Nhà báo Tom Hewitson của tờ Lonely Planet đã đưa ra một số so sánh thú vị về những bức tranh cổ động ở Việt Nam giữa hai thời kỳ: trước năm 1975 và ngày nay.
Trước năm 1975, kẻ thù lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Bởi vậy, chính quyền đã truyền cảm hứng cho người dân bằng rất nhiều bức tranh cổ động mang nội dung chống Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước.
Ngày nay, kẻ thù hiện hữu đối với Việt Nam là các tệ nạn xã hội. Trên đường phố xuất hiện nhiều bức tranh với chủ đề bài trừ các loại tệ nạn, ví dụ như trong bức tranh ở trên là nạn buôn người.
Trước năm 1975, vấn đề lớn nhất trong nông nghiệp việt nam là sản xuất đủ lương thực thực phẩm để phục vụ nhu cầu người dân và quân đội. Với thời kỳ này, những bức tranh cổ động như “Lúa tốt, lợn béo, gà đàn” ở trên rất phổ biến.
Ngày nay, Việt Nam đã là một quốc gia xuất khẩu nông nghiệp có vị trí trên thế giới. Việc bảo đảm an ninh lương thực phẩm không còn là một vấn đề quá hóc búa như thời ký trước. Thay vào đó, nền nông nghiệp tập trung giải quyết nhiều vấn đề khác như nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phòng ngừa các dịch bệnh…
Trước đây, nền kinh tế Việt Nam được quản lý theo mô hình kế hoạch tập trung, với các kế hoạch định kỳ 5 năm. Một trong những định hướng quan trọng của Việt Nam thời kỳ này là xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới, với nòng cốt là các thanh niên xung phong.
Ngày nay, các kế hoạch 5 năm và hình ảnh người thanh niên xung phong đã thuộc về quá khứ. Việt Nam hiện tại đang theo đuổi một nền kinh tế thị trường theo xu hướng công nghiệp và hiện đại, trong một mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế thế giới. Nếu như vào thời kỳ trước, nền kinh tế Việt Nam bị coi là trì trệ thì hiện nay được coi là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới.