Thứ Năm, 19/07/2012, 15:31 [GMT+7]
.
.

Đàn ông như "cây gỗ mục"

(Cân đàn ông)- Tất cả những tật xấu của đàn ông chồng tôi đều “hội tụ”. Bố tôi cũng thế, cũng “hội tụ” đủ những tật xấu... nên phụ nữ lấy chồng chỉ đề xã hội đỡ dèm pha


Là một người phụ nữ có chồng là người đàn ông Việt đôi khi tôi cũng thấy chạnh lòng, khi mà gần đây trên hầu hết các trang báo mạng, diễn đàn,... đều cho đăng những bài viết  nói về sự non yếu và kém cỏi về những người đàn ông Việt của chúng ta.

Là một người vợ có chồng là người Việt, là một người con có bố là người đàn ông Việt. Là một người con thuộc dòng giống người Việt tôi cũng buồn lắm, cũng đau lắm khi ai đó chê dân tộc mình, chê những người sinh ra mình.

Nhưng cũng không vì thế mà tôi phủ nhận những ý kiến cho rằng đàn ông Việt non kém về sex như Michiyo Phạm Ngà phát biểu, và gia trưởng, kém thông minh và không ga lăng như bạn gái Quachthutrang nói.

Vì tất cả những tật xấu này chồng tôi đều “hội tụ”. Bố tôi cũng thế, cũng “hội tụ” đủ những tật xấu như những người đàn bà khác đã phản ánh.

Đàn ông Việt - những câu gỗ mục suốt ngày nhậu và nhậu.
Đàn ông Việt - những câu gỗ mục suốt ngày nhậu và nhậu.

Thú thật với tất cả mọi người tôi được sinh ra trong một gia đình nhà giáo, bố tôi là một người có học thức hẳn hoi. Nhưng cũng chẳng để làm gì khi cái thời buổi đói kém cơm không đủ no, áo không đủ mặc... nên tất cả mọi sinh hoạt trong gia đình đều do đôi vai gầy của mẹ gánh vác, lo toan cả.

Đã vậy tuần nào, tháng nào ông cũng tổ chức gặp gỡ bạn bè để nhậu nhẹt, bù khú đàm luận về vài ba chữ nghĩa dở hơi theo kiểu “trọc phú đòi làm sang”. Không những thế, trong con mắt của ông mẹ con tôi chỉ là kẻ dốt nát, thất học và như một người ở không hơn không kém.

Và để tránh gặp phải tình trạng như thế nên khi lấy chồng tôi đã chọn cho mình một người đàn ông ít chữ nghĩa hơn, đặc biệt là không có tính gia trưởng và thói chơi “trọc phú” như người bố của tôi... để mong sao tôi đỡ khổ sở, lam lũ như mẹ của mình.

Nhưng ai có thể ngờ rằng chính anh ta lại là một kẻ vũ phu có hạng và luôn là tâm điểm của những trò bạo lực gia đình... Không những thế khi gần đây gia đình tôi có chút của ăn của để thì anh lại sinh thêm cái thói ăn chơi gái gú và cờ bạc rượu chè.

Ngay cả bạn bè tôi và cả các đồng nghiệp của tôi ở cơ quan cũng vậy, điểm mặt hết cũng chẳng tìm được một người đàn ông ra hồn, tất cả mọi người đều không bệnh nọ thì tật kia chứ chẳng thể ngon lành cành đào như những gì người ta vẫn nghĩ.

Vậy nên nhiều khi tôi nghĩ là phụ nữ Việt Nam có người đàn ông trong nhà chỉ để tô điểm cho "oai" thôi , cho có chồng để bằng chị bằng em, để xã hội họ không dèm pha, dị nghị thôi,...chứ chẳng có thể đỡ đần được gì trong mối quan hệ xã hội và nỗi no kinh tế gia đình.

Phụ nữ chúng tôi vẫn khổ lắm, bởi nếu không có người đàn ông được gọi là chồng thì sẽ chẳng bao giờ được xã hội coi trọng... không những thế họ lại còn trở nên xấu xa hơn rất nhiều từ những lời đàm tiếu, dè bỉu xung quanh, thế nên mới phải lấy chồng, để cho bố mẹ yên tâm, xã hội ít để ý.

Thế nên chúng tôi mới lấy chồng, chứ không thì đã chẳng ai lấy mấy "cây gỗ mục" ấy  về để làm dâu, để làm ô sin cho nhà chồng đâu. Các anh đừng tưởng hay mà muốn nói gì thì nói.

Nhuhong...

;
.
.
.