khi còn giữ chức chuyên viên tại Giang Tây. Nhờ vào mối quan hệ mật thiết ấy, Hiếu Văn mới được miễn thi mà đường đường chính chính nhập học bậc cao trung của trường trung học Thành Công.
Tưởng Hiếu Văn thời 16 – 17 tuổi không ham đọc sách, chỉ thích táy máy vào đao, súng. Tưởng Giới Thạch cũng cho rằng, trẻ con thích động dao kiếm mới xứng là trang nam tử hán. Khi nhìn cháu trai nghịch súng, Tưởng Giới Thạch mặt mày rạng rỡ, tràn đầy tin tưởng gia nghiệp họ Tưởng chắc chắn có người kế tục và phát huy.