Tào Tháo và Trương Phi thực ra là họ hàng?
Cập nhật lúc :7:22 PM, 12/08/2012
Tào Tháo và Trương Phi là hai kẻ thù không đội trời chung. Thế nhưng nhiều sử liệu lại cho thấy, họ có quan hệ họ hàng.

>> Công bố đồ vật có trong mộ thời Tam Quốc
>> Tào Tháo từ nhỏ đã háo sắc
>> Nàng dâu tuyệt sắc của Tào Tháo và số phận bi thảm
>> Sự thật khôi hài về chuyện kết nghĩa vườn đào trong Tam quốc
>> Tại sao Trương Phi mở mắt trừng trừng khi ngủ?

“Tam quốc chí", "Ngụy thư", "Vũ Đế kỷ” chú dẫn hai cuốn “Tào Man truyện” và “Thế ngữ”, chỉ rõ: Tào Tung – cha Tào Tháo, vốn mang họ Hạ Hầu, nhưng được hoạn quan Tào Đằng nhận làm con nuôi, nên nhận họ Tào. Vì vậy, xét theo huyết thống máu mủ, Tháo thực chất là hậu duệ của dòng họ này.

Tào Tháo.
Trong đám thuộc hạ thân tín của gian hùng Tào Tháo, Hạ Hầu Uyên - người Tiêu Quận, nước Bái (thuộc Dự châu), là đồng hương và được cho là anh em họ với Tào Tháo. Anh trai Uyên, tức Hạ Hầu Đôn, do vậy cũng chung huyết thống với chủ nhân của mình. Sự sủng ái và tin dùng của Tào Tháo dành cho anh em Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn càng cho thấy, dòng họ Hạ Hầu nắm thế bá chủ trong đội quân của Tào.

Trương Phi lại được mô tả trong “Tam Quốc diễn nghĩa” là người em kết nghĩa, là hổ tướng dũng mãnh của Lưu Bị. Ông quê ở Trác Quận (nay là Trác Châu, tỉnh Hà Bắc). Xét về gốc tích quê hương lẫn huyết thống dòng họ, Phi và Tháo chẳng chút liên quan. Tuy nhiên, giữa hai con người luôn xem nhau như thù địch ấy, đích thực có “dây mơ rễ má”.

Trong một bài viết đăng trên tờ Bắc phương tân báo vào tháng 11/2011, tình tiết này đã được “mổ xẻ” với những lập luận thú vị.

Trương Phi.

Vào năm Kiến An thứ 5 (tức năm 200 sau CN), cuộc đời của Trương Phi có bước chuyển ngoặt lớn nhờ lần gặp gỡ với cô gái của dòng họ Hạ Hầu. Theo ghi chép của một số sử liệu, vào năm ấy, Hạ Hầu thị hãy còn e ấp, trạc tuổi 13 -14. Trong một lần đi kiếm củi, nàng gặp Trương Phi. Sau đó, hai người nên duyên vợ chồng, sinh hạ được hai trai, hai gái. Cô nương này chính là cháu gái họ của Hạ Hầu Uyên – tướng yêu, đồng thời có quan hệ họ hàng với Tào Tháo.

Còn trong “Tam Quốc chí", "Ngụy thư", "Chư Hạ Hầu Tào truyện” lại chú dẫn “Ngụy lược”, kể rõ mối lương duyên của Phi và cô nương Hạ Hầu rằng: Năm Kiến An thứ 5 (năm 200 sau CN), Hạ Hầu Bá – con trai thứ của Hạ Hầu Uyên - có cô em họ tuổi chừng 13 -14 tung tú cầu kén chồng. Trương Phi chính là kẻ may mắn bắt trúng quả cầu. Tỏ tường thân phận của cô nương này, Phi quyết lấy làm vợ.

Dù lý giải theo tư liệu nào, thì giữa Trương Phi và Tào Tháo chắc chắn có chút dính dáng tới nhau. Tháo là anh họ của Hạ Hầu Uyên, Phi lại lấy cháu gái của Uyên. Xét về thứ bậc vai vế, Trương Phi đích thị là cháu rể của Uyên, cũng là cháu rể của gian hùng Tào Tháo.

Vì sao Trương Phi lại kết nghĩa phu phụ với Hạ Hầu thị? Ngoài chuyện tình cảm, đó có thể là nước cờ thông minh giúp người anh hùng phủ lên mình tiếng thơm danh giá về gia tộc. Nổi tiếng thiên hạ là một vị tướng tài ba, nhưng Trương Phi không có xuất thân sáng láng. Thời bấy giờ, vương triều Đông Hán lại được xem là một liên minh chính trị của các đại tộc danh giá. Vì vậy,  việc tiến cử quan viên phần đa đều tra xét cặn kẽ bối cảnh gia đình.

Tuy Hạ Hầu thị chỉ là kẻ nhặt củi kiếm sống, nhưng xuất thân của cô quả lấp lánh cao sang. Nếu Tào Tháo là hậu duệ của dòng họ Hạ Hầu, vậy thì Hạ Hầu thị cũng chính là cháu gái của kẻ gian hùng.

Bá phụ của nàng, tức Hạ Hầu Uyên, vốn là một hổ tướng dưới trướng Tào Tháo, làm tới chức Đốc quân hiệu úy. Người bác nữa của Hạ Hầu thị, tức Hạ Hầu Đôn, cũng vang danh thiên hạ là mãnh tướng anh hùng, bị mất mắt trái và có biệt danh Manh Hạ Hầu (Hạ Hầu mù). Tào gia hay Hạ Hầu gia chung quy cũng là anh em một nhà. Nếu xét theo nghĩa danh gia vọng tộc, quả nhiên, “tập đoàn” ấy xứng đáng được liệt vào hàng “máu mặt” lúc bấy giờ. Việc Trương Phi quyết định thành thân với Hạ Hầu thị, phải chăng còn xuất phát từ nguyên do này?

Tuy xuất thân cao quý, nhưng phu nhân của Phi lại có cuộc đời bất hạnh, khổ đau. Nàng là cô nhi, thuở bé đã gặp đại loạn Dự châu, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Tưởng rằng, số mệnh của Hạ Hầu thị sẽ sớm lụi tàn vì đói khát, may nhờ bá phụ Hạ Hầu Uyên giang tay cứu giúp, rồi đem về nuôi dưỡng, chăm chút như con ruột. Theo năm tháng, cô nương ấy lớn dần nhờ từng thìa cháo, bát canh được người bác chăm lo. Ngay từ nhỏ, Hạ Hầu thị đã hình thành tâm lý dựa dẫm, nương tựa vào những đấng nam nhi trưởng thành.

Năm 200 sau CN là thời kỳ nhiều sóng gió với Tào Tháo. Đúng vào thời điểm khó khăn ấy, quân Tào phải vất vả giao đấu cùng Viên Thiệu. Ai thắng, ai bại vẫn chưa tới hồi ngã ngũ. Đám thuộc hạ của Tháo nhiều kẻ có ý tháo chạy sang quân Thiệu. Anh em Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn đêm ngày lo chuyện chinh chiến. Ở nhà không còn ai chăm lo, Hạ Hậu thị đành phải ra ngoài nhặt củi kiếm sống. Gặp được hảo hán phong độ oai dũng như Trương Phi, mỹ nhân nhà Hạ Hầu cũng khó qua được ải anh hùng.

Bài đang đọc nhiều:
Đi khám mắt, bị bác sĩ bắt... cởi quần 
Chị vừa chia tay, em đã đòi hiến thân cho anh rể hụt
Tại sao Dương Quý Phi, Triệu Phi Yến dâm loạn mà khó thụ thai? 
Nàng Tây khỏa thân làm náo loạn đường phố 
Mẹo ‘tẩy’ sạch cao răng chỉ trong 5 phút 
‘Đàn bà 30 sex như sói, 40 như hổ’, tại sao?
Suýt ‘yêu’ nhầm bố chồng vì ăn mặc giống nhau
M.H (tổng hợp)
Ý kiến của bạn In bài này
Tư vấn
Nhiều người lầm tưởng iPad là một sản phẩm điện tử vô hại với sức khỏe con người. Trên thực tế, cường độ bức xạ của nó không hề thua kém một chiếc laptop, thậm chí ảnh hưởng tới chất lượng “tinh binh”, các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo.
Dành cho quảng cáo