Thứ hai, 23/07/2012 09:44
23/07/2012 | 06:36

Ngám ngẩm những cô vợ đã lười còn dẻo mỏ

“Bát ăn xong cô ấy để nguyên trên bàn. Vỏ bánh, vỏ kẹo, vỏ lon nước ngọt la liệt trên ghế, trên sàn nhà thì vương vãi đầy giấy ăn. Cô ấy không bao giờ có ý định rửa bát. Nếu mình quát, cô ấy khóc lóc om sòm, quy tội là mình hết yêu cô ấy” – anh Phong lắc đầu kể.

“Bát ăn xong cô ấy để nguyên trên bàn. Vỏ bánh, vỏ kẹo, vỏ lon nước ngọt la liệt trên ghế, trên sàn nhà thì vương vãi đầy giấy ăn. Cô ấy không bao giờ có ý định rửa bát. Nếu mình quát, cô ấy khóc lóc om sòm, quy tội là mình hết yêu cô ấy” – anh Phong lắc đầu kể.

Đến quần áo cũng lười cho vào máy giặt

Mới cưới vợ được hơn 3 tháng anh Hiếu (Hoàng Mai, Hà Nội) đã ngán ngẩm với cô vợ trẻ vì quá lười. Anh Hiếu bảo vợ anh không có khái niệm “việc nhà”. Đi làm về là cô không động chân động tay vào bất cứ việc gì.

Anh kể: “Việc đơn giản như giặt quần áo, quét nhà vợ mình cũng không chịu động chân tay. Cứ đến giờ đi làm là cô ấy đem đồ bẩn về nhà bố mẹ đẻ vì ở đó có người giúp việc giặt hộ”.

 

Anh Hiếu bảo gia đình anh cũng khá giả, nhưng bố mẹ không thích thuê người giúp việc nên việc nhà trong gia đình chia đều cho tất cả mọi người. Mẹ anh quán xuyến việc lo cơm nước, thông cảm với vợ nên anh cũng thường xuyên rửa bát. Còn vợ anh không chịu động tay vào bất cứ việc gì, ngay cả việc cho quần áo bẩn vào máy giặt rồi lôi ra phơi vợ cũng lười.

“Dù tôi đã to nhỏ khuyên bảo vợ nhưng vợ vẫn không chịu. Thế nên chuyện mẹ chồng nàng dâu xảy ra thường xuyên. Tôi chả biết phải làm thế nào nữa”, anh Hiếu ngán ngẩm.

Anh Trường (Quan Hoa, Cầu Giấy) cũng ấm ức vì cô vợ lười không để đâu hết của mình. Từ khi có bầu, Hảo (vợ anh) càng được thể làm mình làm mẩy. Mẹ đẻ anh vốn là người cần mẫn, ngay cả khi có con dâu, bà cũng không quen ngồi rỗi. Bố anh là người chồng hay làm. Bản thân anh được cha mẹ “huấn luyện” từ nhỏ nên không nề hà việc nhà.

Ban đầu, Hảo rất chăm việc nhưng chỉ một thời gian ngắn, được nhà chồng chiều chuộng, cô lười đi trông thấy. Hôm mẹ chồng ốm, bố chồng dậy sớm đi chợ, cơm nước trong khi con dâu hầu như không động tay vào việc gì. Thấy vợ như thế, anh Trường phát ngượng và bức xúc nhưng nếu góp ý vợ anh lại than mệt mỏi.

“Vợ tôi có đi chợ thì cũng chỉ mua đồ ăn vặt cho mình thôi. Vào bếp cũng chỉ nấu món gì mình thèm chứ bố mẹ thế nào, cô ấy mặc kệ. Đi làm về là cô ấy ở rịt trên phòng, chờ bố mẹ gọi ăn cơm mới xuống” – anh Trường khó chịu nói.

Đến tháng thứ 7, Hảo xin nghỉ hẳn việc đế sinh con. Cô thường xuyên ngủ dậy muộn, tự lo bữa sáng rồi đi học lớp dành cho bà bầu. Bức xúc quá, anh Trường mắng vợ gay gắt thì bố mẹ anh lại can ngăn, bảo vệ con dâu đang bầu bí.

Đã lười còn “dẻo mỏ”

Anh Phong (Ba Đình, Hà Nội) ngán ngẩm cô vợ trẻ, kém anh 12 tuổi chỉ sau gần 3 tháng sống chung. Nguyên do là vì vợ anh quá lười.

“Tôi là người chiều vợ, sẵn sàng đáp ứng tất cả những gì cô ấy đòi. Thậm chí tôi còn tự nguyện rửa bát, đi chợ, thổi cơm... để vợ an nhàn, rảnh rỗi” – Anh Phong cho biết. Tuy nhiên, điều anh Phong không ngờ là vợ anh “được đằng chân, lân đằng đầu”.

Có lần, anh Phong đi ăn cưới em trai người bạn ở Bắc Ninh. Vợ anh ở nhà cả ngày nhưng vùi đầu vào xem phim trên mạng, nhà cửa bẩn thỉu cũng không thèm dọn.

“Bát ăn xong cô ấy để nguyên trên bàn. Vỏ bánh, vỏ kẹo, vỏ lon nước ngọt la liệt trên ghế, trên sàn nhà thì vương vãi đầy giấy ăn. Cô ấy không bao giờ có ý định rửa bát. Nếu mình quát, cô ấy khóc lóc om sòm, quy tội là mình hết yêu cô ấy” – anh Phong lắc đầu kể.

Còn vợ anh Đạt (Cầu Giấy, Hà Nội) thuộc mẫu phụ nữ lười nhưng nịnh chồng rất khéo. Nên mỗi lần nàng nấu cơm, anh thường thích loanh quanh bên cạnh, trò chuyện ríu rít và tất nhiên, không ngại thành tay sai vặt của vợ. Có khi, anh phải chóng mặt vì những “mệnh lệnh” của vợ: “Anh, nhặt cho em củ hành, nồi canh sắp sôi rồi” hoặc “Dầu rán hết rồi, anh cầm tiền ra ngoài mua cho em chai khác”…

Anh mua kiểu gì, loại gì cũng được vợ khen chứ không bao giờ bị chê. Ngay cả cái nồi kho cá anh rửa chưa sạch, vợ vẫn tâm lý cười bảo: “Eo ôi, còn xót lại mẩu xương hóa thạch này, anh rửa lại nhé”. Thế là, anh “cung cúc” làm theo lời chỉ dẫn của vợ.

 

Khi vợ sinh con, trình độ nội trợ có “đẳng cấp” thì việc nhà đã gần như nằm cả trong tay anh. Đi làm về, anh lao vào giặt giũ, cơm nước thì vợ thỏ thẻ: “Em phải kiêng. Sau này hết thời gian kiêng cữ, em sẽ làm giúp anh”.

Tuy nhiên, lúc con lớn hơn một chút, anh Đạt cũng không đỡ nhàn. Vợ anh cho con ăn được một chút thì quát tháo ầm ĩ rồi càu nhàu: “Để bố cho ăn đi”; tắm cho con được một chút thì to tiếng om sòm rồi bảo: “Anh quen thì tắm cho con đi”…

Đi làm về, vừa bước chân đến cửa là anh nghe vợ nhắc: “Anh thay đồ thì cất luôn quần áo nhé”. Có hôm bận họp, mãi 7h tối mới về thì nhiệm vụ cất quần áo, vợ anh vẫn dành riêng cho chồng, còn mình vì thảnh thơi xem tivi dù gửi được con cho bà ngoại.

Giúp vợ vô tư, không chút nề hà nhưng càng ngày, anh Đạt càng thấy vợ anh cứ ỷ lại vào chồng. Anh có cảm giác, vợ như khách trọ, chẳng buồn động chân tay vào việc gì mà cứ chờ thấy mặt chồng là… sai.

Anh có góp ý thì vợ giận: “Sao anh cứ so đo chuyện thiệt hơn? Anh làm việc thì em cũng làm việc chứ”. Nhưng lúc tỉnh táo, anh lại băn khoăn: “Hình như mình làm 3 phần, vợ mới làm 1 phần”. Chán cảnh bị thiệt thòi, anh Đạt muốn thay đổi vợ nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để hạnh phúc không rạn nứt.

Theo Vietnamnet

 

 

  • Tin nổi bật
  • Tin đọc nhiều nhất