Chẩn bệnh cho phim truyền hình Việt
16/07/2012 06:40:33
"Bệnh" của phim truyền hình Việt thời gian gần đây đã khá trầm trọng. Ngoài ra, những lỗi không đáng xảy ra thường xuyên mắc phải của các bộ phim truyền hình Việt được trình chiếu gần đây gây cho khán giả rất nhiều bức xúc.
Lạm dụng bối cảnh và hoá trang
Khán giả choáng ngợp với những ngôi biệt thự đủ kiểu, đủ màu sắc và phong cách khác nhau được tận dụng, khoe tối đa trên phim. Chưa rõ ai là người khởi xướng phong trào làm phim với bối cảnh nhà giàu và đẹp quá mức tưởng tượng như hiện nay, nhưng hầu hết những bộ phim lên sóng các đài truyền hình đều khiến người xem dễ dàng bắt gặp bối cảnh được sử dụng làm nơi ăn, chốn ở cho các nhân vật thật đặc biệt và ngày càng giàu sang.
Từ Ngôi nhà hạnh phúc, Có lẽ nào ta yêu nhau, Đại gia đình tới gần đây là Hoa nắng, Chủ tịch tỉnh, Khát vọng thượng lưu, Cầu vồng tình yêu, Đàn trời... đều thấy những biệt thự hiện đại, xa hoa mà đạo diễn sử dụng đều vượt xa đời sống thực thường ngày của đại bộ phận người dân hiện nay.
Một số phim không nhất thiết phải sử dụng bối cảnh quá sang trọng nhưng đạo diễn vẫn cố tình lạm dụng khiến nó "vênh" hẳn với nội dung, số phận nhân vật. Trong Ngôi nhà hạnh phúc, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho nhân vật Minh Minh và Vương Hoàng sống trong một ngôi biệt thự siêu đẹp, siêu hiện đại khiến bao khán giả phải trầm trồ. Nhưng khi nghe Minh Minh đôi co với Vương Hoàng về tiền lương mà cô được nhận để chuộc lại ngôi nhà đó, không ít người phải lắc đầu thán phục trí tưởng tượng "ngây ngô" của đạo diễn. Với hai triệu đồng mỗi tháng, không biết bao giờ Minh Minh có thể lấy lại được ngôi nhà ấy từ tay của chàng diễn viên trẻ?
Bộ phim Cầu vồng tình yêu đang phát sóng trên kênh VTV3, nơi ăn chốn ở của các nhân vật cũng được coi là giàu có toàn diện, đồng đều. Bối cảnh đẹp khiến khán giả "thích con mắt" nhưng không khiến họ hài lòng. Thực tế cho thấy bối cảnh phim Việt đang bị rơi vào căn bệnh chung giàu có, lộng lẫy nhưng không đúng, không thuyết phục người xem. Điều quan trọng nhất với bối cảnh một bộ phim là phải thực sự tìm được tiếng nói chung với số phận của nhân vật, phải là những thước phim phản ánh muôn mặt của đời sống thực đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
Với mảng hoá trang, cũng có nhiều điều để bàn. Giờ đây, người ta không gọi khâu làm đẹp bên ngoài cho nhân vật là hóa trang mà biến dạng nó thành trang điểm cho diễn viên. Hai khái niệm nghe qua có vẻ giống nhau nhưng lại khác nhau về mặt bản chất. Không phân biệt đúng giữa hóa trang và trang điểm nên nhân vật trong phim chỉ cần xinh hơn, trẻ hơn chứ không cần phù hợp với hoàn cảnh, trạng thái tâm lý, thời gian xuất hiện.
Một cô gái nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn, lận đận lên thành phố tìm việc, một cô gái thành phố giàu có, một quý bà sang trọng... đều được trang điểm gần như giống nhau từ màu mắt, phấn má cho tới son môi... Thậm chí khán giả còn bật cười vì những lỗi sơ đẳng trong khâu tạo hình nhân vật của một số phim truyền hình, như diễn viên đóng cảnh ốm đau liệt giường, buổi sáng thức giấc vẫn còn ngái ngủ nhưng gương mặt đã dày phấn son không phải là hiếm xảy ra. Nhân vật ốm, bệnh tật, khỏe mạnh, đau đớn, hạnh phúc, ngày, đêm đều được trang điểm tương tự như nhau.
Ẩu từ lời thoại đến nhạc phim
Đạo diễn Lê Hoàng thẳng thắn chia sẻ những bộ phim truyền hình làm cho teen của Việt Nam xem xong thấy mắc cười, lời thoại dở, dài dòng, khi thì quá hàn lâm, lúc lại quá ngu ngơ. Các bạn trẻ không cảm được nhân vật nên luôn cố gồng mình lên để diễn. Đó dường như là một nhận xét đúng không chỉ trong trường hợp những bộ phim được thực hiện dành riêng cho lứa tuổi ômai của Việt Nam mà còn đúng với cả những bộ phim có sự tham gia diễn xuất của diễn viên nhí.
Các biên kịch, đạo diễn dường như bỏ qua việc đầu tư cho diễn xuất, lời thoại của nhiều nhân vật nhỏ tuổi trong phim. Lời thoại không phù hợp nên các em diễn bị "đơ", gương mặt thiếu biểu cảm khiến người xem có cảm giác giả tạo. Trong Cuồng phong của Bùi Huy Thuần, cứ đến trường đoạn con gái của Phượng đối thoại với mẹ thì khán giả thấy gương mặt cô bé không hề có bất cứ biến đổi tâm lý nào dù bé sở hữu vẻ ngoài rất xinh xắn.
Đạo diễn còn khiến diễn viên nhí này vào vai một bà già mang gương mặt trẻ con khi để em thể hiện cái gì cũng biết, cũng lo và cũng nghĩ nhưng toàn những điều chẳng phù hợp với độ tuổi. Màn diễn của diễn viên nhí trong phim như màn trả bài của cả hai nhân vật khi đối thoại với nhau chứ không phải là khắc họa tình cảm mẹ con đang ở trong một hoàn cảnh rất nguy hiểm.
Không cảm xúc, gồng mình để diễn cho xong là những điều người xem vẫn nhận xét về khả năng nhập vai và sự thiếu cẩn trọng của các nhà làm phim, khi để "đất" của diễn viên nhí bị "xâm lấn" và ảnh hưởng quá nhiều từ các nhân vật già hơn, lớn tuổi hơn. Lỗi bắt diễn viên nhí phải già trước tuổi, đánh mất sự ngây thơ, hồn nhiên đang trở thành căn bệnh trầm kha của phim truyền hình Việt. Các nhà làm phim hãy tưởng tượng mình là trẻ con chứ không nên bắt trẻ con phải cố gắng tưởng tượng chúng là người lớn.
Tới vấn đề nhạc phim
Phim truyền hình Việt trong vài năm trở lại đây không có nhiều ca khúc chủ đề phim hay, phản ánh đúng nội dung phim. Nhạc sĩ Huy Tuấn từng nói: "Viết nhạc cho phim cũng chính là làm đạo diễn lần thứ hai." Điều đó cho thấy sức lan tỏa mà âm nhạc mang tới cho một bộ phim là rất lớn.
Có nhiều bộ phim rơi vào quên lãng nhưng ca khúc nhạc nền lại có một đời sống dài lâu. Với quy trình làm phim nhanh như hiện nay thì việc dành thời gian đầu tư cho phần nhạc phim cũng không có nhiều, đi cùng đó là chất lượng nhạc phim cũng vừa phải, không có gì nổi bật. Việc sử dụng nhạc không chuẩn, thậm chí bừa bãi, không hợp với từng trường đoạn, cảnh phim vẫn diễn ra đều đặn trong phim truyền hình. Đó là còn chưa nói đến việc đạo nhạc nước ngoài, lấy cả nhạc thường dùng làm nhạc nền trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật để lồng ghép vào phim khiến phim Việt cứ lung tung và không đi theo một mô - tip cụ thể nào.
Bài hát Vệt nắng cuối trời trong bộ phim cùng tên dù được nhiều người yêu thích bởi giai điệu khá dễ nghe, chạm vào được tâm tư của nhân vật, diễn tả khá tốt câu chuyện của phim nhưng đôi khi cũng được dùng rất vô lý và phô. Mỗi trường đoạn Tuệ Lâm đau đớn trong cơn say, trong nỗi buồn chia ly, mất mát hay đơn giản chỉ là những đoạn nhân vật đi dạo, vui chơi rất lãng mạn thì ca khúc này cũng vang lên như để minh họa nhạc chạy theo hình. Có những tập phim bài hát này được sử dụng tới 3-4 lần khiến khán giả cảm thấy không thoải mái.
Còn những bộ phim phía Nam sản xuất, phần âm nhạc được giao hẳn cho một nhạc sĩ, ca sĩ tên tuổi sáng tác thành một chuỗi ca khúc khác nhau để sử dụng cho phim. Tuy nhiên nhiều quá hóa loạn, các bài hát cứ vô tư ngân nga mà chẳng cần biết đoạn này có sử dụng được không hay trường đoạn kia phải cho nhạc như thế nào. Chính điều đó đã tước đi của bộ phim ấy giá trị cũng như để có thể giúp người xem đồng điệu hay thăng hoa với mỗi cảnh ngộ của nhân vật.
Từ những lỗi nhỏ khi cộng hưởng lại thì trở thành lỗi lớn khiến khán giả có thể quay lưng lại với phim Việt. Mong rằng sắp tới khán giả sẽ nhìn thấy những sự thay đổi tích cực và sự đầu tư hợp lý của các nhà làm phim với chính những đứa con thân yêu sản phẩm nghệ thuật của mình.
Khán giả choáng ngợp với những ngôi biệt thự đủ kiểu, đủ màu sắc và phong cách khác nhau được tận dụng, khoe tối đa trên phim. Chưa rõ ai là người khởi xướng phong trào làm phim với bối cảnh nhà giàu và đẹp quá mức tưởng tượng như hiện nay, nhưng hầu hết những bộ phim lên sóng các đài truyền hình đều khiến người xem dễ dàng bắt gặp bối cảnh được sử dụng làm nơi ăn, chốn ở cho các nhân vật thật đặc biệt và ngày càng giàu sang.
Cảnh phim “Ngôi nhà hạnh phúc”. |
Một số phim không nhất thiết phải sử dụng bối cảnh quá sang trọng nhưng đạo diễn vẫn cố tình lạm dụng khiến nó "vênh" hẳn với nội dung, số phận nhân vật. Trong Ngôi nhà hạnh phúc, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho nhân vật Minh Minh và Vương Hoàng sống trong một ngôi biệt thự siêu đẹp, siêu hiện đại khiến bao khán giả phải trầm trồ. Nhưng khi nghe Minh Minh đôi co với Vương Hoàng về tiền lương mà cô được nhận để chuộc lại ngôi nhà đó, không ít người phải lắc đầu thán phục trí tưởng tượng "ngây ngô" của đạo diễn. Với hai triệu đồng mỗi tháng, không biết bao giờ Minh Minh có thể lấy lại được ngôi nhà ấy từ tay của chàng diễn viên trẻ?
Bộ phim Cầu vồng tình yêu đang phát sóng trên kênh VTV3, nơi ăn chốn ở của các nhân vật cũng được coi là giàu có toàn diện, đồng đều. Bối cảnh đẹp khiến khán giả "thích con mắt" nhưng không khiến họ hài lòng. Thực tế cho thấy bối cảnh phim Việt đang bị rơi vào căn bệnh chung giàu có, lộng lẫy nhưng không đúng, không thuyết phục người xem. Điều quan trọng nhất với bối cảnh một bộ phim là phải thực sự tìm được tiếng nói chung với số phận của nhân vật, phải là những thước phim phản ánh muôn mặt của đời sống thực đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
Với mảng hoá trang, cũng có nhiều điều để bàn. Giờ đây, người ta không gọi khâu làm đẹp bên ngoài cho nhân vật là hóa trang mà biến dạng nó thành trang điểm cho diễn viên. Hai khái niệm nghe qua có vẻ giống nhau nhưng lại khác nhau về mặt bản chất. Không phân biệt đúng giữa hóa trang và trang điểm nên nhân vật trong phim chỉ cần xinh hơn, trẻ hơn chứ không cần phù hợp với hoàn cảnh, trạng thái tâm lý, thời gian xuất hiện.
Một cô gái nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn, lận đận lên thành phố tìm việc, một cô gái thành phố giàu có, một quý bà sang trọng... đều được trang điểm gần như giống nhau từ màu mắt, phấn má cho tới son môi... Thậm chí khán giả còn bật cười vì những lỗi sơ đẳng trong khâu tạo hình nhân vật của một số phim truyền hình, như diễn viên đóng cảnh ốm đau liệt giường, buổi sáng thức giấc vẫn còn ngái ngủ nhưng gương mặt đã dày phấn son không phải là hiếm xảy ra. Nhân vật ốm, bệnh tật, khỏe mạnh, đau đớn, hạnh phúc, ngày, đêm đều được trang điểm tương tự như nhau.
Ẩu từ lời thoại đến nhạc phim
Đạo diễn Lê Hoàng thẳng thắn chia sẻ những bộ phim truyền hình làm cho teen của Việt Nam xem xong thấy mắc cười, lời thoại dở, dài dòng, khi thì quá hàn lâm, lúc lại quá ngu ngơ. Các bạn trẻ không cảm được nhân vật nên luôn cố gồng mình lên để diễn. Đó dường như là một nhận xét đúng không chỉ trong trường hợp những bộ phim được thực hiện dành riêng cho lứa tuổi ômai của Việt Nam mà còn đúng với cả những bộ phim có sự tham gia diễn xuất của diễn viên nhí.
Các biên kịch, đạo diễn dường như bỏ qua việc đầu tư cho diễn xuất, lời thoại của nhiều nhân vật nhỏ tuổi trong phim. Lời thoại không phù hợp nên các em diễn bị "đơ", gương mặt thiếu biểu cảm khiến người xem có cảm giác giả tạo. Trong Cuồng phong của Bùi Huy Thuần, cứ đến trường đoạn con gái của Phượng đối thoại với mẹ thì khán giả thấy gương mặt cô bé không hề có bất cứ biến đổi tâm lý nào dù bé sở hữu vẻ ngoài rất xinh xắn.
Đạo diễn còn khiến diễn viên nhí này vào vai một bà già mang gương mặt trẻ con khi để em thể hiện cái gì cũng biết, cũng lo và cũng nghĩ nhưng toàn những điều chẳng phù hợp với độ tuổi. Màn diễn của diễn viên nhí trong phim như màn trả bài của cả hai nhân vật khi đối thoại với nhau chứ không phải là khắc họa tình cảm mẹ con đang ở trong một hoàn cảnh rất nguy hiểm.
Không cảm xúc, gồng mình để diễn cho xong là những điều người xem vẫn nhận xét về khả năng nhập vai và sự thiếu cẩn trọng của các nhà làm phim, khi để "đất" của diễn viên nhí bị "xâm lấn" và ảnh hưởng quá nhiều từ các nhân vật già hơn, lớn tuổi hơn. Lỗi bắt diễn viên nhí phải già trước tuổi, đánh mất sự ngây thơ, hồn nhiên đang trở thành căn bệnh trầm kha của phim truyền hình Việt. Các nhà làm phim hãy tưởng tượng mình là trẻ con chứ không nên bắt trẻ con phải cố gắng tưởng tượng chúng là người lớn.
Tới vấn đề nhạc phim
Phim truyền hình Việt trong vài năm trở lại đây không có nhiều ca khúc chủ đề phim hay, phản ánh đúng nội dung phim. Nhạc sĩ Huy Tuấn từng nói: "Viết nhạc cho phim cũng chính là làm đạo diễn lần thứ hai." Điều đó cho thấy sức lan tỏa mà âm nhạc mang tới cho một bộ phim là rất lớn.
Có nhiều bộ phim rơi vào quên lãng nhưng ca khúc nhạc nền lại có một đời sống dài lâu. Với quy trình làm phim nhanh như hiện nay thì việc dành thời gian đầu tư cho phần nhạc phim cũng không có nhiều, đi cùng đó là chất lượng nhạc phim cũng vừa phải, không có gì nổi bật. Việc sử dụng nhạc không chuẩn, thậm chí bừa bãi, không hợp với từng trường đoạn, cảnh phim vẫn diễn ra đều đặn trong phim truyền hình. Đó là còn chưa nói đến việc đạo nhạc nước ngoài, lấy cả nhạc thường dùng làm nhạc nền trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật để lồng ghép vào phim khiến phim Việt cứ lung tung và không đi theo một mô - tip cụ thể nào.
Bài hát Vệt nắng cuối trời trong bộ phim cùng tên dù được nhiều người yêu thích bởi giai điệu khá dễ nghe, chạm vào được tâm tư của nhân vật, diễn tả khá tốt câu chuyện của phim nhưng đôi khi cũng được dùng rất vô lý và phô. Mỗi trường đoạn Tuệ Lâm đau đớn trong cơn say, trong nỗi buồn chia ly, mất mát hay đơn giản chỉ là những đoạn nhân vật đi dạo, vui chơi rất lãng mạn thì ca khúc này cũng vang lên như để minh họa nhạc chạy theo hình. Có những tập phim bài hát này được sử dụng tới 3-4 lần khiến khán giả cảm thấy không thoải mái.
Còn những bộ phim phía Nam sản xuất, phần âm nhạc được giao hẳn cho một nhạc sĩ, ca sĩ tên tuổi sáng tác thành một chuỗi ca khúc khác nhau để sử dụng cho phim. Tuy nhiên nhiều quá hóa loạn, các bài hát cứ vô tư ngân nga mà chẳng cần biết đoạn này có sử dụng được không hay trường đoạn kia phải cho nhạc như thế nào. Chính điều đó đã tước đi của bộ phim ấy giá trị cũng như để có thể giúp người xem đồng điệu hay thăng hoa với mỗi cảnh ngộ của nhân vật.
Từ những lỗi nhỏ khi cộng hưởng lại thì trở thành lỗi lớn khiến khán giả có thể quay lưng lại với phim Việt. Mong rằng sắp tới khán giả sẽ nhìn thấy những sự thay đổi tích cực và sự đầu tư hợp lý của các nhà làm phim với chính những đứa con thân yêu sản phẩm nghệ thuật của mình.
(Theo NĐT)
.