>> Bí quyết làm nở ngực của Dương Quý Phi
>> Tiết lộ khiếm khuyết cơ thể của tứ đại mỹ nhân
>> Vì sao Dương Quý Phi không được sắc phong ngôi Hậu?
>> Ly kỳ chuyện ngoại tình của các hoàng hậu
Dương Quý Phi – cung phi tuyệt sắc của Đường Minh Hoàng - được liệt vào hàng tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cổ đại. Vẻ đẹp làm hoa cũng phải thẹn của nàng luôn khiến bậc đế vương ngất ngây, mê đắm. Triệu Phi Yến nhờ vẻ đẹp mong manh, kiều diễm với thân hình nhẹ tựa chim yến và tài múa hát đệ nhất thiên hạ cũng nhanh chóng chiếm trọn trái tim Hán Thành đế và leo lên đỉnh chóp bu của danh giá và quyền lực. Hai người họ đều nổi tiếng bởi nhan sắc khuynh quốc khuynh thành, bởi những ảnh hưởng sâu sắc tới đấng quân vương lẫn triều dã. Ngoài điểm chung được nhà vua sủng ái, cưng nựng như báu vật hoàng cung, Dương Quý Phi và Triệu Phi Yến còn chịu chung phận bạc – không con không cái.
Triệu Phi Yến và tiếng xấu bạc phúc vô sinh
Theo những ghi chép của sử sách, để có làn da trắng nõn mềm mượt và tỏa ngát hương thơm, mỹ nhân họ Triệu thường nhét vào rốn một dạng thuốc viên có tên gọi “Hương cơ hoàn” (hay “Liễu đỗ niêm”) được pha chế theo công thức thần bí. Loại xuân dược này có thành phần chính là xạ hương, sâm Cao Ly, lộc nhung.
Khi nhét vào rốn, quả nhiên thuốc phát huy công dụng mạnh mẽ, khiến Triệu Phi Yến và em gái Hợp Đức luôn quyến rũ nhờ nước da nõn mượt và hừng hực sắc xuân. Nhưng nàng ta đâu ngờ, thần dược “Hương cơ hoàn” là con dao hai lưỡi. Chất độc trong thuốc, đặc biệt là xạ hương, tích lâu ngày trong người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Hậu quả nhãn tiền, Triệu Phi Yến vì muốn làm đẹp đã phải hy sinh đường con cái, để rồi suốt đời chỉ lo bày mưu tính kế giết hại phi tần, mỹ nữ đang mang long thai.
|
Còn xét theo kiến thức y học hiện đại, người phụ nữ quá gày gò, lượng mỡ không đủ dễ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết, dẫn tới chứng vô sinh. Lúc này, buồng trứng khó tiết ra lượng oestrogen theo chỉ số bình thường, thậm chí vòng kinh rối loạn hoặc có hiện tượng bế kinh. Theo các số liệu thống kê, có tới 6% bệnh nhân vô sinh là do thể trọng quá nhẹ.
Cho tới nay, dân gian Trung Quốc hãy còn lưu truyền câu “Hoàn phì, Yến sấu” (ý chỉ Dương quý phi béo, Triệu Phi Yến gầy) để chỉ sự đối nghịch về hình thể của nhị đại mỹ nhân. Chiếu theo nghĩa ấy, Triệu Phi Yến vốn nổi tiếng thiên hạ bởi sắc đẹp và vóc dáng mong manh, nhẹ nhàng tựa chim yến. Vẻ đẹp hao gầy khiến nàng có thể uyển chuyển như bay như lượn trong từng điệu múa, nên được gọi là Phi Yến. Dần dần, người đời quên mất tên thực của mỹ nhân họ Triệu (tức Triệu Nghi Chủ), mà chỉ quen nhắc nhớ tới nàng với mỹ danh Phi Yến. Vẻ mong manh gió thổi bay của Triệu Phi Yến vừa là con át chủ bài thu phục trái tim mềm yếu của hoàng đế nhà Hán, nhưng cũng là liều thuốc độc chặn đứng đường sinh nở của tuyệt sắc giai nhân.
Dương Quý Phi với nỗi đau “Hoàn phì”
Trái ngược với vẻ mong manh, hao gầy của Triệu Phi Yến, Dương Quý Phi lại được ca tụng là người đẹp “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Nhan sắc của nàng không chỉ nức tiếng trong thiên hạ, mà còn đi vào thi ca. Lý Bạch từng cao hứng ngợi ca Dương Quý Phi trong bài “Thanh bình điệu”: “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng. Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến, Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng”. (Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.- Ngô Tất Tố dịch).
Tương truyền, thuở mới vào cung, Dương Ngọc Hoàn có lần cùng các cung nữ tới ngự hoa viên thưởng hoa tiêu sầu. Trông thấy cánh hoa đẹp, nàng bèn đưa tay vuốt nhẹ, khiến hoa thu mình, khép lá. Một cung nữ trông thấy cảnh tượng vi diệu ấy và từ đó, câu chuyện về vẻ đẹp "tu hoa" (khiến hoa phải hổ thẹn) của Dương Ngọc Hoàn được lan truyền khắp chốn hậu cung. Đường Minh Hoàng nghe tiếng, bèn triệu nàng vào diện kiến rồi mê mẩn đắm say, giữ lại cho riêng mình. Ít ai ngờ, loài hoa mà mỹ nhân vô tình chạm phải là hoa trinh nữ, chỉ cần tiếp xúc nhẹ cũng khiến hoa thu mình, lá khép lại e ấp như nàng thiếu nữ ngại ngùng.
Nhưng sự sủng ái của Đường Minh Hoàng dành cho Dương Quý Phi đâu chỉ bởi nhan sắc. Một số ghi chép lý giải, chính bởi thân thể đẫy đà, Ngọc Hoàn bước đi vài nhịp đã thở liên hồi, thân đẫm mồ hôi. Nhưng dáng vẻ tròn trịa ấy lại khiến hoàng đế mê đắm không rời. Vào thời Đường Huyền tông, vẻ nảy nở, đầy đặn luôn được xem là chuẩn mực của cái đẹp và biểu tượng cho sức khỏe dồi dào, viên mãn ở người phụ nữ. Khi kết mối lương duyên với mỹ nhân Ngọc Hoàn, Đường Huyền tông đã ngoại lục tuần. Đêm đêm, nhà vua đều ôm ấp thân thể ngọc ngà, nảy nở của ái phi để sưởi ấm cho mình. Dù trong cung đã có Hoa Thanh trì với làn nước ấm nóng, nhưng cơ thể Dương Quý Phi mới là thứ báu vật trời cho. Da thịt mềm mại và hơi ấm lan tỏa trên cơ thể mỹ nhân tựa như làn suối nóng bao bọc, chở che cho long thể đang phải chống chọi với tuổi già của hoàng đế.
Theo dã sử Trung Quốc, Dương Quý Phi cao 1m 64, nặng 69 kg; cũng có quan điểm cho rằng, mỹ nhân này cao 1m55, nặng 60 kg. Ngay thi nhân Bạch Cư Dị, trong bài “Trường hận ca” tuy không nói rõ nhưng cũng có câu thơ hàm ý mô tả vẻ đẫy đà của nàng: “Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi” (ý chỉ nước suối nóng chảy trôi mỡ tụ).
Cũng như Triệu Phi Yến, thân hình mập mạp là liều thuốc vừa bổ vừa độc với Dương Quý Phi. Dù được vua yêu chiều, sủng ái nhờ vẻ ngoài đầy đặn ấy, nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến mỹ nhân nhà Đường phải mang mỗi tủi buồn - không con không cái suốt đời. Thời còn thắm nghĩa phu thê với Hoàng Thọ vương Lý Dục - con thứ 18 của Đường Huyền Tông - cả hai đều phơi phới thanh xuân, đều trong độ chín của tuổi sinh nở, nhưng mãi chẳng có tin mừng. Xét theo góc độ y học, quá béo không chỉ ảnh hưởng tới thể trạng, mà còn “uy hiếp” cả tử cung, dễ dẫn tới ung thư nội mạc tử cung. Nguyên nhân của chứng bệnh này có liên quan mật thiết tới nội tiết tố nữ oestrogen.
Ở người phụ nữ béo, tổ chức mỡ khiến nội tiết tố androgen có trong máu biến chuyển thành một loại oestrogen đặc biệt, có thể gây ung thư.
Các nghiên cứu khoa học chỉ rõ, những cô gái quá phì nhiêu thường không có vòng kinh đều đặn. Khi kinh nguyệt bị rối loạn, cơ chế rụng trứng thất thường, không có progesterone ức chế tăng sinh nội mạc tử cung, dễ gây ra hiện tượng tăng sinh quá độ nội mạc tử cung. Đây là manh nha của chứng ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng đa nang.