Thú vui xem động vật ‘choảng nhau’ của người Việt (kỳ 2)
Cập nhật lúc :2:51 PM, 07/07/2012
(ĐVO) Trái với chọi gà, vốn là thú chơi của giới bình dân, chọi chim họa mi lại là một thú chơi có nguồn gốc “quý tộc”...

Chọi chim

Trái với chọi gà, vốn là thú chơi của giới bình dân, chọi chim họa mi lại là một thú chơi có nguồn gốc “quý tộc”, xuất phát từ cung đình nhà Lý. Đây được coi là thú chơi thanh cao, tao nhã nhưng cũng đầy tinh thần thượng võ của người kinh kỳ.

Cũng giống như gà chọi, chúng chú họa mi chiến cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của người chơi. Những chú chim tốt thường được tuyển lựa tại các phiên chợ vùng sơn cước, đáp ứng các yêu cầu về ngoại hình như đầu xà, móng mèo, mắt sắc, chân dài, mỏ thanh mỏng… Việc nuôi chim rất công phu, với các chế độ ăn uống được, vệ sinh được quy định chặt chẽ.  

Chọi chim họa mi lại là một thú chơi có nguồn gốc “quý tộc”. (Ảnh minh họa)

Khi tiến hành chọi chim, bốn chiếc lồng chim sẽ được đặt giữa sới, nằm sát nhau. Lồng chim mái phía sau lồng chim trống. Hai chú chim đực sẽ bám vào cửa lồng để chiến đấu với nhau bằng những ngón đòn hiểm hóc như lấy móng, khóa cánh, dùng mỏ nhọn hoắt mổ thẳng vào những chỗ hiểm của đối thủ như đầu, mắt…

Trong suốt cuộc đấu, chim mái sẽ hót động viên, “chỉ đạo” cho con trống đánh và nghỉ đúng lúc. Việc có một chim mái hay sẽ tác động to lớn đến tinh thần của chim chiến. Tìm được một chim mái hoàn hảo rất khó, và giá còn đắt hơn cả chim chọi.

Chọi trâu

Có mặt ở nhiều địa phương khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chọi trâu được coi là một mỹ tục hào hùng, mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của dân tộc Việt Nam. Các buổi chọi trâu thường gắn liền với một kỳ lễ hội lớn của của người dân địa phương. 

Để chuẩn bị, người chủ trâu phải lựa chọn rất công phu trong việc tìm và nuôi dưỡng trâu, chăm sóc kỹ lưỡng trong khoảng một năm. Họ phải lên tận các vùng sâu vùng xa của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Tuyên Quang, Bắc Cạn... mới tìm được con trâu to khỏe, tướng đẹp như ý muốn. 

Chọi trâu có mặt ở nhiều địa phương khác nhau.

Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ trống và hò hét. Bắt đầu từ hai phía của sới chọi, "ông trâu" được dẫn ra với người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai cách nhau 20 m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi thoát ra ngoài sới chọi. Hai đấu sĩ khổng lồ tlao vào nhau với tốc độ khủng khiếp. Cuộc đấu diễn ra quyết liệt với tiếng sừng va vào nhau chan chát, tiếng hò reo của hàng ngàn khán giả…

Kết thúc lễ hội, “ông trâu” thắng cuộc rước giải về đình làm lễ tế thần. Các trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt để mọi người cùng ăn chúc phúc. Theo quan niệm dân gian, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển.

Chọi bò 

Đã có chọi trâu thì phải có… chọi bò. Đây là một thú vui của đồng bào dân tộc ở Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã được tổ chức thành giải đấu một vài năm gần đây. 

Để thi đấu trong Hội Chọi bò, nhiều chủ bò đã phải đi săn lùng và mua bò từ những vùng khác, như Lạng Sơn, Cao Bằng. 

Đã có chọi trâu thì phải có… chọi bò.

Chọi bò không giống như chọi trâu, thời gian diễn ra rất nhanh chóng. Có trận đấu chỉ kéo dài 1 phút, khi một chú bò mới bước vào sân đấu đã bị uy của đối thủ hạ gục và chạy thẳng ra ngoài sân. Những cũng có trận đấu kéo dài gần 20 phút với những pha tấn công mạnh mẽ và táo bạo. Đôi khi, những chú bò không chịu đấu, và chủ bò sẽ phải bốc thăm để xác định kẻ thắng cuộc…

Điểm khác biệt của hội chọi bò miền cao với hội chọi trâu miền đồng bằng là sau giải đấu các chú bò không bị giết thịt mà sẽ trở về đồng ruộng để cày cấy. 

Chọi dê

Không chỉ có chọi bò, người dân tộc ở Hà Giang còn có tục chọi dê. Cùng với việc nuôi dê, từ xa xưa, người dân Hoàng Su Phì vẫn thường tổ chức chọi dê, một mặt để giải trí, nhưng ẩn chứa sau đó là quan niệm về sự sinh sôi, nảy nở và sự trường tồn giống nòi.

Cùng với việc nuôi dê, từ xa xưa, người dân Hoàng Su Phì vẫn thường tổ chức chọi dê.

Nhưng phải đến năm 2011, một giải chọi dê có quy củ mới được tổ chức ở vùng đất này. Tại giải đấu, 8 cặp đấu thuộc 4 hạng cân: từ 20 - 25kg; từ 26 - 30 kg; từ 31 - 35 kg; từ 36 - 40kg đã tham gia các cuộc đọ sức hấp dẫn trước sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người dân và khách thập phương.

Bài đang đọc nhiều:

>> Đĩa gỏi ngó sen lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
>> Những loài vật biết 'tàng hình' ở VN
>> Luật sư Singapore vào tù vì mua dâm thiếu nữ Việt
>> Thung Thắm lươn 'khủng' đớp tay, trắm đen lừ đừ như bom
>> Bỏ bạc triệu 'xơi' đặc sản... ma nơ canh
>> Ngôi tháp cổ 'lạ lùng bí ẩn' ở Hòa Bình
>> Vẻ hiện đại của thiếu nữ Việt trên báo TQ
>> Việt Nam trong loạt ảnh ‘thế giới ngầm’ của The Atlantic
>> Những công trình cao nhất Hà Nội thời bao cấp
>> Bắt được trăn gấm 4m, nặng 35kg
>> Tạc tượng Phật hoàng khổng lồ từ khối ngọc nặng 4,5 tấn
>> Kỳ lạ vườn chim quý... 'trời cho' ở xứ Nghệ
>> Gà 4 chân, 3 cánh, 2 phao câu xuất hiện ở Tây Nguyên

Quốc Lê (tổng hợp)
Ý kiến của bạn In bài này
Chuyển động trẻ
Giữ lời hứa với cô con gái duy nhất, sau khi được tin con đỗ tốt nghiệp THPT, vợ chồng anh Nguyễn Đức Hoàng ở phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đồng ý cho con sang Singapore tổ chức sinh nhật dù trong lòng không khỏi băn khoăn lo lắng…
Dành cho quảng cáo