Hoa hậu Bích Trâm suýt là nạn nhân thói buôn bán lừa lọc ở Hà Nội

Thứ tư 04/07/2012 11:02
(GDVN) - Nhiều ngày qua, câu chuyện về văn hóa ứng xử, cung cách, thái độ phục vụ của các nhà hàng, quán xá ở Hà Nội liên tục được bạn đọc cả nước bày tỏ, chia sẻ trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Theo đó, không ít người cho rằng, ở giữa Thủ đô hoa lệ thì quả thực khách hàng chưa bao giờ được coi trọng như là một 'thượng đế'?

Xung quanh câu chuyện về văn hóa phục vụ của không ít nhân viên, chủ nhà hàng, cửa hàng dành cho khách hàng trên mảnh đất Hà Nội đã lưu danh thành tiếng xấu như: "bún mắng, cháo chửi, đốt vía...", tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của độc giả.

Chẳng nói đâu xa, ngay như độc giả Nguyễn Xuân Trường - một cư dân Hà Nội cũng phải thốt lên rằng: "Tôi đã được đi nhiều nơi từ trong nước đến ngoài nước nhưng thực sự phải nói rằng, chưa ở nơi đâu, tôi lại thấy thái độ phục vụ khách hàng tồi như ở đất Hà thành.

Nếu ai đó đã từng một lần ra bất cứ một khu chợ nào đó của Hà Nội để mua đồ sẽ thấy rõ những gì mà tôi đang than phiền. Chẳng cần biết là khách vào mua gì, cần gì nhưng đã vào xem đồ mà không mua, lại còn có ý mặc cả thì y rằng ngoài việc bị đuổi thì sẽ được ăn không ít những câu mắng chửi rất khó nghe.

Hoa hậu Tài năng 2010 Bích Trâm.

Bạn thấy ở đâu hay có kiểu bún mắng, cháo chửi?

  • Hà Nội
  • Thanh Hóa
  • Sài Gòn
  • Huế


Mới gần đây thôi, khi vào khu chợ chiều Ngã Tư Sở để mua một số món hàng, tôi và không ít người đã được một phen "hoảng hồn" khi được nghe những câu chửi hết sức tục tĩu, thô lỗ từ một người phụ nữ đã đứng tuổi bán quần áo dành tặng cho một cô sinh viên trẻ tuổi.

Hỏi ra mới biết nguyên nhân hết sức đơn giản, chỉ vì cô gái sau khi xem xong vài chiếc áo theo lời chào mời đon đả của chủ hàng đều không ưng ý đã gửi trả lại. Nhưng chủ hàng không đồng ý và yêu cầu phải mua vì "mới mở hàng", cô gái không đồng ý thế là bị nghe chửi.

Hay như câu chuyện "bún mắng cháo chửi" khiến chị gái độc giả Nguyễn Thanh Tâm phải bật khóc tức tưởi ngay trước đông người vì những lời chửi bới, mạt xát thậm tệ của người chủ cửa hàng ở chợ Hôm chỉ vì cái tội hỏi và mặc cả nhưng không mua hàng.

Bích Trâm - cô Hoa hậu Tài năng trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 có cơ hội đi lại, thăm thú nhiều nơi do đặc thù công việc. Bích Trâm sống ở Sài Gòn và theo lời cô kể, đã từng rất thất vọng trong lần đặt chân đến Hà Nội. "Một phần vì do món ăn không hợp khẩu vị, phần nữa vì phong cách phụ vụ ở ngoài này rất... chán".

Bích  Trâm chia sẻ: "Về chuyện phục vụ khách hàng thì chắc chắn phong cách và thái độ phục vụ ở trong Nam lúc nào cũng chu đáo và ân cần hơn ở miền Bắc nhiều...".

Không chỉ có những câu chuyện về phục vụ, những lần đi mua sắm cũng là nỗi kinh hoàng đối với cô Hoa hậu tài năng này. Trong những lần mua sắm tại Hà Nội, Bích Trâm thường bị hét giá rất cao đến nỗi...trả giá cỡ nào cũng vẫn dính hớ. Thấm chí, một lần còn suýt bị ông chủ một Shop quần áo tại Hà Nội lừa.

Một quán bún được mệnh danh là "bún mắng" Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong

Bạn đã bao giờ đi ăn mà gặp phải kiểu: ăn bún bị mắng, ăn cháo bị chửi?

  • Nhiều lần
  • Thỉnh Thoảng
  • Chưa bao giờ
  • ý kiến khác


Bích Trâm nhớ lại: Số là, một lần cô đi thử 1 chiếc váy có giá 700 trăm nghìn. Chủ Sop thấy cô quá ưng ý và thích thú chiếc váy này nên thừa lúc không để ý, liền ghi thêm con số 1 phía trước thành 1.700.000 đồng. Quá bức xúc,  Bích Trâm đã không mua chiếc váy đó.

"Và điều tôi nhận lại được sau đó là ánh nhìn cùng thái độ rất khó chịu của chủ cửa hàng...", Hoa hậu Tài năng nói.

Bích Trâm chia sẻ thêm, nhiều bạn bè của cô từ Sài Gòn ra Hà Nội chơi cũng rất bức xúc với cung cách phục vụ ở đây. "Có lần bạn Trâm đi ăn phở mới hỏi chủ quán là cho xin cái muỗng. Chủ quán hỏi lại: Cái muỗng là cái gì, bạn Trâm không biết nói thế nào đành cứ lặp đi lặp lại..."thì đó là cái muỗng" thế là bị chủ quán chửi rất tục và nói lần sau cái thìa thì cứ nói là cái thìa, muỗng với chả muồng. Lắm chuyện..."

"Ở Sài Gòn, khách hàng luôn được coi là thượng đế. Từ chủ quán tới nhân viên đều đối xử với khách hàng với thái độ phục vụ rất nhiệt tình. Khi vào ngồi ở một quán ăn nào đó, nếu thiếu cái gì, Trâm có thể nhờ nhân viên lấy giùm, họ rất nhiệt tình, ân cần.

Còn ở ngoài Bắc, có lần Trâm bị họ nói này nói nọ mãi rồi nhân viên mới chịu mang giúp thứ mình cần ra. Ăn ở trong Nam, bất kỳ từ hàng sang đến lề đường đều được lòng khách đến, vui lòng khách đi. Ngược lại, ở Hà Nội, theo những gì Trâm được nghe và nhìn thấy chắc có lẽ khoảng đến khá nhiều người sẽ không hài lòng với cung cách phục vụ ở đây", Bích Trâm nhìn nhận.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử theo kiểu "đuổi khách" trên cả nước theo địa chỉ: [email protected] hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
Ái Trinh

Bình luận (9 bình luận)

Sắp xếp theo:
1 - nguyen thinh - 05/07/2012 07:45
các bạn ạ, nếu người nhập cư thì ở TP.HCM nhiều nhất cả nước,các tỉnh lân cận TP.HCM cũng vậy, mà con người ở đây đường hoàng đầy.
2 - hai dang - 04/07/2012 14:28
Đồng ý hoàn toàn với ý kiến Hoa hậu Bích Trâm,
Văn hoá bán hàng của một số người cửa hàng ở Hà nội thật chán, càng gia truyền, càng đông khách càng chửi to.
Có lần tôi đi ăn Phở Gia Truyền ở 4... Bát Đàn bị chính chủ cửa hàng chửi vì cái tội không có mắt khi bị một khách hàng khác đâm vào người làm đổ bát phở, từ đó không bao giờ bước vào cửa hàng này nữa dù phở ở đó khá ngon.
Hôm trước đọc một bài báo của một chị nhà báo bảo rằng văn hoá Hà nội xô bồ là do người ngoại tỉnh mang đến, tôi nghĩ không đúng, như văn hoá "bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm" đề cập ở trên cũng xuất hiện ở các cửa hàng ăn gia truyền Hà nội đấy thôi.
Hy vọng số ít người bán hàng này sẽ thay đổi để du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà nội sẽ luôn ấn tượng tốt với hình ảnh người Hà nội văn minh, lịch sự!
3 - Nguyễn Công Sơn - 04/07/2012 14:06
SÀI GÒN-HÀ NỘI
Quả thực như báo phản ánh, thái độ phục vụ của đa phần người Hà Nội kém hơn rất nhiều lần ở Sài Gòn, đừng đổ thừa cho những người ở tỉnh lẻ, người tỉnh lẻ ra Hà nội chỉ là những người làm thuê hoặc công chức hoặc quan chức, họ làm gì có cửa hàng để mà làm chủ, để mà mắng chửi. Còn điều này nữa: công tác từ thiện ở SG tốt, thực hơn HN nói riêng, miền Bắc nói chung, mỗi khi có thiên tai, sự ủng hộ của SG thật tuyệt vời, to lớn và tử tế, trong khi ngoài Bắc có nơi còn ủng hộ thực phẩm quá đát, quần áo lẫn giẻ rách. Hãy theo dõi chương trình "vượt lên chính mình" hay " lục lạc vàng". Thán phục
4 - xuân sơn - 04/07/2012 14:01
Tại Hà Nội, "bún mắng, phở chửi" chỉ có ở những khu phố cổ. Người bán và người ăn hầu hết có lẽ là có "thâm niên" ở Hà Nội và đã thực sự nhiễm văn hóa người Hà Nội. Văn hóa nào cũng có mặt tốt mặt xấu nhưng rõ ràng về điểm này thì người Hà Nội xấu thật. Các bạn đừng đổ lỗi loanh quanh cho bất kỳ ai. Ngoài ra người Hà Nội cũng rất tự hào khi cư trú trên phố cổ trong điều kiện sinh hoạt hầu hết là kinh khủng, thậm chí còn phải quây áo mưa để tắm giặt thì đúng là quá sợ! Tuy nhiên nếu vận động họ chuyển đến những khu mới rộng rãi vệ sinh hơn thì họ nhất quyết không chịu vì đó là khu "nhà quê"! Tôi thật sự không hiểu người Hà Nội các bạn!!!
5 - Minh hieu - 04/07/2012 13:11
Tôi cũng đã đi nhiều nơi nhưng có lẽ văn hóa ứng xử trong phục vụ ở thủ đô ta là kém nhất. Nhưng điều kỳ lạ là tại sao người dân Thủ đô lại vẫn chấp nhận nó và không những thế còn coi nó như một món "đặc sản "của Thủ đô.Đáng lẽ mọi người phải lên án ,tẩy chay với "bún mắng ,cháo chửi ..."để cho Hanôi xứng với câu " ...dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ..."
6 - Hoàng Chính Nghĩa - 04/07/2012 12:01
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và sống đến nay cũng già nửa đời người ở đất Hà Nội, nói thật với các Bạn có nằm mơ giữa ban ngày tôi cũng không thể tưởng tượng được bây giờ Hà Nội lại "vật đổi sao trời" thế này. Ngày xưa thời bao cấp phân phối: ăn gạo mậu dịch, mua thực phẩm tem phiếu, đi mua gạo do nhà nước bao cấp hầu như không phải mất tiền nên có khi phải xếp hàng cả ngày mà vẫn chưa đến lượt nhưng cũng không bao giờ bị mắng hay bị chửi, thời đấy các cửa hàng lương thực thực phẩm của Nhà Nước mặc dù là bán phân phối cho Nhân Dân nhưng các cửa hàng đều treo khẩu hiệu: "vui lòng khách đến vừa lòng khách đi" không có một cô mậu dịch viên nào dám mắng chửi khách, vì rằng ngày đó người Hà Nội rất thanh lịch còn thời nay do sự phát triển của xã hội và do Dân ngoại tỉnh nhập cư ồ ạt vào Hà Nội nên tình hình xã hội có phần xuống cấp về văn hoá ứng xử, tôi không có ý đổ lỗi cho dân ngoại tỉnh nhập cư nhưng rõ ràng khi sức ép dân số, khi nền kinh tế thì trường len lỏi vào từng người từng nhà, cuộc sống bon chen mưu sinh với tốc đọ chóng mặt thì nền văn hoá thanh lịch Hà Nội cũng bị mai một dần do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Đối với bản thân tôi mặc dù ở Hà Nội gần hết đời người nhưng tôi cũng chưa bao giờ và không bao giờ lại là khách hàng của các quán này.Theo tôi nghĩ thì Chủ các Quán này nếu là người Hà Nội thì cách ứng xử với khách hàng thiếu văn hoá như vậy có lẽ không phải là bản chất của họ mà chính bới những thượng đế thích sành điệu nên đã tự tiếp tay cho họ sử dụng chiêu trò "độc" "lạ" để câu khách...
7 - Phạm Văn Thu - 04/07/2012 12:00
Tôi là người ngoài bắc nhưng làm an và sinh sống ở trong TP. Hồ Chí Minh. Có lần tôi về quê và ghé vào Hà Nội ăn phở, điều để lại trong ký ức của tôi là thái độ phục vụ của chủ quán như hách dịch, quát tháo ... Không như trong TPHCM: lịch sự, ân cần, chu đáo... Mang tiếng là TP Thủ Đô văn hóa của nước mình nhưng có nhiều người còn có thái độ chưa văn hóa, kể cả văn hóa khi tham gia giao thông ở Hà Nội, còn thua xa so với TP HCM về ý thức .... Đó là lần đầu tiên ghé thăm Hà Nội và đã để lại trong tôi ký ức đó.
8 - Hoàng Chính Nghĩa - 04/07/2012 11:42
Có 2 lý do để cho các cửa hàng "bún mắng" "cháo chửi" này tồn tại: 1 là do sự dung túng của chính những "Thượng đế", biết vào ăn là bị mắng bị chửi nhưng vẫn cứ lao vào, có người còn tỏ ra thích thú và cho rằng mình "Sành điệu". 2, thì đây cũng là chiêu trò của các chủ cửa hàng này, vì họ thấy càng mắng càng chửi thì càng đông khách nên họ cho đấy là bí quyết kinh doanh thời mở cửa của họ, thời mà dân ngoại tỉnh nhập cư ồ ạt vào Hà Nội và muốn thể hiện mình "sành điệu"
9 - duy - 04/07/2012 11:05
Cần phải xem lại ý thức của một bộ phận người, nếu cứ để tình hình vô ý thức vô văn hóa như hiện nay tiếp tục tồn tại trong văn hóa người Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ dẫn đến hậu quả chúng ta từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ miền Nam ra miền Bắc sẽ bị đối xử như người "hành tinh khác" mất, còn đâu sự đoàn kết dân tộc, thương người như thể thương thân. Chúng ta hãy cung suy ngẫm lại
testcode - 04/07/2012 13:47
Chuyện này mình cũng nghe nói nhiều rồi,dân thủ đô nó vậy đó bạn